Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022

Nguồn: Tetsushi Takahashi, “Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden chiếm trọn các trang nhất trên toàn cầu, truyền thông Trung Quốc lại đưa tin rộng rãi về một chủ đề khác trong tuần này: chuyến thị sát của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc lân cận.

Điểm dừng chân đầu tiên của ông Tập vào sáng thứ Hai (18/01/2021) là Nhà thi đấu Thủ đô ở quận Hải Điến phía tây bắc thành phố. Đây là một trong những địa điểm tổ chức Olympics mùa đông và Paralympics Bắc Kinh, dự kiến ​​khai mạc vào ngày 4 tháng 2 năm 2022.

Tại nhà thi đấu khi ấy có các vận động viên trượt băng nghệ thuật Trung Quốc đang tập luyện. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho biết ông Tập đã đến sân thi đấu và nói chuyện với các vận động viên và huấn luyện viên. “Xây dựng nền thể thao quốc gia mạnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt”, ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022”

Thế giới hôm nay: 04/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi thảo luận với Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito, nhà đàm phán chủ chốt của Đảng Cộng hòa về cơ sở hạ tầng, Tổng thống Joe Biden đã đề nghị hủy đề xuất tăng thuế suất doanh nghiệp chính của Mỹ từ 21% lên 28% để đổi lấy 1 nghìn tỷ đô la chi tiêu thêm cho cơ sở hạ tầng. Thay vào đó, ông Biden sẽ tăng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu từ 10,5% lên 15% để thanh toán cho dự luật cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của ông.

Chỉ số giá lương thực toàn cầu của Liên Hợp Quốc tăng tháng thứ 12 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong hơn một thập niên qua. Kể từ đầu đại dịch, hạn hán đã làm ảnh hưởng đến sản xuất cà phê và ngô ở Brazil, còn sản lượng dầu thực vật ở Đông Nam Á cũng chậm lại. Trong khi đó, tiêu thụ thịt tăng vọt ở Trung Quốc khi nền kinh tế phục hồi nhanh chóng đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc của nước này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/06/2021”

Thế giới hôm nay: 03/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lãnh đạo của các đảng Israel đối lập với thủ tướng Binyamin Netanyahu công bố thỏa thuận liên minh ngay trước thời hạn nửa đêm. Yair Lapid, người đứng đầu đảng Yesh Atid trung dung, và Naftali Bennett, người đứng đầu đảng cánh hữu quốc gia Yamina, đã hoàn thành thỏa thuận với sáu đảng khác để thành lập chính phủ tiếp theo.

Thượng viện Nga thông qua dự luật tạm thời cấm các nghị sĩ của các nhóm “cực đoan” ra tranh cử, một cách phân loại mà các tòa án nước này đang xem xét áp dụng cho Tổ chức Chống Tham nhũng của Alexei Navalny. Nhân vật đối lập nổi tiếng nhất của Nga đã ngồi tù kể từ tháng 1. Dmitry Gudkov và Andrei Pivovarov, hai đối thủ khác của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng bị bắt trong tuần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/06/2021”

Thế giới hôm nay: 02/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

WHO đã phê duyệt vắc xin covid-19 của Sinovac Biotech cho sử dụng khẩn cấp. Tổ chức này khuyến cáo tiêm CoronaVac, vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, cho người từ 18 tuổi trở lên, với liều thứ hai khoảng hai đến bốn tuần sau liều thứ nhất. Hơn 430 triệu liều của loại vắc-xin này đã được sử dụng. Chấp thuận của WHO sẽ cho phép đưa vắc-xin này vào COVAX, chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu.

Giáo hoàng Francis ban hành những thay đổi sâu rộng nhất trong 4 thập niên qua đối với bộ luật hình sự của Giáo hội Công giáo. Các cải cách này mở rộng luật nhà thờ để hình sự hóa hành vi ấu dâm trẻ vị thành niên và mở rộng định nghĩa lạm dụng tình dục để bao gồm cả xâm phạm người lớn. Mặc dù chính thức cho phép phụ nữ được làm thừa tác viên và giúp lễ từ đầu năm nay, nhưng Đức Giáo hoàng khẳng định họ không thể được thụ phong. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2021”

Thế giới hôm nay: 01/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra một loạt các biện pháp nhằm xử lý tình trạng già hóa dân số nhanh chóng, bao gồm cho phép sinh con thứ ba. Ban lãnh đạo đảng cũng quyết định tăng tuổi nghỉ hưu của đất nước để ngăn suy giảm lực lượng lao động của Trung Quốc, đồng thời cải thiện lương hưu và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

OECD đã tăng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay từ 4,2% lên 5,8%. Nếu năm sau thế giới tăng trưởng tiếp 4,4% thì GDP của hầu hết các nước sẽ khôi phục được mức tiền đại dịch vào cuối năm 2022. Tổ chức này cũng khuyên các chính phủ chuyển các chương trình kích thích khẩn cấp thành các chương trình đầu tư dài hạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2021”

Thế giới hôm nay: 31/5/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng đương nhiệm của Israel, Binyamin Netanyahu, có thể sắp phải mãn nhiệm. Sau khi ông không thể thắng đa số ghế quốc hội trong cuộc bầu cử tháng 3 vừa rồi, một người từng được ông bảo trợ, Naftali Bennett, sắp tập hợp được một liên minh rộng lớn nhưng nhiều mầm mống chia rẽ để lập chính phủ mới. Ông Netanyahu gọi tuyên bố của ông Bennett là “vụ lừa đảo thế kỷ”.

Cơ quan lập pháp Texas sắp thông qua một đạo luật bỏ phiếu mới cực kỳ hạn chế. Dự luật đã thông qua Thượng viện của bang chiến trường này vào sáng Chủ nhật và bây giờ sẽ được bỏ phiếu tại Hạ viện có đa số Cộng hòa trước khi được chuyển sang Thống đốc Greg Abbott, người dự kiến ​​sẽ ký nó thành luật. Tổng thống Joe Biden từng gọi dự luật này là “một cuộc tấn công vào nền dân chủ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/5/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ở phía bắc Công viên Cảnh Sơn của Bắc Kinh, ngay cạnh Tử Cấm Thành nơi các hoàng đế từng sinh sống, có một khu phố theo phong cách Trung Quốc truyền thống.

Ngày 17 tháng 1 năm 1992, một chiếc ô tô có cảnh sát hộ tống đã rời khỏi một căn nhà nổi tiếng ở cuối con hẻm nhỏ này, trên xe là nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, khi ấy 87 tuổi.

Như tạp chí Nan Feng Chuang (Nam Phong Song) của Trung Quốc kể lại, đoàn xe đi về phía nam rồi rẽ trái trên Đại lộ Trường An, một con đường lớn chạy hướng đông tây cắt mặt Thiên An Môn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình”

Thế giới hôm nay: 28/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã phản đối 1,7 nghìn tỷ đô la mà Tổng thống Joe Biden yêu cầu cho dự luật cơ sở hạ tầng của ông (con số ban đầu là 2,3 nghìn tỷ), và thay vào đó đề nghị gói nhỏ hơn trị giá 928 tỷ đô la. Đã nhiều tháng trôi qua kể từ khi ông Biden công bố dự luật, nhưng triển vọng thỏa thuận còn rất xa vời. Đặt trong bối cảnh đó, phần còn lại trong ngân sách của ông Biden – được cho là trị giá 6 nghìn tỷ đô la cho năm 2022 – có lẽ cũng sẽ gặp khó ở Quốc hội.

Hàng chục nghìn người đã phải sơ tán khỏi Goma, Congo, vì lo ngại núi Nyiragongo có thể phun trào trở lại. Ít nhất 32 người đã chết và hàng nghìn người mất nhà cửa khi núi lửa bắt đầu phun trào vào thứ Bảy. Hiện người ta e ngại về một vụ phun trào CO2, khi dung nham làm cho carbon dioxide hòa tan trong hồ tạo ra đám mây khí độc và có khả năng tạo sóng thần. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/05/2021”

Thế giới hôm nay: 27/5/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Amazon đồng ý chi 8,45 tỷ USD để mua Metro-Goldwyn-Mayer (MGM), một studio Hollywood. Đây là thương vụ mua lại lớn thứ hai từ trước đến nay của Amazon, và sẽ cho phép họ tiếp cận khoảng 4.000 bộ phim, gồm loạt phim James Bond và 17.000 chương trình truyền hình. Danh mục phim cũ của MGM sẽ rất có ích cho dịch vụ phát trực tuyến của Amazon, Prime Video, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các hãng khác như Netflix và Disney+.

Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu AstraZeneca phải bồi thường 10 euro (12 đô la) mỗi ngày cho mỗi liều vắc-xin covid-19 chưa được phân phối nếu công ty không giao thêm 20 triệu liều vào cuối tháng Sáu. EC đã đệ một đơn kiện pháp lý chống lại công ty dược phẩm này vì chỉ nhận được một phần nhỏ số vắc-xin trong hợp đồng. AstraZeneca cho biết đã thực hiện “những nỗ lực hợp lý nhất” để hoàn thành các mục tiêu giao hàng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/5/2021”

Thế giới hôm nay: 26/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, Thụy Sĩ, vào tháng tới. Họ đã có một vài tháng quan hệ lạnh nhạt. Ông Biden chỉ trích hành động gân hấn của Nga với Ukraine, vụ bắt giữ nhà lãnh đạo đối lập Alexei Navalny, và việc nước này can thiệp các cuộc bầu cử Mỹ. Tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Nga.

Svetlana Tikhanovskaya, một lãnh đạo đối lập Belarus lưu vong, nói một đoạn video quay Roman Protasevich, nhà báo vừa bị bắt cóc theo lệnh của Alexander Lukashenko, là bằng chứng cho thấy ông bị tra tấn. Trong video, ông Protasevich nhận tội tổ chức biểu tình phản đối chế độ bất hợp pháp của tổng thống Belarus. EU đã kêu gọi các hãng hàng không bỏ qua không phận nước này, và nhiều hãng đã làm theo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/05/2021”

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số: Tác động chính trị và chiến lược

Nguồn: Dylan MH Loh và Karyn Liow, “Digital Yuan: Politicisation of China’s CBDC”, RSIS Commentary, 21/05/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sức hút của tiền kỹ thuật số trên toàn cầu cũng như sự phát triển của tiền số tư nhân đã khiến các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới xem xét phát triển các loại tiền kỹ thuật số quốc gia. Hiện nay Trung Quốc đang dẫn đầu với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Cuộc chạy đua để ra mắt đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (central bank digital currency, hay CBDC) lớn đầu tiên trên thế giới và sự chính trị hóa loại tiền tệ này là hồi chuông báo hiệu khởi đầu một cuộc cạnh tranh mới giữa các nền kinh tế lớn.

Đại dịch COVID-19 đã tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi mạnh từ tiền mặt sang các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Trong bối cảnh tiền điện tử dần trưởng thành, điều này khiến các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới phải suy nghĩ nghiêm túc về việc phát hành các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ. Continue reading “Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số: Tác động chính trị và chiến lược”

Thế giới hôm nay: 25/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Angela Merkel kêu gọi đình chỉ các chuyến bay qua Belarus. Thủ tướng Đức sẽ gặp các nhà lãnh đạo EU khác tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu, nơi họ sẽ bàn cách phản ứng lại việc Belarus lấy lý do máy bay có bom — và điều máy bay chiến đấu — để buộc một máy bay thương mại đang trên đường bay tới Litva phải hạ cánh. Sau đó, nước này bắt giữ Roman Protasevich, một nhà báo thường xuyên chỉ trích Alexander Lukashenko, tổng thống Belarus từ năm 1994, người đã gian lận bầu cử hồi năm ngoái và đàn áp người biểu tình bằng vũ lực. Bà Merkel gọi lý do Belarus ép một máy bay thương mại hạ cánh là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Nửa triệu người đã được sơ tán khỏi đường đi của Bão Yaas, dự kiến ​​ đổ bộ vào miền đông Ấn Độ vào thứ Tư. Ấn Độ đang chịu đủ mọi khó khăn. Hồi tuần trước, không chỉ Bão Tauktae tấn công miền Tây Ấn Độ khiến ít nhất 155 người thiệt mạng, mà nước này còn ghi nhận số người chết vì covid-19 vượt quá 300.000 người vào ngày hôm qua (con số thực còn cao hơn). Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/05/2021”

Thế giới hôm nay: 24/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Belarus bị các lãnh đạo châu Âu lên án dữ dội sau khi nước này dùng chiêu dọa máy bay có bom để buộc một chiếc máy bay đang ở trong không phận của nước này phải hạ cánh xuống Minsk, giúp họ bắt giữ một nhà báo Belarus. Đây là máy bay của hãng Ryanair, đang bay từ Athens đến Vilnius ở nước láng giềng Lithuania. Roman Pratasevich đã bị bắt sau khi máy bay đáp xuống thủ đô Belarus. Ông thường chỉ trích Alexander Lukashenko, người tự tuyên bố là tổng thống vào năm ngoái sau khi gian lận trong cuộc bầu cử và đàn áp biểu tình của phe đối lập bằng bạo lực. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki gọi đây là “một hành động khủng bố nhà nước chưa từng có”.

Cư dân Goma, Cộng hòa Dân chủ Congo, thở phào nhẹ nhõm sau khi dòng dung nham từ vụ phun trào hôm qua của núi lửa Nyiragongo dừng lại ở rìa thành phố. Hàng ngàn cư dân đã phải di dời — một số đi về phía đông qua biên giới để đến Rwanda, còn những người khác đi về các vùng đất cao hơn ở phía tây. Một số ngôi nhà bị hư hại nhưng không có báo cáo thiệt mạng. Lần gần nhất ngọn núi này phun trào là năm 2002, giết chết 250 người và khiến 120.000 người mất nhà cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/05/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (15/01/21): Trung Quốc và ‘đồng minh’ Starbucks

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một bức thư ngày 6/1 – cùng ngày những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông vào Điện Capitol ở Washington – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên lạc với một người Mỹ nổi tiếng từng cân nhắc tranh cử chống lại Trump.

Ông Tập đã viết thư cho Howard Schultz, cựu chủ tịch của chuỗi cà phê Starbucks ở Hoa Kỳ, Tân Hoa Xã đưa tin hôm thứ Năm.

“Trung Quốc đã bắt tay vào một hành trình mới xây dựng toàn diện một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, sẽ mang lại không gian rộng lớn hơn cho các công ty từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Starbucks và các công ty Mỹ khác, để phát triển ở Trung Quốc”, ông Tập viết. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/01/21): Trung Quốc và ‘đồng minh’ Starbucks”

Thế giới hôm nay: 21/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nội các Israel được cho là đã đồng ý ngừng bắn với các nhóm vũ trang Palestine ở Gaza, có hiệu lực từ đêm nay. Thỏa thuận ngừng bắn này do Ai Cập làm trung gian. Giao tranh bùng nổ sau khi người biểu tình Palestine đụng độ với cảnh sát Israel gần nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem, địa điểm linh thiêng thứ ba của đạo Hồi. Ít nhất 230 người ở Gaza và 13 người ở Israel đã thiệt mạng.

Các quan chức Nội Mông, một tỉnh của Trung Quốc, đã thiết lập một đường dây nóng để người dân chỉ điểm bất kỳ ai họ nghi ngờ đang đào tiền điện tử. Động thái này là một phần của chiến dịch đàn áp tiền điện tử của Trung Quốc, với việc chính phủ hôm qua cảnh báo các tổ chức tài chính không chấp nhận thanh toán tiền điện tử (nước này đang thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của riêng mình). Đào tiền điện tử – đòi hỏi máy tính giải quyết các vấn đề toán học – tiêu tốn một lượng điện lớn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/05/2021”

Thế giới hôm nay: 20/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden nói với Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu rằng ông muốn thấy ​​”từ hôm nay sự xuống thang đáng kể” cuộc giao tranh giữa Israel và các nhóm vũ trang Palestine ở Gaza. Hiện điều này trông khá xa vời. Israel đã nã pháo vào Lebanon sau khi nước này tấn công bằng tên lửa. Ông Netanyahu cho biết các lực lượng Israel quyết tâm tiếp tục cho đến khi trật tự được vãn hồi.

Thị trường tiền mã hóa chao đảo dữ dội suốt cả ngày sau khi Trung Quốc cảnh báo các tổ chức tài chính của họ không được chấp nhận tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán. Tin này đến trong bối cảnh họ tiến hành thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Bitcoin đã mất gần một phần ba giá trị, trước khi phục hồi một nửa khoản đó. Các loại tiền mã hóa khác cũng giảm giá trị khi hơn 8,6 tỷ đô la bị bán tháo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/05/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (08/01/21): Trung Quốc hớn hở trước bạo loạn ở Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi bật TV tại nhà ở Bắc Kinh vào sáng thứ Năm (07/01/2021) và bắt gặp những cảnh quay đáng kinh ngạc trên CNN.

Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xông vào Điện Capitol ở Washington. Khói trắng – tôi tự hỏi liệu đó có phải hơi cay không – đang cuồn cuộn bốc lên.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng chiếu những cảnh tương tự, với phụ đề: “Nền dân chủ Mỹ đã bị phá hủy.”

Hình ảnh một biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ bị chính người dân của họ tấn công rất hữu ích cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tung hô nền chính trị độc đảng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/01/21): Trung Quốc hớn hở trước bạo loạn ở Mỹ”

Thế giới hôm nay: 18/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã gặp ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan để thảo luận về lệnh ngừng bắn giữa Israel và các nhóm vũ trang Palestine. Nhưng Mỹ đã chặn một tuyên bố cùng lên án bạo lực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc — lần thứ ba họ làm vậy trong một tuần. Đến nay, cuộc xung đột đã khiến 201 người ở Gaza và 10 người ở Israel thiệt mạng.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đồng ý xét xử vụ kiện liên quan đến một luật ở Mississippi cấm phá thai sau tuần thứ 15. Các tòa cấp thấp đã chặn luật này vì nó vi phạm tiền lệ án Roe v Wade, một phán quyết năm 1973 không cho phép các bang cấm phá thai trước thời điểm thai nhi có “khả năng tồn tại” (khoảng 24 tuần thai). Đây sẽ là vụ kiện về quyền phá thai đầu tiên được tòa xem xét kể từ khi thẩm phán Amy Coney Barrett trúng cử, với đa số bảo thủ 6-3. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/05/2021”

Thế giới hôm nay: 17/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cuộc xung đột giữa Israel và người Palestine ở Gaza đã bước vào ngày thứ bảy. Các cuộc không kích của Israel đã giết chết ít nhất 42 người ở Thành phố Gaza trong Chủ nhật, trong khi nhiều tên lửa hơn nữa đã được bắn từ Gaza vào lãnh thổ Israel. Ở Bờ Tây người biểu tình Palestine cũng đụng độ với binh sĩ Israel. Dù quốc tế kêu gọi xuống thang, cuộc chiến khó có thể hạ nhiệt: Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã tuyên bố tiếp tục không kích.

AT&TDiscovery đang đàm phán để sáp hợp các công ty truyền thông của họ, theo Bloomberg. AT&T, một hãng viễn thông, sở hữu các tài sản truyền hình tên tuổi bao gồm CNN và HBO; còn Discovery tập trung vào truyền hình thực tế và phi hư cấu, với các kênh như Food Network và Animal Planet. Một thỏa thuận có thể được công bố trong tuần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/05/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cứ mỗi dịp giao thừa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại phát biểu trước toàn quốc từ văn phòng của ông ở Trung Nam Hải, trung tâm chính trị của Bắc Kinh.

“Chúng ta đã vượt qua tác động của đại dịch, và đã đạt những thành tựu to lớn trong phòng chống và kiểm soát dịch, cũng như phát triển kinh tế – xã hội”, ông nói và ca ngợi cách ông xử lý COVID-19.

Thật vậy, nhờ đã chặn được coronavirus, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất có tăng trưởng dương kể từ quý hai năm 2020. “Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2020 dự kiến ​​sẽ tăng lên một mức mới là 100 nghìn tỷ nhân dân tệ (15,3 nghìn tỷ USD),”ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình”