Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc

Nguồn: Gina Anne Tam, “China’s Language Police,” Foreign Affairs, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh lại tìm cách quảng bá tiếng Quan Thoại?

Cuối tháng 8 vừa qua, chính quyền Hong Kong đã đột kích vào nhà của Andrew Chan, người sáng lập một nhóm ủng hộ tiếng Quảng Đông có tên là Hiệp hội Học tập Ngôn ngữ Hong Kong (Hong Kong Language Learning Association). Lực lượng an ninh quốc gia đã thẩm vấn Chan về một cuộc thi tiểu luận mà nhóm của ông đã tổ chức ba năm trước đó, dành cho các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ phổ biến ở Hong Kong. Một trong những tác phẩm lọt vào vòng chung kết của cuộc thi là một truyện ngắn viễn tưởng, kể về một chàng trai trẻ tìm cách khôi phục lịch sử của Hong Kong vốn đã bị chế độ độc tài xóa bỏ. Trong quá trình lục soát nhà của Chan mà không hề có lệnh khám xét, cảnh sát đã yêu cầu ông xóa tác phẩm trên khỏi trang web của mình, đe dọa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ông và gia đình. Sau đó, Chan đưa ra tuyên bố rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài giải tán Hiệp hội, một tổ chức đã giúp quảng bá văn hóa Hong Kong thông qua việc bảo tồn tiếng Quảng Đông trong gần mười năm. Continue reading “Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc”

Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông

hongkongprotest

Nguồn: Gina Anne Tam, “Tongue – Tied in Hong Kong: The Fight for Two Systems and Two Languages”, Foreign Affairs, 03/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012, Lương Chấn Anh nhậm chức Đặc khu trưởng Hồng Kông sau một chiến dịch gây tranh cãi. Nhờ quy chế “một quốc gia, hai chế độ” đặc thù của Hồng Kông được dàn xếp với Trung Quốc đại lục, ông đã đắc cử vào chức vụ cao nhất của lãnh thổ này không phải bằng một cuộc bỏ phiếu bởi người dân Hồng Kông mà bằng một hội đồng bầu cử gồm 1.200 thành viên được xem là một bè đảng có các ràng buộc kinh tế và chính trị với Bắc Kinh. Những người chỉ trích Lương Chấn Anh trên mạng đặt biệt danh cho ông là “ông 689”, chỉ số phiếu thực tế ông nhận được từ nhóm người thân Bắc Kinh so với 3,5 triệu cử tri được đăng ký của thành phố.

Bài phát biểu nhậm chức của ông Lương, được trình bày bằng tiếng Quan Thoại – ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc đại lục – chỉ gióng thêm một cảnh báo nữa cho thành phố này. Đó là lần đầu tiên kể từ khi Hồng Kông được người Anh trao trả vào năm 1997, một Đặc khu trưởng không phát biểu bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ chính của thành phố nơi ông đắc cử làm đại diện. Điều này càng củng cố một niềm tin đang lớn dần ở Hồng Kông rằng ông chẳng khác gì một con rối của Đảng Cộng sản. Continue reading “Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông”