Tác giả: Vũ Đức Liêm
Nếu bạn là chúa Nguyễn Phúc Ánh, người vừa thống nhất Việt Nam năm 1802, bạn sẽ chọn vùng đất nào làm kinh đô?
Câu trả lời đương nhiên là Huế. Gia Định là vùng trù phú, cơ sở của việc phục hưng vương triều, nhưng cách Thăng Long gần 2000 km. Phương tiện (gần như duy nhất) để đi từ Sài Gòn ra Bắc là tàu bè trên biển. Trong khi đó, Thăng Long là kinh đô cũ của nhà Lê Trịnh và trung tâm của vùng Bắc Hà, những người coi Nguyễn Phúc Ánh chỉ là một biên thần ‘kém văn minh’ như cách mô tả của Lê Quý Đôn. Những người Bắc Hà sau đó chờ đợi việc chúa Nguyễn sẽ nhanh chóng lập lại vua Lê (Hoàng Xuân Hãn, 1998: 1405). Tuy nhiên, việc Nguyễn Phúc Ánh ‘thất hứa’, lấy lí do là ông giành được ngai vàng từ tay nhà Tây Sơn ‘tiếm ngụy’ chứ không phải nhà Lê đã ngay lập tức làm cho dân chúng vùng châu thổ sông Hồng quay lưng lại với vương triều mới (Đại Nam liệt truyện (ĐNLT), sơ tập, quyển 10). Đó là lí do có các cuộc nổi loạn chống lại nhà Nguyễn ngay sau năm 1802. Continue reading “Huế: Thế tiến thoái lưỡng nan của một kinh thành”