Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific

Nguồn: “U.S. Strategic Framework for the Indo-Pacific”, The White House, 12/1/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các thách thức đối với an ninh quốc gia

    • Làm thế nào để duy trì được ưu thế chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy trật tự kinh tế tự do đồng thời ngăn chặn Trung Quốc thiết lập những khu vực ảnh hưởng mới phi tự do, và tăng cường các lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực?
    • Làm thế nào để đảm bảo Triều Tiên không đe dọa đến Hoa Kỳ cùng các đồng minh, giải trừ mối nguy cấp bách hiện tại và mối nguy tiềm ẩn trong tương lai ở mức độ và kiểu loại như Triều Tiên đã đặt ra?
    • Làm thế nào để nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ kết hợp với thúc đẩy một nền thương mại công bằng, có đi có lại?

Continue reading “Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific”

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rốt cuộc là gì?

Nguồn: Udayan Das, “What Is the Indo-Pacific?”, The Diplomat, 13/07/2019.

Biên dịch: Đỗ Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giống như mọi khu vực tưởng tượng khác trên bản đồ nhận thức, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một khái niệm gây tranh cãi với nhiều lối diễn giải đối lập.

Nhìn chung, tấm bản đồ thế giới có thể được phác họa và nhìn nhận theo ba cách. Người ta có thể phân chia thế giới dựa trên các ranh giới địa lý — đất và nước, cao nguyên và bán đảo, biển và đại dương. Một cách nhận thức khác về thế giới là thông qua các ranh giới chính trị, với các lục địa và quốc gia, đảo quốc và lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Cách thứ ba để diễn giải tấm bản đồ là qua việc dựng nên những không gian tưởng tượng vượt lên trên phạm vi bao hàm của cả hai khái niệm trên — một tấm bản đồ nhận thức vượt lên không gian vật lý. Những không gian tưởng tượng giống như vậy thường không có mặt trên bản đồ địa lý — đơn cử như khu vực Af-Pak (Afghanistan-Pakistan), và không phải lúc nào cũng tương thích với các chiều kích của không gian chính trị hiện hành, như trường hợp của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rốt cuộc là gì?”

Nguồn gốc và ý nghĩa khái niệm ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’

Nguồn: Gurpreet S. Khurana, “Trump’s new Cold War alliance in Asia is dangerous”, Washington Post, 14/11/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm gần đây đến châu Á, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thế giới biết cái nhìn đầu tiên về chiến lược địa chính trị đang hình thành của mình. Cả ở Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam lẫn cuộc gặp trước đó với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Trump đã sử dụng cụm từ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” thay cho “Châu Á – Thái Bình Dương”, thuật ngữ thường xuyên được các chính quyền tiền nhiệm của Mỹ sử dụng.

Thuật ngữ mới này đã làm thay đổi bản đồ nhận thức vốn đã chiếm ưu thế kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Trung Quốc tiến hành các chính sách “đổi mới và mở cửa” vào những năm 1980. “Châu Á – Thái Bình Dương” gợi ra hình ảnh về một cộng đồng lợi ích, gắn kết Mỹ và Đông Á. Còn thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” mà ông Trump sử dụng lại thể hiện một cấu hình mới trong đó Ấn Độ và Mỹ, cùng với các quốc gia dân chủ chủ yếu khác tại châu Á – đặc biệt là Nhật Bản và Úc – cùng nhau kiềm chế ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc, trong hình hài của một cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản mới. Continue reading “Nguồn gốc và ý nghĩa khái niệm ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’”

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược

Tác giả: Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên

Tháng 3 năm nay, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop tuyên bố “ASEAN là trái tim của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Sự đề cập nhiều lần khái niệm “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” cùng với những động thái chủ động tiếp cận ASEAN và các nước ASEAN cho thấy Canberra đang nỗ lực đẩy mạnh gia tăng cam kết của mình lên phía Bắc và nhằm biến tầm nhìn chiến lược này thành hiện thực.

Trong một diễn biến khác cũng trong tháng 3/2018, Tổng thống Indonesia khơi dậy những tranh luận lớn khi cho rằng “sẽ là điều tốt nếu Australia gia nhập ASEAN”. Continue reading “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược”

Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nguồn: J. Berkshire Miller, “How Abe and Modi Can Save the Indo-Pacific“, Foreign Affairs, 15/11/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.

Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia – vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược – đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh. Continue reading “Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”