#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi

Nguồn: Samuel Kim (2008). “The Evolving Asian System: Three Transformations”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 35-56.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn International Relations of Asia

Lịch sử liệu có lặp lại ở châu Á? Tương lai châu Á có tương đồng với quá khứ của nó? Và sẽ giống với quá khứ của châu Á hay của châu Âu? Trong những năm hậu Chiến tranh Lạnh, câu hỏi quan trọng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn này đã gây tranh cãi giữa nhiều học giả và các nhà phê bình chính sách thuộc những hướng lý thuyết và quy chuẩn khác nhau, và rút cục chỉ làm nảy sinh hàng loạt dự báo đối lập nhau. Nhằm phục vụ mục tiêu phân tích trong chương về lịch sử này, chỉ có hai viễn cảnh “trở về tương lai” đáng được xem là điểm xuất phát khả dĩ ở đây. Continue reading “#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi”

#107 – ASEAN và chủ nghĩa đa phương khu vực mới

Nguồn: Sheldon W. Simon (2008). “ASEAN and the New Regional Multilateralism: The Long and Bumpy Road to Community”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 195-214.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #84 – Cân bằng thể chế và lý thuyết QHQT: Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA

Từ quan điểm địa chính trị, vùng duyên hải châu Á chia làm ba tiểu vùng: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, hai nước Triều Tiên, Đài Loan, viễn đông nước Nga), Đông Nam Á (Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei), và Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka). Cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều có những cường quốc kinh tế và chính trị lớn mạnh. Ở khu vực sau cùng, các hoạt động kinh tế và sức ảnh hưởng về an ninh-chính trị ngày càng gia tăng của Ấn Độ đã mở rộng tới toàn bộ châu Á. Continue reading “#107 – ASEAN và chủ nghĩa đa phương khu vực mới”

#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á

Nguồn: Philip C. Saunders (2008). “China’s Role in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 127-149.>>PDF

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập kỉ chỉ tạo ảnh hưởng mức độ vừa phải ở Châu Á, Trung Quốc hiện giờ đã đóng vai trò chủ động và quan trọng hơn trong khu vực. Cải cách kinh tế và sau đó là sự hội nhập vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu của Trung Quốc đã tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 3 thập kỷ, khiến sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tăng lên đáng kể. Chiến lược an ninh khu vực của Trung Quốc và một loạt các biện pháp trấn an về ngoại giao, quân sự, và kinh tế đã có những tác động đáng kể làm giảm quan ngại của các nước Châu Á về sức mạnh của Trung Quốc. Continue reading “#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á”

#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á

640px-JDF_Uniform01a

Nguồn: Green, Michael (2008). “Japan in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 170-191.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài luận vào cuối thời kỳ Tokugawa, Lý luận của ba kẻ say về Chính phủ, Nakae Chomin đã hình dung ra một vị chủ nhà vào một buổi tối đã cùng hai người bạn rượu của mình tranh cãi trong hơi men về tương lai của Nhật Bản ở châu Á. Một trong hai bạn rượu của ông ta là một “quý ông Tây học”, ăn mặc theo phong cách phương Tây và ca tụng những ưu điểm của dân chủ, quyền cá nhân và phát triển kinh tế. Người kia mặc quần áo truyền thống của một samurai và bảo vệ cho chiến lược chính trị hiện thực của việc bành trướng quân sự nhằm hất cẳng Trung Quốc và nước Anh địch thủ, trở thành một thế lực đế quốc có sức ảnh hưởng lớn ở châu Á. Cuối cùng, vị chủ nhà đã kết luận rằng Continue reading “#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á”

#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á

east_asia_151930f

Nguồn: Acharya, Amitav. “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers, 2008), pp. 57-82.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bất kì cuộc tranh luận nào về những quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế (QHQT) ở khu vực châu Á đều vấp phải một nghịch lí là phần lớn những tài liệu hiện có về chủ đề này đều mang tính phi lý thuyết. Bất kể là từ bên trong hay bên ngoài khu vực, các nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Châu Á phần lớn đều không cho rằng lý thuyết có thể cần thiết và hữu ích trong việc nghiên cứu QHQT ở khu vực này.1 Mặc dù mối quan tâm đối với vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế đang gia tăng trong khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc,2 lý thuyết vẫn bị cho rằng quá trừu tượng hoặc quá xa rời những mối quan tâm hiện nay của các chính phủ và người dân  để có thể được nghiên cứu một cách nghiêm túc và liên tục. Continue reading “#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á”