Cám dỗ dân tuý tại Ả rập Xê-út

Nguồn: Ishac Diwan, “Saudi Arabia’s Populist Temptation”, Project Syndicate, 15/11/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hầu hết những nỗ lực tìm hiểu xung lực đằng sau cơn địa chấn chính trị đang diễn ra tại Ả rập Xê-út đều tập trung vào phân tích tâm lý của vị Thái tử trẻ tuổi, Mohammed bin Salman. Nhưng cũng có một vài lý do về mặt cấu trúc (xã hội) hình thành nên tư tưởng dân tuý của Thái tử Mohammed. Việc hiểu được các lý do đó là chìa khoá để tìm ra một hướng đi tốt hơn.

Trong quá khứ, sự ổn định chính trị tại Ả rập Xê-út dựa trên 3 thoả hiệp riêng rẽ: giữa nội bộ Hoàng gia; giữa Hoàng gia và giới quý tộc truyền thống; và giữa chính quyền và người dân. Continue reading “Cám dỗ dân tuý tại Ả rập Xê-út”

Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông

Nguồn: Ishac Diwan, “The Middle East’s Oil-Price Problem”, Project Syndicate, 07/06/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ 2014 đến 2016, thu nhập của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông đã giảm trung bình hơn 1/3 – tương đương 15% GDP – và thặng dư tài khoản vãng lai của các nước này đã chuyển thành thâm hụt ở mức hai con số. Bất chấp việc giá dầu tăng nhẹ gần đây, hầu hết các báo cáo đều cho rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức giá hiện tại trong dài hạn. Nếu như vậy, điều này sẽ tạo ra một cú sốc kinh tế vĩ mô mang tầm lịch sử và thay đổi sâu sắc khu vực Trung Đông.

Hầu hết các nước sản xuất dầu mỏ đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu, vay mượn và rút tiền dự trữ. Tuy nhiên, các nước thâm hụt thương mại lớn, dự trữ ít hoặc nợ cao nếu chưa thì cũng sẽ cảm thấy bị áp lực tài chính ngày càng nặng nề. Giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng đến Algeria, Bahrain, Iraq, Iran, Oman và các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh như Libya và Yemen trước khi tác động đến những quốc gia giàu có hơn của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Nhưng sau cùng, số phận kinh tế của từng nước sẽ phụ thuộc vào các lựa chọn mà mỗi nước đưa ra ngày hôm nay. Continue reading “Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông”

Li-băng và lời giải cho vấn đề xung đột ở Trung Đông

syria-lebanon-1

Nguồn: Ishac Diwan, “How to Help the Middle East,” Project Syndicate, 08/09/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ở Li-băng ngày nay, mọi triệu chứng của tình trạng hỗn loạn hiện thời của Trung Đông đều dễ thấy. Những người tị nạn mới đến từ Syria và Iraq gia nhập cùng những người tị nạn Palestine vốn ở nơi này từ lâu. Đất nước này chưa có tổng thống trong hai năm qua, do những phe phái chính trị đối lập nhau được hậu thuẫn bởi Iran và Ả Rập Saudi, hai quốc gia ngày càng thù địch, đang làm suy yếu nền quản trị trong nước. Tham nhũng chính trị lan tràn. Rác thải không phải lúc nào cũng được thu dọn.

Nhưng Li-băng cũng cho thấy những dấu hiệu của khả năng phục hồi. Các nhà đầu tư và doanh nhân đang mạo hiểm bắt đầu những ngành kinh doanh mới. Các nhóm xã hội dân sự đang đề xuất và thực hiện những sáng kiến hữu ích. Người tị nạn được đến trường. Các đối thủ chính trị đang hợp tác với nhau để giảm thiểu những rủi ro an ninh, còn các lãnh đạo tôn giáo thì ủng hộ việc cùng chung sống và sự khoan dung. Continue reading “Li-băng và lời giải cho vấn đề xung đột ở Trung Đông”