14/06/1985: Chuyến bay TWA 847 bị khủng bố tấn công

Nguồn: TWA flight 847 is hijacked by terrorists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, chuyến bay TWA 847 từ Athens đến Rome đã bị tấn công bởi nhóm khủng bố Hezbollah, những kẻ ngay lập tức yêu cầu được biết danh tính của “những hành khách có tên giống như tên người Do Thái.” Hai trong số những kẻ khủng bố gốc Lebanon này, được trang bị lựu đạn và một khẩu súng lục 9mm, sau đó đã buộc máy bay hạ cánh xuống Beirut, Lebanon.

Khi xuống mặt đất, bọn không tặc đã gọi những hành khách có hộ chiếu Israel, nhưng không có người nào như vậy. Cũng không có bất kỳ nhà ngoại giao nào trên chuyến bay. Sau đó, chúng chuyển sự chú ý sang một số hành khách là thợ lặn của Hải quân Mỹ. Ngay sau khi hạ cánh, những kẻ khủng bố đã giết chết thợ lặn Hải quân Robert Stethem, và vứt xác anh xuống đường băng. Continue reading “14/06/1985: Chuyến bay TWA 847 bị khủng bố tấn công”

23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut

Nguồn: Beirut barracks blown up, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, một kẻ đánh bom liều chết đã lái một chiếc xe tải chở đầy chất nổ lao thẳng vào doanh trại Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Beirut, giết chết 241 quân nhân. Cũng trong sáng hôm ấy, trong một vụ tấn công khủng bố khác xảy ra cách đó hai dặm, 58 lính Pháp đã thiệt mạng. Thủy quân Lục chiến Mỹ là một phần của lực lượng đa quốc gia được cử đến Lebanon vào tháng 8/1982 để giám sát việc người Palestine rút khỏi Lebanon. Ngay từ những ngày đầu, sứ mệnh này đã gặp phải nhiều vấn đề – và con số thương vong cứ ngày một tăng cao. Continue reading “23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut”

20/08/1982: Mỹ triển khai Thủy quân Lục chiến đến Lebanon

Nguồn: U.S. Marines deployed to Lebanon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, trong Nội chiến Lebanon, một lực lượng đa quốc gia bao gồm 800 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Beirut để giám sát việc Palestine rút quân khỏi Lebanon. Đây là khởi đầu của một nhiệm vụ khó khăn kéo dài đến 17 tháng và khiến  262 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

Năm 1975, nội chiến đẫm máu bắt đầu nổ ra ở Lebanon khi quân  Palestine và du kích Hồi giáo cánh tả giao tranh với dân quân của Đảng Thiên Chúa giáo Phalange, cộng đồng Thiên Chúa giáo Maronite, cùng các nhóm khác. Suốt nhiều năm sau đó, can thiệp của Syria, Israel và Liên Hiệp Quốc cũng không thể giải quyết được đối đầu phe phái, và vào tháng 08/1982, một lực lượng đa quốc gia đã được triển khai để giám sát việc Palestine rút khỏi Lebanon. Continue reading “20/08/1982: Mỹ triển khai Thủy quân Lục chiến đến Lebanon”

04/12/1991: Nhà báo Terry Anderson được trả tự do tại Lebanon

Nguồn: Hostage Terry Anderson freed in Lebanon, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, các phiến quân Hồi giáo ở Lebanon đã thả nhà báo Mỹ Terry Anderson bị bắt cóc trước đó sau 2.454 ngày giam cầm.

Là phóng viên chính tại Trung Đông của hãng thông tấn Associated Press, Anderson đã đưa tin về cuộc nội chiến kéo dài ở Lebanon (1975-1990). Ngày 16/03/1985, ông bị bắt cóc ở một con phố phía tây Beirut khi đang rời sân tennis. Những kẻ bắt cóc đưa Anderson đến vùng ngoại ô phía nam của thành phố, nơi ông bị giam trong một hầm ngục trong sáu năm rưỡi tiếp theo. Continue reading “04/12/1991: Nhà báo Terry Anderson được trả tự do tại Lebanon”

Thế giới hôm nay: 30/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nước Anh có khả năng sẽ tiến hành một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12. Sau nhiều tuần tranh cãi, Công đảng đối lập đã quyết định ủng hộ lời kêu gọi một cuộc bầu cử sớm của Thủ tướng Boris Johnson, trong nỗ lực phá thế bế tắc của Brexit. Ngày bầu cử chính xác sẽ được quyết định bằng phiếu bầu tại Quốc hội vào thứ Ba tuần tới, với việc ông Johnson ủng hộ ngày 12/12 và các đảng đối lập khác ủng hộ ngày 9/12.

Trung tá Alexander Vindman điều trần trước ủy ban luận tội Tổng thống Donald Trump của Hạ viện. Trung tá Vindman, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia, đã chỉ trích một cuộc gọi mà ông từng nghe thấy giữa ông Trump và tổng thống Ukraine: “Tôi không nghĩ việc yêu cầu một chính phủ nước ngoài điều tra một công dân Hoa Kỳ là đúng đắn”, công dân này tức là Joe Biden, ứng viên tổng thống của Đảng Dân Chủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/10/2019”

Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, The Saudi Prince’s Dangerous War Games”, Project Syndicate, 17/11/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng loạt các diễn biến bất ngờ về chính trị khởi nguồn từ Ả-rập Saudi đang làm tệ hơn tình hình bất ổn tại Trung Đông. Phải chăng một trận đại chiến mới sắp xảy ra?

Mohammed bin Salman (thường được gọi tắt là MBS), vị Thái tử 32 tuổi đầy tham vọng của Ả-rập Saudi, người đang giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế mang tính lịch sử (và gây bất ổn) của Vương quốc này, đã ra lệnh bắt giữ một loạt các hoàng tử và quan chức có quyền lực cao nhất của nước này. Dù có vỏ bọc là đấu tranh chống tham nhũng, động thái đó rõ ràng nhằm củng cố quyền lực cho vị thái tử. Continue reading “Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi”

Li-băng và lời giải cho vấn đề xung đột ở Trung Đông

syria-lebanon-1

Nguồn: Ishac Diwan, “How to Help the Middle East,” Project Syndicate, 08/09/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ở Li-băng ngày nay, mọi triệu chứng của tình trạng hỗn loạn hiện thời của Trung Đông đều dễ thấy. Những người tị nạn mới đến từ Syria và Iraq gia nhập cùng những người tị nạn Palestine vốn ở nơi này từ lâu. Đất nước này chưa có tổng thống trong hai năm qua, do những phe phái chính trị đối lập nhau được hậu thuẫn bởi Iran và Ả Rập Saudi, hai quốc gia ngày càng thù địch, đang làm suy yếu nền quản trị trong nước. Tham nhũng chính trị lan tràn. Rác thải không phải lúc nào cũng được thu dọn.

Nhưng Li-băng cũng cho thấy những dấu hiệu của khả năng phục hồi. Các nhà đầu tư và doanh nhân đang mạo hiểm bắt đầu những ngành kinh doanh mới. Các nhóm xã hội dân sự đang đề xuất và thực hiện những sáng kiến hữu ích. Người tị nạn được đến trường. Các đối thủ chính trị đang hợp tác với nhau để giảm thiểu những rủi ro an ninh, còn các lãnh đạo tôn giáo thì ủng hộ việc cùng chung sống và sự khoan dung. Continue reading “Li-băng và lời giải cho vấn đề xung đột ở Trung Đông”

18/04/1983: Đại sứ quán Mỹ tại Li-băng bị đánh bom

POST-articleLarge

Nguồn:Suicide bomber destroys U.S. embassy in Beirut,” History.com (truy cập ngày 17/04/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1983, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Beirut, Li-băng đã gần như bị phá hủy hoàn toàn bởi một vụ nổ bom liều chết bằng xe hơi, khiến 63 người thiệt mạng, trong đó có kẻ đánh bom và 17 người Mỹ. Cuộc tấn công khủng bố này được tiến hành nhằm phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Li-băng.

Năm 1975, một cuộc nội chiến đẫm máu nổ ra ở Li-băng, quân du kích Palestine và Hồi giáo cánh tả chiến đấu với lực lượng dân quân của Đảng Phalange Kitô hữu, cộng đồng Kitô giáo Maronite, và các nhóm khác. Trong những năm sau đó, sự can thiệp của Syria, Israel, và Liên Hợp Quốc vào Li-băng đã thất bại trong việc giải quyết cuộc xung đột, và vào ngày 20 tháng 8 năm 1982, một lực lượng đa quốc gia, trong đó có thủy quân lục chiến Mỹ, đã đổ bộ vào Beirut để giám sát việc quân đội Palestine rút khỏi Li-băng. Continue reading “18/04/1983: Đại sứ quán Mỹ tại Li-băng bị đánh bom”