Nghịch lý Kazakhstan: Putin đã phá vỡ giấc mơ Liên Xô như thế nào?

Nguồn: “Wie Putin seinen Sowjet-Traum zerstört”, WELT, 28/03/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong cuộc chiến Ukraine, Putin mơ về sự tái sinh của Liên Xô. Nhưng cuộc chiến của ông ta lại đang tạo ra những điều trái ngược. Kazakhstan là nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ quan trọng đầu tiên tách khỏi Nga – và muốn quay sang phương Tây. WELT đã có các cuộc trao đổi độc quyền với các quan chức chính phủ tại đây.

Chưa đầy ba tháng trước, Tổng thống Kazakhstan yêu cầu Điện Kremlin đưa quân vào đất nước ông. Hồi tháng Giêng, ngay trước khi Nga tấn công Ukraine, bạo loạn đã làm rung chuyển quốc gia Trung Á rộng lớn này. Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối mức giá quá cao của khí đốt hóa lỏng, nguồn nhiên liệu chủ yếu của người dân tại đây. Đây cũng là một nguồn năng lượng rất phong phú ở Kazakhstan, tuy nhiên chỉ có một số ít người làm giàu giờ nguồn nhiên liệu này. Các nhóm bạo loạn đã tấn công các đồn cảnh sát và sân bay thủ đô. Tổng thống Qassym-Jomart Tokayev lo sợ xảy ra đảo chính. Ông kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga thống trị, một hiệp ước của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Nghịch lý Kazakhstan: Putin đã phá vỡ giấc mơ Liên Xô như thế nào?”

Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden

Nguồn: Ingrid Burke Friedman, “Kazakhstan Exposes the Central Flaw of Biden’s Foreign-Policy Doctrine”, Foreign Policy, 13/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những luận điệu dân chủ trên trời không thể cạnh tranh với những người lính của chế độ chuyên chế trên mặt đất. Điều này hẳn khiến Washington khó chịu.

Kazakhstan đang chìm trong khủng hoảng. Vài ngày sau khi các cuộc biểu tình về vấn đề giá nhiên liệu tăng vọt biến thành một cuộc nổi dậy bạo lực tại nhiều thành phố, quân đội Nga và đồng minh từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Collective Security Treaty Organization, CSTO) đã được triển khai tới Kazakhstan theo yêu cầu của Tổng thống nước này, Kassym-Jomart Tokayev.

Trong khi đó, phía Mỹ lại “cam kết sẽ xem xét liệu có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề về mặt ngoại giao thông qua đối thoại hay không”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói về tình hình hỗn loạn tại Kazakhstan hôm Chủ nhật (09/01). Khi được hỏi về việc Tokayev đã ra lệnh cho lực lượng của mình có thể “nổ súng bắn giết mà không cần cảnh báo trước” khi đối phó với các cuộc biểu tình, Blinken trả lời rằng mệnh lệnh đó là sai và cần phải bị bãi bỏ, và rằng quyền của những người biểu tình ôn hòa phải được tôn trọng. Continue reading “Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden”

Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin’s threats disguise a weakening position”, Financial Times, 10/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nước Nga đang bị bao vây. Kẻ thù của Nga đã tiến đến sát biên giới. Liên minh thù địch NATO hiện đang đe dọa kết nạp Ukraine – vốn là một phần về mặt lịch sử và tinh thần của Nga. Giờ đây tất cả phụ thuộc vào Vladimir Putin – với tư cách là người thừa kế của Peter Đại đế, Alexander Đệ Nhất và Joseph Stalin – trong việc lãnh đạo nước Nga từ Điện Kremlin chống lại các mối đe dọa trên.

Nói chung, đây là luận điệu mà chính phủ Nga đang tuyên truyền, tại thời điểm bắt đầu một tuần hội đàm quan trọng với phương Tây. Nga đã tăng cường binh lính ở biên giới với Ukraine, đe dọa xâm lược nước láng giềng phía tây, nhưng tuyên bố đây là một phản ứng phòng thủ trước sự bành trướng của NATO. Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Matxcơva, giải thích rằng đối với Putin “Ukraine là chốt chặn cuối cùng”. Continue reading “Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?”

Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng

Nguồn:Kasachstan: Was steckt hinter den Protesten – und wie geht es weiter?” WELT, 08/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kazakhstan không yên tĩnh: Trong cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, quân đội đã hành động chống lại người biểu tình, hàng chục người đã thiệt mạng. Sau đây là một số hỏi đáp về tình hình ở quốc gia lớn thứ chín thế giới này.

Các sự kiện ở Cộng hòa Kazakhstan vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ diễn ra dày đặc và nhanh chóng: Biểu tình ở khắp nơi phản đối tăng giá khí đốt đã biến thành bạo loạn nghiêm trọng với nhiều người chết và bị thương. Nhiều người biểu tình xuống đường một cách ôn hòa chống lại sự lãnh đạo độc tài, nhưng các đám đông có vũ trang cũng lao vào các cuộc giao tranh với lực lượng an ninh. Continue reading “Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng”

Nursultan Nazarbayev: Nhà lãnh đạo thời kỳ Xô-viết cuối cùng

Nguồn: Nursultan Nazarbayev, Kazakhstan’s strongman, resigns”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu một lãnh đạo nắm quyền suốt 30 năm, sẽ thật hợp lý khi cho rằng ông ta sẽ chỉ rời chức vụ đó sau một cuộc đảo chính hoặc trong một cỗ quan tài. Nhưng Nurultan Nazarbayev, 78 tuổi, người đã lãnh đạo Kazakhstan từ năm 1989, đang cố gắng tìm cách thứ ba. Vào ngày 19/03/2019, ông đã lên sóng truyền hình để tuyên bố nghỉ hưu và từ bỏ chức tổng thống của quốc gia Trung Á giàu dầu mỏ này. Thông báo này đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên, không chỉ đối với Kazakhstan mà còn đối với khu vực: Ông Nazarbayev là nhà lãnh đạo thời kỳ Xô viết cuối cùng còn nắm quyền. Khi người cựu công nhân ngành thép này lên làm lãnh đạo, Kazakhstan vẫn còn là một phần của Liên Xô. Ông chủ trì việc giành độc lập cho Kazakhstan vào năm 1991 và đã nắm quyền kể từ đó tới giờ. Continue reading “Nursultan Nazarbayev: Nhà lãnh đạo thời kỳ Xô-viết cuối cùng”

Caspi là biển hay hồ?

Nguồn: Is the Caspian a sea or a lake?, The Economist

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Caspi là gì? Trong 20 năm, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan, những quốc gia bao quanh nó, đã không thống nhất được về việc nó là hồ hay biển. Giống như nhiều hồ, nó không đổ vào đại dương, nhưng có kích thước và độ sâu tương tự biển. Sự khác biệt không chỉ đơn thuần về mặt từ ngữ, mà còn có ý nghĩa kinh tế, quân sự và chính trị. Bề mặt và đáy hồ được chia đều cho các quốc gia tiếp giáp hồ. Trong khi biển được điều chỉnh bởi Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Khu vực bề mặt và đáy biển gần bờ được phân chia căn cứ theo chiều dài bờ biển của quốc gia ven biển. Khi Iran và Liên Xô là hai quốc gia duy nhất tiếp giáp Caspi, một loạt các hiệp ước song phương đã xác định đây là một hồ nước được phân chia bằng nhau giữa hai bên. Iran, quốc gia có bờ tiếp giáp Caspi ngắn, vẫn thích ý tưởng cũ. Kazakhstan, nước có bờ dài nhất dọc Caspi, là một trong những quốc gia thích gọi nó là biển. Continue reading “Caspi là biển hay hồ?”

Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?

20150905_blp507

Nguồn:Why Kazakhstan is building a uranium bank,”The Economist, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới đang không thiếu nguồn uranium, nguyên liệu thô cho năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Lượng điện được tạo ra trên toàn cầu từ năng lượng hạt nhân đã đạt đỉnh từ gần một thập niên trước. Chưa có lò phản ứng hạt nhân nào từng bị đóng cửa vì thiếu nhiên liệu. Tuy nhiên, Warren Buffett đã đầu tư 50 triệu USD đầu tiên trong một dự án trị giá 150 triệu USD được thống nhất vào ngày 27 tháng 8 nhằm xây dựng một ngân hàng uranium ở Kazakhstan, nhà sản xuất quặng uranium lớn nhất thế giới. Điều này nghe có vẻ giống như ý tưởng của một nhân vật phản diện trong loạt phim điệp viên James Bond hơn là của một tỷ phú nhân ái người Mỹ. Vậy logic ở đây là gì? Continue reading “Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?”