Xây đập thủy điện và trách nhiệm pháp lý của Lào

mekong_dam_don_sahong

Tác giả: Hoàng Việt

Chính phủ Lào luôn mong muốn trở thành “bình ắc quy của khu vực Đông Nam Á” vì nếu làm được như vậy, họ có điều kiện để phát triển nền kinh tế của họ.

Để đạt được mục tiêu này, Lào có kế hoạch xây dựng khoảng 70 đập thủy điện trên cả dòng chính lẫn dòng nhánh của sông Mekong.

Tuy nhiên, có rất ít hoặc gần như không có quy hoạch về môi trường trong kế hoạch phát triển thủy điện của Chính phủ Lào. Điều này đã gây ra tranh cãi về những mâu thuẫn giữa một bên là chính sách phát triển kinh tế của Lào với một bên là việc gìn giữ, bảo vệ môi trường đối với khu vực hạ lưu sông Mekong. Continue reading “Xây đập thủy điện và trách nhiệm pháp lý của Lào”

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào

boten-laos-street

Nguồn: Samuel Ku, “China’s expanding influence in Laos”, East Asia Forum, 26/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đề án chung về Khu hợp tác kinh tế Mohan-Boten mới được ký gần đây là khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập ở Lào và cũng là đầu tiên trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Thỏa thuận này cho thấy mục tiêu của gã khổng lồ châu Á muốn mở rộng quan hệ kinh tế với các nước láng giềng phía nam.

Boten, một ngôi làng hẻo lánh ở biên giới Trung Quốc – Lào, nằm ở một vị trí chiến lược giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á, vì nó kết nối hai đường giao thông quan trọng từ Trung Quốc đến lục địa Đông Nam Á. Một là Đường cao tốc Côn Minh – Bangkok, bắt đầu từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam , Trung Quốc, đi qua Boten, sau đó qua Cầu hữu nghị Thái-Lào, và cuối cùng đến Bangkok. Continue reading “Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào”

Lào: Thay đổi lãnh đạo và tương lai quan hệ với Mỹ

24596021805_bf91682203_c

Nguồn: Murray Hiebert, “Leadership Changes & Upcoming Obama Visit Give U.S. New Opportunities in Laos“, Cogitasia, 05/02/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Những thay đổi trong ban lãnh đạo đã được công bố tại một đại hội mới kết thúc của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền và chuyến thăm đã được lên kế hoạch của Tổng thống Barack Obama đến Viêng Chăn vào tháng 9, chuyến thăm Lào đầu tiên của một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm mang lại cho Washington một cơ hội quan trọng để thúc đẩy các mối quan hệ với quốc gia nằm sâu trong đất liền chưa đến 7 triệu dân bên sườn phía Nam Trung Quốc này.

Sự can dự cấp cao đầu tiên của Mỹ với Lào trong năm 2016 đã diễn ra ở Rancho Mirage, California vào ngày 15-16/2, khi ông Obama và Thủ tướng Thongsing Thammavong đồng chủ trì một hội nghị cấp cao đặc biệt giữa những người đứng đầu nhà nước ở khu vực Đông Nam Á và Mỹ. Lào là chủ tịch ASEAN trong năm 2016. Continue reading “Lào: Thay đổi lãnh đạo và tương lai quan hệ với Mỹ”

Lào trong chiến lược ngoại giao của VN và TQ

cq5dam.thumbnail.588.368

Biên dịch: Hoàng Lan

Năm 2015 đánh dấu mốc 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. 40 năm trước, ba nước Đông Dương không chỉ chấm dứt chiến tranh, mà còn giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước: chủ nghĩa Cộng sản ở Campuchia cuối cùng giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Lào đến cuối năm 1975 dưới sự ảnh hưởng của Việt Nam đã chuyển hướng sang chủ nghĩa Cộng sản.

Tuy nhiên, năm 1975 chỉ là sự kết thúc cuộc chiến tranh về ý thức hệ, một bước ngoặt trong lịch sử xung đột khu vực, song một cuộc xung đột khác trong chủ nghĩa cộng sản vẫn tiếp tục tác động sâu sắc đến bán đảo Đông Dương, thậm chí là toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Continue reading “Lào trong chiến lược ngoại giao của VN và TQ”

Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam

laocongress

Nguồn:Selection of New National Leaders in Laos Indicates Tilt to Vietnam”, RFA, 22/01/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với việc bầu lên dàn lãnh đạo quốc gia mới và bắt giữ một số lãnh đạo cũ, Lào dường như đang củng cố mối quan hệ với Việt Nam trong khi cố gắng đẩy lùi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng nhiều hơn lên đất nước  này.

Kết quả của cuộc bầu cử ủy ban trung ương đảng mới dự kiến ​​sẽ được công bố sớm tại Vientiane với việc ông Bounnhang Vorachit được chuẩn thuận giữ chức chủ tịch nước (kiêm tổng bí thư) và Thongloun Sisoulith được đề bạt chức thủ tướng. Chủ tịch Quốc hội và cựu thống đốc ngân hàng trung ương (bà) Pany Yathotou cũng có thể được chấp nhận làm phó chủ tịch nước. Continue reading “Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam”

#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Martin Gainsborough (2012). “Elites vs. Reform in Laos, Cambodia, and Vietnam”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 2 (April), pp. 34-46.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Anh Phúc

Nếu xem xét cùng với nhau, Việt Nam, Campuchia và Lào mang lại một điều gì đó khó hiểu. Trong khi Việt Nam và Lào vẫn duy trì chế độ nhà nước cộng sản độc đảng, thì Campuchia trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ vào năm 1993 dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Nhưng cả ba nước cuối cùng đều có cùng một nền chính trị rất tương đồng với đặc trưng là sự thiếu cam kết đối với các giá trị tự do. Khi nỗ lực giải thích cho điều này, chúng ta nên cân nhắc tầm quan trọng của văn hóa chính trị và “chính trị tiền bạc”, trong khi cũng chú ý đến một thực tế là sự năng động của xã hội dân sự và biểu tình tự phát đang dần trở nên phổ biến hơn. Continue reading “#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam”