04/09/1969: Đài phát thanh Hà Nội đưa tin Hồ Chí Minh qua đời

Nguồn: Radio Hanoi announces the death of Ho Chi Minh, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Đài phát thanh Hà Nội đã đưa tin Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó hai ngày, tuyên bố rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ tạm dừng các hoạt động quân sự ở miền Nam trong ba ngày nhằm để tang Bác. Continue reading “04/09/1969: Đài phát thanh Hà Nội đưa tin Hồ Chí Minh qua đời”

Lê Duẩn: Nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam

Tác giả: Phạm Quốc Sử

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, Lê Duẩn (1907 – 1986) là một trong số ít nhân vật có tầm vóc, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của đất nước.

Không giống với các mẫu nhân vật được phản ánh qua sách báo, truyền thông có phần lý tưởng hóa, mang nhiều yếu tố huyền thoại, có vẻ như ông là con người hiện thực hơn, chung đúc, hội tụ được nhiều phẩm chất, tính cách của con người Việt Nam. Điều đó khiến cho ở ông thể hiện rất rõ bóng dáng dân tộc: Vừa gan lì, ý chí, lại vừa giàu cảm xúc, dễ tha thứ. Có vẻ như ông là nhân vật thuần Việt, ít chịu ảnh hưởng bởi nước ngoài, mặc dù vẫn phải chịu tiếng rằng có lúc thân Trung hay thân Xô. Ông cũng là người không có thiên hướng che dấu tình cảm, mà để tính cách bộc lộ. Ông là một trong số hiếm lãnh đạo tối cao ở Việt Nam không để lại hồi ký. Ông mặc cho lịch sử tìm hiểu, phán xét mà không tự cung cấp hay định hướng thông tin cho người đời, cho hậu thế đánh giá về mình.  Continue reading “Lê Duẩn: Nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam”

Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?

Nguồn: Lien-Hang Nguyen, “Who Called the Shots in Hanoi?”, The New York Times, 14/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất kỳ câu chuyện nào về chiến sự trong Chiến tranh Việt Nam cũng đều nói rằng Mỹ đã phải chiến đấu với một “kẻ thù khó nắm bắt”: những toán lính du kích bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng biến mất; hay các tư lệnh tiểu đoàn nhất định không chịu đánh công khai. Tuy nhiên, câu nói sáo rỗng ấy có nhiều ý nghĩa hơn những gì hầu hết chúng ta nghĩ. Thậm chí đến tận năm 1967, quân đội, tình báo và các lãnh đạo dân sự Mỹ vẫn hoàn toàn không biết ai mới thực sự là người ra quyết định tại Hà Nội.

Ai lãnh đạo Bắc Việt Nam?

Ở một mức độ nào đó, đây là những gì chính quyền miền Bắc mong muốn – một ấn tượng rằng mọi quyết định đều là tập thể, dù vẫn có bàn tay dẫn dắt nhẹ nhàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự nhầm lẫn của người Mỹ, dù không cố ý, nhưng cũng phản ánh thực tế là chính trị miền Bắc còn lộn xộn và chia rẽ, một trong những thực tế mà tới nay các nhà sử học mới hiểu được phần nào. Continue reading “Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?”

Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’

lekientrung

Tác giả: Tô Lan Hương (phỏng vấn)

Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã có những chia sẻ thẳng thắng về cha mình – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, nên khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng về Tổng Bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông, tôi đã nghĩ Tướng Lê Kiên Trung khó mà thẳng thắn, sòng phẳng với những câu hỏi mà tôi sẽ hỏi anh. Nhưng sau buổi trò chuyện 2 tiếng đồng hồ, tôi biết mình đã vội vàng khi dự đoán thế!

Cha tôi quyết đoán, nhưng không bất chấp

– Thưa Thiếu tướng Lê Kiên Trung, khác với nhiều người thân trong gia đình mình, anh hầu như chưa từng xuất hiện trên báo chí và chia sẻ những câu chuyện về Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn? Continue reading “Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’”

Đại tướng Lê Đức Anh viết về ‘người anh’ Lê Duẩn

leduan

“Chúng ta thường nói Đại hội Đảng VI là mốc son của công cuộc đổi mới đất nước. Điều đó đúng, nhưng không có nghĩa là đến Đại hội VI mới có đổi mới, ý tưởng này đã manh nha từ Đại hội IV, tới Đại hội V nó rõ dần, và tới trước thềm Đại hội VI thì tình thế, điều kiện về mọi mặt chín muồi cho Đảng và Nhà nước ta quyết định công bố đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước”, Đại tướng Lê Đức Anh nhớ lại.

“Ông Hai trăm Bu-gi”

Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với anh Lê Duẩn là tại Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng đầu năm 1947 ở Đồng Tháp Mười. Lúc đó ở Nam Bộ tổ chức cộng sản có hai phái  “Tiền Phong” và “Giải Phóng” cùng lãnh đạo quần chúng làm cách mạng  nhưng hai phái không đoàn kết mà lại tranh giành ảnh hưởng với nhau. Anh Lê Duẩn chủ trì hội nghị, một hội nghị vô cùng quan trọng vì không những nó hợp nhất, củng cố, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà nó còn định hướng cho tổ chức Đảng các cấp trong toàn Xứ ủy để lãnh đạo kháng chiến chống Pháp trước tình hình cấp bách đang diễn ra. Continue reading “Đại tướng Lê Đức Anh viết về ‘người anh’ Lê Duẩn”

Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ

ctvt

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang  là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog. Continue reading “Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ”