Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh

Ft-populismo-marty-1024x505

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The Tides of Latin American Populism”, Project Syndicate, 22/12/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà chính trị mị dân và dân túy như ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen đang khiến chính trị phương Tây dậy sóng. Nhưng ở Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo dân túy đang mất đi sự ủng hộ: Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina vừa thất bại trong cuộc bầu cử năm 2015; ở Venezuela, Đảng Xã hội của Tổng thống Nicolás Maduro đã gặp thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ; và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang đối mặt với viễn cảnh bị luận tội. Nhiều người suy đoán rằng “cơn thủy triều hồng” của chủ nghĩa dân túy, điều đã đẩy khu vực [Mỹ Latinh] về phía cánh tả trong vòng 15 năm qua, hiện đang đổi chiều. Nhưng liệu chủ nghĩa dân túy có thực sự là điều  mà các quốc gia này đang chối bỏ? Continue reading “Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh”

Thêm nhiều dấu hiệu đàn áp tự do biểu đạt ở Trung Quốc

cyber-740x600

Nguồn:More general signs of a crackdown on expression,” The Economist, 05/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giữa tháng 8 năm nay, Triệu Thiếu Lân (Zhao Shaolin), cựu ủy viên thường vụ tỉnh ủy Giang Tô, một tỉnh miền Đông Trung Quốc, đã bị bắt giữ bởi ủy ban chống tham nhũng của đất nước này. Không có gì bất thường trong sự kiện đó. Hàng chục ủy viên tỉnh ủy đã bị bắt giữ trong một chiến dịch chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc. Điều đáng ngạc nhiên là những tội danh mà ông Triệu bị cáo buộc. Những tội danh như thế này thường nhấn mạnh khối lượng tài sản khổng lồ được cho là đã bị bòn rút từ các hoạt động bất chính. Tuy nhiên, tội danh của ông Triệu, theo tờ Nhật báo Bắc Kinh, một tờ báo của đảng, là đã coi thường kỷ luật đảng bằng cách chỉ trích các chính sách của chính phủ. Theo lời giáo sư Tạ Xuân Đào (Xie Chuntao) của Trường Đảng Trung ương, một số người nghĩ “họ thông minh hơn Đảng, mà như thế thì không được phép.” Continue reading “Thêm nhiều dấu hiệu đàn áp tự do biểu đạt ở Trung Quốc”

Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?

dungdo

Nguồn: Gideon Rachman, “Do Paris terror attacks highlight the clash of civilizations?”, The Financial Times, 16/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đa văn hóa không phải là một khát vọng tự do ngây thơ – đó là hiện thực của thế giới hiện đại.

Kể từ khi cố học giả Samuel Huntington dự đoán rằng nền chính trị quốc tế sẽ bị chi phối bởi “sự đụng độ giữa các nền văn minh“, lý thuyết của ông, lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1993, đã tìm thấy một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong số các chiến binh Hồi giáo. Những kẻ khủng bố gây ra vụ giết người hàng loạt tại Paris là một phần trong phong trào cho rằng Hồi giáo và phương Tây chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi một cuộc chiến sinh tử.

Trái với điều đó, các chính trị gia hàng đầu của phương Tây đã gần như luôn luôn bác bỏ phân tích của Huntington. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng đã nói: “Không có sự đụng độ nào giữa các nền văn minh.” Và cuộc sống hàng ngày ở các nước phương Tây đa văn hóa, mà hầu hết trong số đó có những nhóm lớn của người Hồi giáo thiểu số, đã hàng ngày bác bỏ ý tưởng rằng các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau không thể sống và làm việc cùng nhau. Continue reading “Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

Tại sao Einstein nổi tiếng?

albert_einstein_6-wallpaper-1366x768

Nguồn: Andrew Robinson, “Why is Einstein Famous?”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Albert Einstein công bố thành tựu lớn nhất của ông, thuyết tương đối rộng, ở Berlin một thế kỷ trước, vào ngày 25/11/1915. Trong nhiều năm, hầu như không có bất kỳ nhà vật lý nào có thể hiểu được lý thuyết này. Nhưng, kể từ những năm 1960, sau nhiều thập niên tranh cãi, hầu hết các nhà vũ trụ học đã xem thuyết tương đối rộng là lời giải thích tốt nhất hiện có, nếu không muốn nói là bản mô tả hoàn thiện, về các cấu trúc được quan sát thấy của vũ trụ, bao gồm cả lỗ đen.

Tuy nhiên, ngay cả cho đến ngày nay, hầu như không ai ngoài các chuyên gia có thể hiểu được thuyết tương đối rộng – không giống như thuyết chọn lọc tự nhiên, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, và lưỡng tính sóng – hạt trong lý thuyết lượng tử chẳng hạn. Vậy tại sao Einstein lại là nhà khoa học nổi tiếng nhất và được trích dẫn (và trích dẫn sai) nhiều nhất trên thế giới – vượt xa cả Isaac Newton hay Stephen Hawking – cũng như là một điển hình cho thiên tài? Continue reading “Tại sao Einstein nổi tiếng?”