Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Cung Hoàng đế tên huý là Xuân, cháu bốn đời của Vua Thánh Tông, cháu nội Kiến Vương Tân, con thứ Cẩm Giang Vương Sùng, là em cùng mẹ với Vua Chiêu Tông. Vua sinh ngày 26 tháng 7 năm Đoan Khánh thứ 3 [2/9/1507]; ở ngôi 5 năm. Vào ngày 15 tháng 6 năm Thống Nguyên thứ 6 [12/7/1527], Mạc Đăng Dung bắt phải nhường ngôi, sau đó mấy tháng bị Đăng Dung giết, chôn ở lăng Hoa Dương.

Khởi đầu sự nghiệp, trong chiếu lên ngôi lấy cớ anh ruột là Vua Chiêu Tông bị kẻ gian bắt hiếp đưa ra ngoài, bèn lên ngôi vua, niên hiệu Thống Nguyên. Continue reading “Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế”

Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Trịnh Duy Sản sau khi giết Vua Lê Tương Dực liền bàn mưu với các tông thất và đại thần, định lập Quang Trị, con của Mục Ý Vương; Mục Ý Vương là em của Cẩm Giang Vương Sùng. Nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại không nghe, bàn lập con trưởng của Cẩm Giang Vương Sùng, là Y. Tường quận công Phùng Dĩnh sai lực sĩ giết Mại ở Nghị sự đường trong cung cấm, rồi lập Quang Trị khi ấy mới 8 tuổi. Mới được 3 ngày, chưa kịp đổi niên hiệu, thì Trịnh Duy Đại, anh Duy Sản, đem Quang Trị về Tây Đô, Thanh Hóa. Continue reading “Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực”

Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Lê Tương Dực tên húy là Oánh, còn gọi là Dinh, là cháu của Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Tân, ở ngôi 8 năm, thọ 24 tuổi, bị quyền thần Trịnh Duy Sản giết, táng ở Nguyên Lăng. Vua buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, cũng đáng coi là có công nghiệp. Song chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, dẫn đến nguy vong. Mẹ vua là Huy Từ Kiến Hoàng thái hậu Trịnh thị, tên húy là Tuyên, người làng Thủy Chú, huyện Lôi Dương [Thanh Hóa], con gái thứ tư của Đô đốc thiêm sự kiêm Tả công chính Trịnh Trọng Phong, sinh vua vào năm ngày 25 tháng 6 năm Hồng Đức thứ 26 [16/7/1495]. Continue reading “Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực”

Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 18 tháng Chạp năm Thái Trinh thứ nhất [22/1/1505], Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ, Tông nhân lệnh Tự ân sứ Lê Năng Nhượng cùng các Công, Hầu, Bá, Phò mã, Đô uý, các quan năm phủ, sáu bộ, Ngự sử đài, Đông các, Hàn lâm, Lục tự, Lục khoa, Đề hình các quan 13 đạo, đến điện Hương Minh đón con thứ hai của Hiến Tông là Tuấn lên ngôi Hoàng đế. Đại xá, đổi niên hiệu lấy năm sau là năm Đoan Khánh thứ nhất. Continue reading “Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục”

Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Cảnh Thống thứ 3 [24/2/1500], tức Minh Hoằng Trị năm thứ 13, Vua sai 2 sứ bộ sang nhà Minh: Hình bộ tả thị lang Nguyễn Duy Trinh, Lễ khoa đô cấp sự trung Lê Lan Hinh, Thượng bảo thiếu khanh Nguyễn Nho Tông tạ ơn phúng tế Vua cha Thánh Tông; Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục tư huấn Đỗ Nhân, Thông sự ty thừa Bùi Đoan Giáo tạ ơn việc sách phong và xin ban mũ áo cho Vua. Năm sau các sứ bộ đến Bắc Kinh, được ban yến, tặng các loại lụa; và tặng cho Vua Hiến Tông một bộ lễ phục, một bộ thường phục, 1 bộ dây đai vàng và tê giác. Sau khi nhận y phục, Sứ thần Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu nhận thấy rằng y phục tặng cho Vua không đúng theo phục sức của tước Vương, nên đưa lời khiếu nại; triều đình nhà Minh với lập luận kỳ thị, bảo rằng Vương An Nam còn có bổn phận làm thần dân của Thiên tử, nên chỉ ban y phục thần dân mà thôi: Continue reading “Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà”

Vua Lê Hiến Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Hiến Tông tên húy là Tranh, là con trưởng của Thánh Tông, ở ngôi 7 năm, thọ 44 tuổi, lúc mất táng ở Dụ Lăng. Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận nước thái bình, nhưng ở ngôi không lâu, thật đáng tiếc! Mẹ ngài là Trường Lạc hoàng thái hậu họ Nguyễn, tên húy là Hằng, người ở trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, là con gái thứ hai của Thái uý Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung.

Vua sinh ra dáng vẻ khôi ngô, mũi cao, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường, Thánh Tông yêu quý lắm. Năm Quang Thuận thứ 3 [31/3-29/4/1462], tháng 3, sách lập làm Hoàng thái tử. Ngày 30 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 28 [3/3/1497], Vua Thánh Tông băng, ngày mồng 6 tháng 2 [9/3/1497] nhà Vua lên ngôi, năm sau đổi sang niên hiệu Cảnh Thống. Continue reading “Vua Lê Hiến Tông lên ngôi”

Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Hồng Đức thứ 23 [27/4-25/5/1492] (Minh Hoằng Trị năm thứ 5), sai các quan đến 13 ty thừa tuyên để thẩm tra việc hình ngục:

Lúc ấy, việc ngục tụng phần nhiều đình trệ, nhà vua hạ lệnh cho các quan trong Hàn lâm viện, Lục khoa và Ngự sử đài chia nhau đi 13 xứ thẩm xét phán đoán những hình ngục còn đọng lại.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 13, trang 67b.

Nhân Vua Hiếu Tông nhà Minh sách phong Hoàng thái tử, bèn sai sứ mang sắc đến báo tin cho các nước Triều Tiên và An Nam. Đến cuối năm, sứ bộ đến nước ta; tuy nhiên trong văn bản Minh Thực Lục ghi tên Chánh sứ là Lang trung bộ Hình Thẩm Tường, riêng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi Lang trung bộ Hình Thẩm Phụng; như vậy không rõ ý muốn đổi tên, hay là chép sai: Continue reading “Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 17 [1/3/1486, tức Minh Thành Hóa năm thứ 22], định việc dựng mốc giới hạn ruộng đất công tư. Quan phủ huyện chiếu theo bốn mặt giới hạn ruộng đất trong sổ, đối chiếu với ruộng đất được ban cấp, tập hợp những người già cả và xã thôn trưởng cùng nhau chỉ dẫn về thực tế ruộng đất, dựng mốc giới để làm phép vững chắc lâu dài.

Ngày 24 tháng 4 [27/5/1486] ra sắc chỉ rằng ruộng công cứ 6 năm cho kiểm tra đo đạc lại, để quân cấp như trước. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 13 (19/1-17/2/1482, Minh Thành Hóa thứ 18), nhà vua đi tuần du đến Tây Kinh, Thanh Hóa và định thể lệ tuyển cử quan chức ở ty Thừa chính:

Trước đây, quan chức ở 3 ty: Đô, Thừa, Hiến các xứ có khuyết ngạch; nếu thuộc về quan chức ở Đô tổng binh sứ ty hoặc Hiến sát sứ ty, thì do bầy tôi trong triều đình công đồng tuyển cử; còn quan chức thuộc Thừa chính sứ ty thì do bộ Lại đề cử. Nhà vua nhận thấy Thừa chính sứ ty chức trách cũng nặng, việc lựa chọn nên cẩn thận, bèn hạ sắc lệnh: từ nay, nếu viên chức ở Thừa chính sứ ty có khuyết, cũng giao cho bầy tôi trong triều đình tuyển cử theo như thể lệ tuyển cử quan chức ở Đô tổng binh sứ ty và Hiến sát sứ ty.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 23. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 11 [11/2-10/3/1480] (Minh Thành Hóa năm thứ 16), sau khi đánh dẹp Bồn Man [Trấn Ninh, Ai Lao] xong, xa giá nhà Vua về đến kinh sư. Tình hình biên giới Việt – Trung vẫn tiếp tục căng thẳng, sứ giả nước ta đến Quảng Tây, bị viên Tri châu huyện Bằng Tường bắt giữ. Về phía Vân Nam, viên Thái giám trấn thủ Tiền Năng tâu rằng trước đó quân An Nam đến đóng tại Mông Tự, phía nam Vân Nam, lấy cớ là chặn chỗ hiểm để bắt trộm cướp: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng hai nhuận năm Hồng Đức thứ 8 [15/3-12/4/1477] (Minh Thành Hóa năm thứ 13), cho xây lại thành Đại La. Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ thời nhà Đường đô hộ năm Đại Lịch thứ 2 (767); sau này các triều đại nước ta noi theo, phát triển thêm, tức thành Thăng Long.

Tháng 3, Sứ bộ Trần Cẩn đến triều Minh tâu bày việc bang giao giữa hai nước; được đãi yến và tặng quà: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 3 năm Hồng Đức thứ 3 [8/4-7/5/1472] (Minh Thành Hóa thứ 8), cho các thư lại đỗ thi Hương, được thực thụ chức quan. Mở kỳ thi Hội, lấy đậu 26 người; qui định đề tài trong 4 kỳ thi:

Tháng 3, hạ lệnh rằng, lại viên các nha môn nếu thi đỗ khoa thi hương thì được bổ lên chính quan…

 Thi hội chọn sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Tuấn Ngạn 26 người. Phép thi:

 Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ Thư [Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung], người thi tự chọn lấy 4 đề, làm 4 bài văn, Luận Ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề. Ngũ Kinh [Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu]: mỗi kinh 3 đề, người thi tự chọn 1 đề mà làm. Duy kinh Xuân Thu thì 2 đế gộp làm 1 mà làm. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thảng Giêng năm Hồng Đức thứ 2 [21/1-19/2/1471], tức Minh thành Hóa năm thứ 7, đại quân sắp vào đất giặc, Vua cho tập thủy chiến tại cửa biển Thuận Hóa và vẽ bản đồ Chiêm Thành dâng lên. Ngày mồng 6, bắt sống viên quan Chiêm Thành giữ cửa ải Cu Đê, Đà Nẵng. Bấy giờ theo truyền thống nhà Vua ngự giá ra cõi ngoài; các Tù trưởng dân tộc thiểu số và Sứ thần Ai Lao đến cống. Vua soạn sách lược bình Chiêm, cho dịch ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi; chuẩn bị thóc luộc chín có thể để lâu, dùng cung cấp quân lương lâu ngày: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Quang Thuận thứ 9 [25/1-23/2/1468], tức Minh Thành Hóa năm thứ 4, vua ra sắc chỉ cho những quan chức tại nơi nước độc xa xôi, nếu làm việc tốt, hết hạn 6 năm được thuyên chuyển về nơi đất lành; nếu bê trễ sẽ bị bổ đến miền biên cương xa xôi thêm 6 năm nữa, mới được cứu xét:

Mùa xuân, tháng Giêng, ra sắc chỉ rằng: Những quan viên nhậm chức nơi nước độc chốn biên cương xa xôi, người nào biết cách nuôi vỗ dân, đốc thúc không phiền nhiễu dân mà vẫn thu đủ thuế, đủ hạn 6 năm thì cho chuyển về nơi đất lành. Nếu ai kiếm cớ đau ốm né tránh, nộp thuế thiếu nhiều, thì phải bổ đi miền biên cương xa, đủ 6 năm nữa mới được quyết định lại. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 45a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngày 27 tháng giêng năm Quang Thuận thứ 8 [3/3/1467] (Minh Thành Hóa năm thứ 3), nhà Vua đến bái yết Lam Kinh. Ngày 29 [5/3/1467] hành cung Vua đóng tại điện An Lạc. Ngày mồng một tháng 2 [6/3/1467] có nhật thực, làm lễ tế văn miếu. Ngày mồng 8 [13/3/1467] sai bọn Thượng thư bộ Hộ Trần Phong khám đất tại Lam Sơn, để cấp cho các công thần:

Ngày 27, vua bắt đầu đến Lam Kinh bái yết lăng Lam Kinh. Ngày 29, ngự giá đóng tại hành điện An Bạc. Ban phép tập trận đồ. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngày 17 tháng Giêng năm Quang Thuận năm thứ 5 [23/2/1464], Vua Anh Tông nhà Minh mất; 5 hôm sau vào ngày 28/2/1464 Vua Hiến Tông lên ngôi:

Mùa xuân, tháng Giêng, ngày 17, vua Anh Tông nhà Minh băng. Ngày 22, Thái tử Kiến Nhu lên ngôi, đổi niên hiệu là Thành Hóa. Đó là Hiến Tông.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 15a.

Tháng 2 [8/3-6/4/1464], Vua Lê Thánh Tông trở về Thanh Hóa bái yết lăng tẩm. Ban sắc khen Thượng thư bộ Hình Lê Cảnh Huy đã đưa lời nói thẳng; khuyến khích nên xét kỹ những vụ án oan uổng, để xứng với chức vụ: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Quang Thuận thứ 2 [12/3-10/4/1461], Vua Thánh Tông về Thanh Hóa, bái yết lăng tẩm:

Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết sơn lăng.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 7a.

Vào tháng 8 năm ngoái, Vua Anh Tông nhà Minh sai sứ bộ Duẫn Mân sang phong Lạng Sơn Vương Nghi Dân. Tháng 2 năm nay đến Quảng Tây, thì biết tin Nghi Dân cướp ngôi đã bị người trong nước lật đổ; rồi đưa Lê Hạo, tức Vua Thánh Tông, lên ngôi. Sau khi nghe Duẫn Mân tâu, Vua Minh quyết định cho sứ bộ trở về kinh: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)”

Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong năm Canh Thìn, tức Minh Thiên Thuận thứ 4 [1460] nước ta có 2 niên hiệu. Lạng Sơn Vương Nghi Dân cướp ngôi vào ngày mồng 3 tháng 10 năm trước [28/10/1459]; năm sau tiếp tục niên hiệu Thiên Hưng năm thứ 2, cho đến ngày mồng 6 tháng 6 [24/6/1460] thì bị lật đổ. Sau đó Vua Lê Thánh Tông lên ngôi, với niên hiệu Quang Thuận năm thứ nhất.

Vào tháng 2 [22/2-22/3/1460], Nghi Dân làm cuộc cải tổ hành chánh, đặt ra 6 bộ, 6 khoa; trước kia chỉ có 2 bộ, nay đặt 6 bộ gồm Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công: Continue reading “Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi”

Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm ngoái Thái Hòa thứ 7 [1449], tại Chiêm Thành, Ma Ha Quí Do giành ngôi của người anh là Ma Ha Quí Lai, nên bị vua Lê Nhân Tông nước ta gửi thư trách. Vốn ôm lòng oán hận, lại muốn tránh tội cướp ngôi; Quí Do mạo tên là Quí Lai, sai sứ sang nhà Minh tố cáo Đại Việt mấy lần xâm hại, bắt người nước này kể cả nam lẫn nữ đến 33.500. Trong chiếu thư gửi Vua Lê Nhân Tông vào năm nay, tức Thái Hòa thứ 8 [1450], Vua nhà Minh nêu việc này lên, để phản đối: Continue reading “Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông”

Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Thái Hòa thứ 6 [3/1448], Đèo Mạnh Vượng, tri châu Phục Lễ vùng Lai Châu có tội. Triều đình bắt Mạnh Vượng tự tử, rồi trao chức Chiêu thảo sứ cho em Vượng:

Tháng 2, Tư không châu Phục Lễ Đèo Mạnh Vượng có tội, cho tự tử. Sai nhập nội tư mã Lê Ê đem 5.000 quân hộ tống người em thứ của Mạnh Vượng, cho làm chiêu thảo sứ tri châu Phục Lễ, thay trông coi dân chúng của Mạnh Vượng và tịch thu gia sản của Mạnh Vượng. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)”