Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?

Nguồn: Minxin Pei, “Did Liu Xiaobo Die for Nothing?Project Syndicate, 16/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái chết tương đối đột ngột của Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc bị giam cầm và là chủ nhân giải Nobel Hòa bình, là một tổn thất lớn. Đồng thời nó cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang quyết tâm bảo vệ độc quyền chính trị của mình bằng mọi phương tiện và bằng mọi giá.

Ông Lưu, 61 tuổi, từng là nhà phê bình văn học và người ủng hộ có tiếng cho các quyền con người và phản kháng bất bạo động, đã trải qua tám năm cuối đời sau song sắt vì những cáo buộc ngụy tạo về tội “lật đổ [chính quyền].” Tội trạng thực sự của ông là kêu gọi dân chủ ở Trung Quốc. Trước khi bị bắt giam, ông đã liên tục bị cảnh sát giám sát và sách nhiễu. Khi ông được trao giải Nobel năm 2010, chính quyền Trung Quốc không những ngăn cản gia đình ông đến Oslo nhận giải mà còn đặt vợ ông vào vòng quản thúc tại gia. Continue reading “Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?”

Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguồn: Perry Link, “The Passion of Liu Xiaobo,” The New York Review of Books, July 13, 2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên đấu tố thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2010, người bị kết án 11 năm tù vì “kích động lật đổ” chính phủ Trung Quốc vừa qua đời hôm thứ Năm (13/07/2017), đã thể hiện một con đường khác. Ông Lưu, sinh năm 1955, mới 11 tuổi khi các trường học đóng cửa, nhưng ông vẫn tiếp tục đọc sách, ở bất cứ đâu ông tìm được. Không có giáo viên dạy ông về việc chính phủ muốn ông nghĩ về cái mình đọc như thế nào, ông bắt đầu tự mình suy nghĩ—và ông thích điều đó. Mao vô tình đã dạy cho ông một bài học đi ngược lại chính mục đích của Mao là biến trẻ em thành “hồng tiểu binh.” Continue reading “Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba”

Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử

_63290681_glizhensheng

Nguồn: Liu Xiaobo, “The Cultural Revolution at 40”, Project Syndicate, 26/05/2006.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đến tháng này (5/2006) là  tròn 40 năm, nhưng dù cho đã qua 20 năm tự do hóa kinh tế, vết thương của nó vẫn còn là chủ đề cấm kị. Nhà cầm quyền ngày nay vẫn chưa dám đối mặt với quá khứ cũng như trách nhiệm đạo đức của mình. Do đó, ba mươi năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, cuộc tự đánh giá cần thiết ở cấp độ quốc gia về sự kiện này vẫn chưa bắt đầu.

Tất nhiên, Đảng Cộng sản đã coi cuộc Cách mạng Văn hóa là một “thảm họa”, một đánh giá được ủng hộ bởi quan điểm chính thống. Nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép thảo luận về cuộc Cách mạng Văn hóa trong khuôn khổ chính thống này, đàn áp mọi sự phê phán không chính thức khác. Các nhận định chính thức nói chung, và việc sử dụng Lâm Bưu (từng là Phó Chủ tịch và là người được chọn kế vị Mao Trạch Đông, nhưng sau này đã nổi dậy chống lại ông) và “Tứ nhân bang” như kẻ chịu trách nhiệm chính, đang che lấp đi lỗi lầm của Mao và Đảng, cũng như các khiếm khuyết cố hữu của hệ thống. Continue reading “Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử”

#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc

Nguồn: Liu Xiaobo (2006). “Liu Xiaobo on China’s Quest for Democracy”, Journal of Democracy, Volume 22, Number 1, January 2011, pp. 152-166.>>PDF

Biên dịch Hiệu đính: Lý Song Anh

Giới thiệu

Ngày 8-10, Ủy ban Nobel của Na Uy thông báo Giải Nobel Hòa bình 2010 sẽ được trao cho Lưu Hiểu Ba  – nhà văn và nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang bị giam giữ “vì cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông vì quyền con người cơ bản ở Trung Quốc.” Ông Lưu – tác giả của 11 cuốn sách và hàng trăm bài luận – là một nhân vật chủ chốt trong phong trào dân chủ Trung Quốc từ thời những sự kiện dẫn tới cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông bị bỏ tù trong thời gian 1989-91 và 1996-99. Các hoạt động của ông trong thập niên vừa qua bao gồm việc làm chủ tịch Trung tâm Independent Chinese PEN Center và là biên tập viên của tạp chí Trung Hoa Dân chủ [Democratic China]. Ông là người soạn thảo chính và là người ký tên quan trọng trong Hiến chương 08, một văn kiện mô phỏng theo Hiến chương 77 của Tiệp Khắc, nhằm kêu gọi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc. Continue reading “#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc”