Tập Cận Bình và nghịch lý quyền lực

Nguồn: Minxin Pei, “Xi Jinping and the Paradox of Power,” Foreign Affairs, 21/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thất bại của Mao tiết lộ cho chúng ta biết điều gì về hệ quả của việc tập trung quyền lực?

Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã giành chiến thắng toàn diện tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào giữa tháng 10. Như được kỳ vọng, ông đã giành được nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ, ngoài ra còn tìm cách lấp đầy Bộ Chính trị và Ban Thường vụ bằng những người trung thành với mình. Trong một màn phô trương quyền lực chính trị, ông buộc hai đối thủ hàng đầu là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Uông Dương phải nghỉ hưu, dù cả hai đều chưa đến tuổi nghỉ hưu không chính thức là 68. Ngôi sao trẻ đang lên, Hồ Xuân Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm và là người được cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bảo trợ, cũng đã bị phế truất thẳng thừng ngay phút cuối. Continue reading “Tập Cận Bình và nghịch lý quyền lực”

Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử

Nguồn: Minxin Pei, “China can turn debt trap of its own making into historic opportunity,” Nikkei Asia, 24/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh nên “cắt lỗ” và tập trung vào việc lấy lại danh tiếng.

Khi nói đến sự gắn kết của nền kinh tế Trung Quốc với các nước đang phát triển, khía cạnh gây tranh cãi nhất là các chương trình cho vay khổng lồ, thứ đã bơm hàng trăm tỷ USD tiền vay vào các nước nghèo trong vòng 15 năm qua.

Các nhà phê bình đã lên án hoạt động cho vay ở nước ngoài của Bắc Kinh là một hình thức bẫy nợ nham hiểm, sẽ dần biến những nước đi vay thành chư hầu kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay, mặt còn lại của câu chuyện này đã được hé lộ: chính Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy nợ mà họ đã đào cho người khác. Continue reading “Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử”

Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?

Nguồn: Minxin Pei, “Putin’s Russia is a trap China should avoid”, Nikkei Asia, 13/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự hào về việc học được các bài học từ sự sụp đổ của các chế độ độc tài khác. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt hàng các nghiên cứu của giới hàn lâm và tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu xem chế độ Liên Xô hùng mạnh một thời đã sụp đổ như thế nào.

Đây hoàn toàn không phải là một việc làm vô ích. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô, chẳng hạn như sự dàn trải sức mạnh quá đà, chạy đua vũ trang tốn kém và kinh tế trì trệ, đã giúp ĐCSTQ hình thành chiến lược tồn tại của mình trong thời kỳ hậu khủng hoảng Thiên An Môn. Nhìn chung, đảng đã được hưởng lợi từ những bài học này – cho đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng một chiến lược hoàn toàn mới sau khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Continue reading “Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?”

Lý giải hiện tượng ‘ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “Chinese Diplomats Behaving Badly”, Project Syndicate, 09/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà ngoại giao Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng là những người được đào tạo bài bản, thận trọng,và nhàm chán, những người sẽ theo đuổi nhiệm vụ của họ một cách kiên quyết mà không tạo ra những công luận bất lợi. Nhưng một lứa các nhà ngoại giao trẻ đã bỏ qua các chuẩn mực ngoại giao lâu nay nhằm tích cực thúc đẩy dòng quan điểm của Trung Quốc về COVID-19. Hiện tượng này được gọi là “ngoại giao chiến lang” – và nó đang phản tác dụng.

Ngay trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 nổ ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ thị cho các nhà ngoại giao Trung Quốc phải áp dụng một cách tiếp cận quyết liệt hơn để bảo vệ lợi ích và danh tiếng của Trung Quốc ở nước ngoài. Đại dịch – vốn có thể đã có quy mô nhỏ hơn nhiều nếu chính quyền Vũ Hán không phạm phải những sai lầm ban đầu – đã mang lại một cơ hội hoàn hảo để biến chỉ thị này thành hành động. Continue reading “Lý giải hiện tượng ‘ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc”

Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coronavirus Is a Disease of Chinese Autocracy”, Project Syndicate, 28/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự bùng phát dịch viêm phổi do virus corona mới bắt đầu từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã khiến hơn 4.000 người bị lây nhiễm – chủ yếu ở Trung Quốc. Nhưng cũng đã có những nạn nhân ở một số quốc gia khác, từ Thái Lan đến Pháp và Hoa Kỳ. Dịch bệnh cũng đã khiến hơn 100 người thiệt mạng. Nếu xét lịch sử đối phó với các dịch bệnh của Trung Quốc – từ Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) tới dịch tả lợn châu Phi – cũng như nhận thức rõ ràng của các quan chức về sự cần thiết phải tăng cường năng lực giải quyết những “rủi ro lớn”, tại sao dịch bệnh vẫn xảy ra? Continue reading “Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc”

Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Risky Endgame in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù sự leo thang bạo lực nhanh chóng ở Hồng Kông đã đủ đáng sợ, nhưng mọi thứ có thể vẫn còn trở nên tồi tệ hơn nữa. Thông cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa kết thúc của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có kế hoạch thắt chặt sự kìm kẹp của mình đối với thuộc địa cũ của Anh bằng bất cứ giá nào. Ông Tập nên chuẩn bị để gánh chịu những phí tổn khổng lồ.

Thông cáo bao gồm hai cam kết đáng lo ngại. Đầu tiên, chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ “điều khiển và kiểm soát” (guanzhi) Hồng Kông (và Ma Cao) bằng cách “sử dụng tất cả các quyền lực được trao theo hiến pháp và Luật Cơ bản”, bản tiểu hiến pháp xác định tình trạng của Hồng Kông. Thứ hai, Trung Quốc sẽ xây dựng và cải thiện một hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại cả hai đặc khu hành chính. Continue reading “Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông”

Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coming Crisis of China’s One-Party Regime”, Project Syndicate, 20/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 10 năm nay, để đánh dấu 70 năm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhằm ca ngợi thành tích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ năm 1949. Nhưng bất chấp sự tự tin và lạc quan rõ ràng của ông Tập, các thành viên trên dưới của  Đảng ngày càng lo lắng cho triển vọng tương lai của chế độ – với những lý do chính đáng.

Vào năm 2012, khi Tập lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ, ông đã hứa rằng Đảng sẽ cố gắng mang lại những thành công vĩ đại trước thềm hai lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới, đó là ngày thành lập ĐCSTQ vào năm 1921 và ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Nhưng một sự suy giảm kinh tế dai dẳng và căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ có thể sẽ làm xáo trộn tâm trạng của ĐCSTQ trong lễ kỷ niệm năm 2021. Và chế độ độc đảng thậm chí có thể không tồn tại được cho đến năm 2049. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc”

Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?

Nguồn: Minxin Pei, “A Tiananmen Solution in Hong Kong?”, Project Syndicate, 12/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông dường như đang hướng đến một cao trào thảm khốc. Với việc chính quyền Trung Quốc hiện đang sử dụng các luận điệu gợi nhớ đến giai đoạn trước khi xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông – và thực sự là cả nền dân chủ của nó – có thể đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Trong hơn hai tháng qua, Hồng Kông đã bị bao vây bởi các cuộc biểu tình. Bị kích động bởi một dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục, các cuộc biểu tình đã phát triển thành các lời kêu gọi bảo vệ – hoặc có lẽ chính xác hơn là khôi phục – nền dân chủ bán tự trị của vùng lãnh thổ này, bao gồm cả việc tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước (đặc biệt là lực lượng cảnh sát). Continue reading “Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?”

Tại sao Trump cần giải thích chính sách Trung Quốc cho người dân Mỹ?

Nguồn: Min Xinpei, “The US Needs to Talk About China”, Project Syndicate, 22/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong tất cả những thay đổi chính sách đối ngoại Mỹ mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thực hiện, thay đổi hệ trọng nhất là việc áp dụng một lập trường mang tính đối đầu với Trung Quốc. Cách tiếp cận của Trump đã thay thế cho một chính sách hợp tác kéo dài hàng thập niên, không chỉ dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà còn làm dấy lên nỗi ám ảnh về xung đột vũ trang ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã gán cho Trung Quốc tên gọi “đối thủ” cạnh tranh chiến lược và “cường quốc đối địch”. Nhưng đó không chỉ là quan điểm của Trump: đối với giới chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa – cũng như một số nghị sĩ Đảng Dân chủ – Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với vị thế vượt trội toàn cầu và lợi ích sống còn của nước Mỹ. Continue reading “Tại sao Trump cần giải thích chính sách Trung Quốc cho người dân Mỹ?”

Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông

Nguồn: Min Xinpei, “China Is Courting Disaster in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thế giới đã bị choáng ngợp bởi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông chống lại việc chính quyền thành phố này đề xuất một đạo luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Khoảng một triệu người – gần một phần bảy dân số của thuộc địa cũ này của Anh – đã xuống đường vào ngày 9 tháng 6 để phản đối dự luật, và một cuộc biểu tình lớn khác vào ngày 12 tháng 6 đã dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.

Tuy nhiên, bất chấp các cuộc biểu tình lớn, chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm đạt được mục đích của mình. Thay vì rút lại dự luật, các nhà lãnh đạo Hồng Kông do Bắc Kinh kiểm soát đã tiến hành thủ tục rút gọn và định tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật tại Hội đồng Lập pháp của thành phố vào cuối tháng này. Việc thông qua dự luật này sẽ là một thảm họa không chỉ đối với Hồng Kông mà cả với Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông”

Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn

Nguồn: Minxin Pei, “The Lasting Tragedy of Tiananmen Square”, Project Syndicate, 31/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bước tiến của Trung Quốc hướng tới một xã hội mở đã kết thúc khi Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA) tàn sát ít nhất hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người biểu tình ôn hòa trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào ngày 3-4 tháng 6 năm 1989. Cuộc đàn áp đã để lại một vết nhơ lâu dài cho sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của chế độ nhằm tẩy trắng lịch sử và đàn áp ký ức tập thể.

Ba thập niên sau, hậu quả từ quyết định của ĐCSTQ trong việc đè bẹp cuộc biểu tình đã trở nên ngày càng khó tránh hơn. Nhìn lại, rõ ràng thảm kịch này đã làm thay đổi tiến trình lịch sử Trung Quốc một cách sâu sắc, làm đất nước này mất đi khả năng chuyển đổi dần dần và hòa bình sang một trật tự chính trị tự do và dân chủ hơn. Continue reading “Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn”

Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?

Nguồn: Minxin Pei, “Is Trump’s Trade War with China a Civilizational Conflict?”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuối tháng trước, tại một diễn đàn an ninh ở Washington, DC, Kiron Skinner, Giám đốc Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã mô tả cuộc xung đột Mỹ-Trung ngày nay là “một cuộc chiến với một nền văn minh và một hệ tư tưởng thực sự khác biệt, và Hoa Kỳ chưa từng gặp phải điều đó trước đây”. Nếu là một quả bóng thí nghiệm, nỗ lực rõ ràng nhằm định nghĩa cuộc đối đầu của chính quyền Trump với Trung Quốc này đã không thành công.

Bằng cách định nghĩa cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, Skinner – người giữ vị trí từng được đảm nhận bởi các ngôi sao sáng như George Kennan, Paul Nitze, Richard N. Haass và Anne-Marie Slaughter – vừa tỏ ra không có gì mới, vừa không chính xác. Nhà khoa học chính trị Samuel P. Huntington đã đưa ra khái niệm này hơn một phần tư thế kỷ trước, trong khi bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc lại là một thực thể đã bị phá sản về mặt hệ tư tưởng. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?”