Vai trò của Luật nhân đạo quốc tế trong xung đột

international-humanitarian-law

Nguồn: Olivier Bailly, “Même la guerre a ses lois”, Le Monde diplomatic, 10/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh

Trước khi ngồi lại với nhau ở Cuba để tìm kiếm con đường hòa bình, các lực lượng nổi dậy và chính phủ Colombia đã trải qua một thời kỳ xung đột lâu dài. Ngay cả trong thời kỳ nội chiến cũng tồn tại những luật lệ để bảo vệ thường dân: đó là luật nhân đạo quốc tế. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi “cuộc chiến chống khủng bố”, luật nhân đạo quốc tế vẫn ngăn không cho các bên hành động tùy ý đối với kẻ thù của mình.

Buổi sáng một ngày tháng giêng năm 2013, trong một khu dân cư tại thành phố nhỏ của Colombia là Saravena, Pedro đậu xe bên vệ đường và thả Sylvia xuống dưới tán cây. Cậu trêu cô: “Này, đừng có tra tấn các cậu bé đấy nhé”. Sylvia là y tá, hôm nay cô tới để tiêm vắc xin cho trẻ em trong khu phố này. Pedro đã định lái xe đi luôn, nhưng lại nhìn thấy 4 cảnh sát đi mô tô tới. Hôm nay cậu quên không đội mũ bảo hiểm. Nếu bị bắt, cậu sẽ phải nộp phạt nặng, vì thế Pedro muốn chờ đội cảnh sát đi qua rồi mới lái xe rời đi. Nhưng đến lúc viên cảnh sát thứ ba đi qua thì một tiếng nổ vang lên, một quả bom do quân nổi dậy đặt ngay trong cái cây nơi Pedro đứng phát nổ. Máu và bụi hòa lẫn với nhau, Sylvia ngã xuống. Pedro vẫn đứng đó, mắt phải bị phá hủy và cột sống bị chấn thương. Continue reading “Vai trò của Luật nhân đạo quốc tế trong xung đột”

Hiến pháp Hòa bình của Nhật đang bị đe dọa?

p2-reaction-a-20140517

Nguồn: Katsumata Makoto, “Une Constitution pacifiste en péril”, Le Monde diplomatique, 09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Lý Vân Anh

Sáu mươi năm sau kể từ khi Thế chiến II kết thúc, không ai có thể tưởng tượng người Nhật lại có lúc xuống đường mạnh mẽ đến như vậy – từ những người già nhất, đã trải qua chiến tranh, cho đến những người trẻ nhất, thậm chí còn không được chứng kiến bức tường Berlin sụp đổ. Để phản đối “cuộc đảo chính Quốc hội” của chính phủ ông Abe Shinzo, từ hơn một năm nay, ngày nào họ cũng đứng biểu tình trước Tòa nhà Quốc hội, kể cả trong mùa hè nóng nực nhất. Chỉ riêng ngày 18 tháng 7 vừa qua, hơn một trăm ngàn người đã xuống đường.

Thủ tướng Abe muốn thông qua một dự luật về an ninh cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật bản (tên gọi chính thức của quân đội) được tham gia vào các chiến dịch bên ngoài – mà ông gọi là “phòng vệ tập thể” – trong hai trường hợp sau: khi Nhật Bản hoặc một trong số các đồng minh của mình bị tấn công và khi không còn một phương cách nào khác để bảo vệ người dân.[1] Continue reading “Hiến pháp Hòa bình của Nhật đang bị đe dọa?”

Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?

Ukraine-Crisis

Nguồn: Jacques Lévesque, “La crise russo-ukrainienne accouchera-t-elle d’un nouvel ordre européen?Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bất chấp những bất đồng giữa các nước Tây Âu và sự do dự của Washington, Thỏa thuận Minsk 2 nhằm chấm dứt xung đột ở miền đông Donbass đã được ký kết ngày 11 tháng 2 vừa qua nhờ sáng kiến của Pháp và Đức. Nếu thỏa thuận dù vẫn rất mong manh này cho phép ngăn chặn xung đột tái diễn ở Ukraine, nó sẽ mang lại cơ may cuối cùng cho việc cải cách trật tự châu Âu, bởi thỏa thuận này đã đặt nền móng cho một kiểu quan hệ mới giữa phương Tây với Nga, trong đó, Pháp và Đức, hai trụ cột của châu Âu, có thể đóng vai trò lịch sử. Trước hết, ta hãy cùng xem xét những nhân tố cho phép đánh giá mức độ thực hiện Thỏa thuận Minsk. Continue reading “Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?”

Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc

UN Logo

Nguồn: Bertrand Badie, “Les Nations unies face au conservatisme des grandes puissances,” Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã từng mất ăn, mất ngủ vì lo ngại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ từ chối phê chuẩn văn kiện thành lập Liên Hợp Quốc mà chính ông là một trong những người khởi xướng khi Thế chiến II kết thúc. Nguy cơ này là có thật do người tiền nhiệm của ông, Woodrow Wilson, đã từng nếm trái đắng một phần tư thế kỷ trước đó, mặc dù Wilson là người đi tiên phong trong việc thành lập Hội Quốc Liên.[1] Nên nhớ rằng các nghị sỹ Hoa Kỳ luôn bảo vệ quyết liệt một học thuyết cổ điển là không ai có thể thay thế nhân dân trong việc xây dựng luật pháp: dù là luật quốc tế hay một tổ chức đa phương nào đó cũng sẽ không bao giờ có thể thay đổi, chứ chưa nói đến là làm triệt tiêu chủ quyền quốc gia. Vào thời điểm đó, người ta đã tranh cãi rất nhiều về vị trí của tổ chức quốc tế được cải tổ từ Hội Quốc Liên này. Những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ, 60 năm sau, hẳn vẫn còn nhớ về điều đó. Continue reading “Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc”

Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?

China stockmarket

Nguồn: Marie Charrel, “Les gagnants et les perdants du ralentissement chinois”, Le Monde, 03/08/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh

Trong tháng 7, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm. Chỉ số tổng hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 15%, bất chấp sự can thiệp liên tiếp của chính phủ trong nỗ lực bình ổn thị trường. Theo các nhà kinh tế, sự sụt giảm này có thể tiếp diễn trong tháng 8 tới. Vào hôm thứ hai vừa qua (3/8), các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến kết thúc ngày giao dịch với mức giảm tương ứng là 1,11% và 2,72%.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là điều đáng lo ngại nhất. Sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán chỉ là một trong những dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế Trung Quốc. “Bắc Kinh đang lo sốt vó vì các biện pháp đã triển khai cho đến nay nhằm phục hồi tăng trưởng không còn tác dụng”, Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu thuộc Ngân hàng Natixis cho biết. Continue reading “Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?”