Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?

Nguồn:  Lynn Kuok, “America Is Losing Southeast Asia”, Foreign Affairs, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Gần đây, Mỹ liên tục nhấn mạnh về sự “hội tụ” (convergence) với các đối tác châu Á. Tại Đối thoại Shangri-La thường niên ở Singapore vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đặt tiêu đề cho bài phát biểu của mình là “Sự hội tụ mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Tại Viện Brookings vào một tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định rằng Mỹ đang có “sự hội tụ lớn hơn nhiều” với các đối tác quan trọng ở châu Á, trích dẫn mối quan hệ đang cải thiện với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các liên kết an ninh ngày càng mạnh mẽ giữa NATO và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 7, tại Diễn đàn An ninh Aspen, Antony Blinken nhắc lại rằng ông “chưa từng thấy thời điểm nào có sự hội tụ mạnh mẽ hơn giữa Mỹ với các đối tác châu Âu và các đối tác châu Á không những về cách tiếp cận đối với Nga, mà còn cả về cách tiếp cận đối với Trung Quốc”. Continue reading “Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?”

Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?

Nguồn: Lynn Kuok, “How China’s actions in the South China Sea undermine the rule of Law”, Brooking Institution, 11/2019.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh

Một số người cho rằng “trò chơi” ở Biển Đông đã kết thúc và Trung Quốc đã thắng. Lập luận này không chỉ sai, mà còn nguy hiểm: lập luận này chính là một lời tiên tri tự hoàn thành.[1] Trung Quốc đã giành được lợi thế, nhưng Mỹ và đồng minh, thông qua việc khẳng định các quyền và tự do hàng hải, cho đến nay đã đẩy lùi thành công các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát các thực thể đã chiếm, họ đã không xây dựng được trên bãi cạn Scarborough, bãi đá ngầm cách thủ đô Philippines 200 dặm, mặc dù Trung Quốc đã kiểm soát Scarborough từ năm 2012. Một căn cứ của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ: vì nó sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát một tam giác an ninh ở Biển Đông và một đỉnh tam giác gần cơ sở quân sự của Mỹ ở Philippines. Điều này sẽ gây khó khăn cho các kế hoạch quân sự của Mỹ. Continue reading “Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?”

Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi

1569966_-_main

Nguồn: Lynn Kuok, “Tides of Change: Taiwan’s evolving position in the South China Sea and why other actors should take notice“, East Asia Policy Paper No. 5, 05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Cùng với Trung Quốc và bốn quốc gia Đông Nam Á, Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dù điều này đôi khi lại bị bỏ qua. Trên giấy tờ, Đài Loan và Trung Quốc có các tuyên bố tương tự nhau. Đường chín đoạn hay đường chữ U bao lấy hầu hết Biển Đông xuất hiện trên các tấm bản đồ của cả Đài Loan và Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Đài Loan đều chưa chính thức làm sáng tỏ ý nghĩa của đường chín đoạn, vốn có thể được xem như một yêu sách đối với vùng nước mênh mông bên trong các đường đứt đoạn đó hoặc (đơn thuần chỉ là yêu sách đối với) các thực thể đảo nằm bên trong và các khu vực hàng hải tính từ các hòn đảo đó theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. Continue reading “Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi”