Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt

Nguồn: Paul Scharre, “Commanding the Swarm”, War on the Rocks23/3/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh | Kỳ 4: Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt

Ngày nay, các phương tiện không người lái chủ yếu đều được kết nối từ xa, với chỉ một người thực hiện các thao tác điều khiển. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi trong tương lai. Các phương tiện này sẽ ngày càng được tích hợp các chức năng tự hành nhiều hơn, với con người đóng vai trò chỉ huy ở mức độ nhiệm vụ. Điều này cho phép một cá nhân có khả năng điều khiển cùng lúc nhiều phương tiện, dẫn tới hỏa lực tác chiến lớn hơn trong khi nguồn nhân lực không thay đổi. Tuy nhiên, các bầy đàn số lượng lớn sẽ đòi hỏi sự chuyển đổi lớn hơn rất nhiều trong mô hình chỉ huy và kiểm soát. Continue reading “Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quan hệ Hoa Kỳ – Nhật Bản đã có bước đột phá hết sức quan trọng, thể hiện rõ qua bản định hướng hợp tác quốc phòng sửa đổi được công bố ngày 27 tháng 4 tại Washington. Tokyo sẽ thể hiện một hình ảnh chủ động hơn trong hợp tác quốc phòng với Washington, thậm chí sẽ cùng chia sẻ gánh nặng về tài chính, nhân lực với quân đội Hoa Kỳ. Không dừng lại đó, điều khiến nhiều chuyên gia khu vực và thế giới chú ý và phân tích rất nhiều là những hỗ trợ quốc phòng giữa hai bên sẽ không còn bị giới hạn bởi khu vực địa lý và nhiệm vụ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ trong trường hợp bị tấn công không chỉ trên lãnh thổ Nhật Bản mà còn ở nhiều khu vực khác. Cụ thể, trong việc đối phó lại chiến lược “chống xâm nhập/chống tiếp cận” (A2/AD) của Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ về mặt tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát (C2) trên không, chống tàu ngầm và tác chiến đổ bộ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)”

Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt

Nguồn: Paul Scharre, “The Human Element in Robotic Warfare”, War on the Rocks, 23/03/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh

Quy tắc đầu tiên của máy bay không người lái là không gọi được chúng là “máy bay không người lái” (unmanned aircraft), và cũng đừng gọi chúng là “drone”.

Không quân Hoa Kỳ thường sử dụng cụm từ “máy bay được lái từ xa” (remotely piloted aircraft) để nói đến các loại vũ khí như Predator, Reaper hay Global Hawk. Cụm từ này thật ra cũng mô tả thực tế hoạt động hiện nay của những chiếc Predator và Reaper. Các máy bay này được phi công điều khiển bằng cần điều khiển và bánh lái, chỉ có điều những phi công này không ngồi trên máy bay (và đôi khi là ở tận phía bên kia bán cầu).

Chiếc Global Hawk có mức độ tự hành cao và không cần phi công điều khiển, nhưng vẫn cần môt người sử dụng bàn phím và chuột đưa ra các mệnh lệnh hoạt động. Đối với trường hợp này, khái niệm “được lái từ xa” có phần mơ hồ hơn. Continue reading “Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/04/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter mới đây đã công bố chiến lược không gian mạng mới của Lầu Năm Góc, đồng thời cho thấy hi vọng có được sự hợp tác lớn hơn giữa chính phủ và tư nhân trong lĩnh vực này. Trong bài phát biểu tại Đại học Stanford, ông Carter đã mở đầu bằng việc kêu gọi một “quan hệ đối tác mở” giữa thương mại, dân sự và chính phủ, bao gồm cả việc “xây dựng lại cầu nối” giữa chính phủ và Thung lũng Silicon. Sự hợp tác này, theo ông Carter, là “con đường duy nhất tiến về phía trước” trong bối cảnh sự phát triển ồ ạt của công nghệ và sự canh tranh quyết liệt toàn cầu. Ông Carter cũng đã nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Quốc phòng, cụ thể là (i) bảo vệ mạng lưới của chính mình khỏi các mối đe dọa; (ii) bảo vệ đất nước khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài; và (iii) can dự vào các chiến dịch tấn công mạng. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/04/2015)”

Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh

head-swarmanoid

Nguồn: Paul Scharre, “Unlease the Swarm: The Future of Warfare”, War on the Rocks, 23/03/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng

Liệu các “bầy đàn” khí tài chi phí thấp và có khả năng thay thế sẽ thay đổi cách thức quân đội tác chiến? Tháng 11 năm 2014, Trợ lý Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ ông Frank Kendall đã yêu cầu Ủy ban Khoa học Quân sự tiến hành nghiên cứu một ý tưởng mang tính căn bản: “sử dụng một số lượng lớn các vật thể đơn giản, chi phí thấp, so với việc sử dụng một số lượng nhỏ các vật thể có cấu tạo tinh vi (đa năng)”. Quan điểm này hoàn toàn đi ngược lại xu hướng giảm số lượng, tăng giá thành và mức độ tinh vi của khí tài, vốn đã kéo dài hàng thập kỷ qua trong hoạt động mua sắm quân sự. Vì chi phí tăng, cho dù ngân sách quốc phòng vẫn tăng, số lượng các hệ thống tác chiến trong kho vũ khí của quân đội Hoa Kỳ vẫn liên tục suy giảm. Continue reading “Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/04/2015)

Rheinmetall_50kw-Laser_1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Theo báo cáo của IHS Jane’s, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng sân bay tại Đá Chữ Thập. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là sân bay đầu tiên của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Theo các hình ảnh được ghi lại vào ngày 23 tháng 3, một phần đường băng có diện tích 503m x 53m đang được triển khai tại phía đông bắc của Đá Chữ Thập, trong khi một phần khác cũng đang được chuẩn bị san lấp. Một sân bay thật sự có đường băng dài 3,000 mét sẽ có thể được xây dựng tại đây, tương tự với kích cỡ của một sân bay quân sự trong đại lục (dài từ 2,700 mét tới 4,000 mét). Các hoạt động mở rộng khác cũng đang được triển khai cấp tập tại Đá Subi. Trung Quốc cũng đang dự tính xây dựng một đường băng dài 3,000 mét tại bãi đá này. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/04/2015)”

Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng

Kilobot_robot_swarm-470x260

Nguồn: Paul Scharre, “Robots at war and the quality of quantity“, War on the Rocks, 26/02/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát động tìm kiếm một “chiến lược bù đắp lần thứ ba”, một cách tiếp cận mới với mục tiêu duy trì sự siêu việt về công nghệ kỹ thuật quân sự của nước Mỹ, nhằm chống lại các đối thủ tiềm năng. Tuy nhiên, vì một số lý do, chiến lược lần này có phần khác biệt so với hai lần trước đó. Ngay cả cách sử dụng thuật ngữ “bù đắp” cũng chưa hẳn đã chính xác. Hai chiến lược đầu tiên nhắm đến việc “bù đắp” cho quân đội Hoa Kỳ trước lợi thế về số lượng vũ khí quy ước của Liên Xô tại châu Âu, đầu tiên là bằng vũ khí hạt nhân và sau đó là các vũ khí được cung cấp thông tin với độ chính xác cao (information-enabled precision-strike weapons). Nhưng trong lần này có thể chính Hoa Kỳ sẽ mang lợi thế số lượng vào trận chiến. Continue reading “Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (14/04/2015)

Picture_1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Ngày 9 tháng 4, Văn phòng Tình báo Hải quân (ONI) thuộc Hải quân Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo dày 49 trang với nhan đề “Hải quân Trung Quốc: Những khả năng và nhiệm vụ mới trong thế kỷ 21”. Bản báo cáo được chia thành 5 phần chính, nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nội dung sau:

  • Tiến độ đóng tàu nhanh chóng cho phép Hải quân (PLAN) và Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) tăng tốc độ thay thế các tàu chiến cũ bằng những tàu thế hệ mới và hiện đại hơn. Đáng chú ý là sự mở rộng quy mô của lực lượng Cảnh sát biển. Đến cuối năm 2015, lực lượng này sẽ mở rộng quy mô hơn 25% so với năm 2012.
  • Trung Quốc có số lượng tàu cảnh sát biển lớn hơn số lượng tàu mà Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia gộp lại.
  • Bắc Kinh cũng được cho là đang phát triển tên lửa hành trình chống hạm siêu âm (ASCM) với tên gọi YJ – 18. Ẩn số này có thể sẽ gây ra những bất ngờ với lực lượng tàu chiến của Mỹ và đồng minh.

Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (14/04/2015)”

Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?

Nguồn: Paul Scharre, “Between a Roomba and a Terminator: What is Autonomy“, War on The Rocks, 18/02/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời giới thiệu: Đây là bài viết đầu tiên trong loạt 6 bài viết mang tên The Coming Swarm (tạm dịch: Cuộc đổ bộ sắp đến) về công nghệ rô-bốt (robotics) và tự động hóa (automation) trong quân sự. Loạt bài là một phần của dự án “Vượt ra khỏi Sáng kiến Bù đắp”[1] (Beyond Offset Initiative), hợp tác thực hiện bởi trang mạng War on The Rocks và Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (Center for New American Security). Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu loạt bài này như là một cách để giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về công nghệ rô-bốt, cũng như tác động và hàm ý của công nghệ này tới các cuộc chiến tranh trong tương lai. Loạt bài này được đặt dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, vốn đang là cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ rô-bốt và các ứng dụng của nó đối với quân sự nói chung. Continue reading “Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin đáng chú ý tuần qua có lẽ là việc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc đang xây dựng “lâu đài cát” trên biển (Great Wall of Sand), gia tăng rủi ro đối đầu quân sự tại các vùng biển tranh chấp. Đây được coi là chỉ trích mạnh mẽ nhất và ở cấp cao nhất cho tới hiện nay của một quan chức Hoa Kỳ. Theo Chris Johnson tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trong 5 tháng vừa qua với khối lượng công việc nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại trong vòng 5 năm. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/04/2015)

lead_large

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Vấn đề “liên minh” đối với Việt Nam hiện nay là một đề tài mang tính chiến lược rất lớn, gây ra nhiều tranh luận. Trong phiên bảo vệ tại buổi Tổng kết giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông do Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông (Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao) tổ chức vừa qua ở Hà Nội, Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ và cộng sự (Khoa Quan hệ Quốc tế – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) đã trình bày một đề tài đáng chú ý liên quan đến “chính sách hợp tác mới” của Việt Nam. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/04/2015)”

#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản

warship-Izumo_5b94d66183a7682fb58b8791

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Five: Japan’s External Military Commitments”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 79-98.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình tái quân sự hóa ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản cần được đánh giá không chỉ về khía cạnh triển khai trực tiếp các lực lượng quân sự của họ ra nước ngoài thông qua các cơ chế của liên minh Mỹ – Nhật và các hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà còn thông qua việc mở rộng hỗ trợ về vật chất và tài chính của Nhật Bản cho quá trình triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, dưới hình thức cung cấp các căn cứ và khả năng phối kết hợp các năng lực quân sự. Quá trình triển khai quân đội ra nước ngoài và việc tái cơ cấu liên minh Mỹ – Nhật trong thời kỳ hậu Koizumi đã bị giảm sút và tiến triển chậm hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất chấp tranh cãi chính trị trong nước về khả năng triển khai lực lượng ra nước ngoài, Nhật Bản vẫn kiên trì trong việc tái cơ cấu liên minh của mình với Hoa Kỳ và tiếp tục tìm kiếm cách thức để triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ra nước ngoài. Do đó, Nhật Bản đã tiếp tục củng cố các cam kết quân sự của mình ở nước ngoài. Continue reading “#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)

china-anti-satellite-missile-test-cartoon

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Giữa tháng ba, Viện Nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã đưa ra một báo cáo cho thấy Trung Quốc đã vượt Pháp để trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nga. Thông tin này gây nhiều chú ý không đơn thuần về vấn đề thứ hạng, mà còn về những tác động lớn hơn trong tương lai đối với thị trường vũ khí và môi trường an ninh toàn cầu.

Từ trước tới nay, Trung Quốc nổi tiếng là nhà cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ hàng đầu (chủ yếu là các loại súng và pháo). Tuy nhiên nước này, và cả Ấn Độ, đang nổi lên như là những cường quốc xuất khẩu vũ khí đứng đầu thế giới, bao gồm cả các hệ thống vũ khí hạng nặng, kỹ thuật cao. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)”

Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu

_81195609_020914365afp

Nguồn:In quotes: Lee Kuan Yew“, BBC, 22/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Lý Quang Diệu là chính khách nổi tiếng đã biến Singapore từ một thành phố cảng nhỏ thành một trung tâm tài chính toàn cầu.

Ông cho rằng người dân nên được uốn nắn bởi chính phủ để thành các quốc gia (hiệu quả) – và ông cũng không hối hận về những chính sách mà mình đã đề ra cho mục tiêu này.

Tách ra khỏi Malaysia

Trích từ một buổi họp báo đầy xúc cảm vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau khi Malaysia bỏ phiếu trục xuất Singapore: Continue reading “Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/03/2015)

ChinaNavy_180773703-676x450

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Liên minh các lực lượng biển Hoa Kỳ (American’s Sea Services – bao gồm Hải quân, Thuỷ quân lục chiến và Bảo vệ bờ biển) ngày 13 tháng 3 vừa công bố một báo cáo mới mang tên “Forward, Engaged, Ready: A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower”. Báo cáo tiếp nối phiên bản năm 2007, cập nhật thêm các thay đổi trong môi trường an ninh và tài khoá, cũng như cập nhật mới các chiến lược hải dương có liên quan. Đây là một báo cáo quan trọng, do nó chỉ ra đường hướng chiến lược trong những năm sắp tới của các lực lượng biển Hoa Kỳ, cường quốc hải dương hàng đầu thế giới. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/03/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (10/03/2015)

Tau_do_bo_hai_quan_viet_nam_05

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Việc Trung Quốc tuyên bố gia tăng ngân sách quốc phòng của mình lên thêm 10% trong năm 2015 có lẽ là tin tức quốc phòng đáng chú ý nhất trong tuần vừa qua. Với những ai chuyên theo dõi về quốc phòng Trung Quốc, điều này không mấy ngạc nhiên. Ngân sách dành cho quốc phòng của nước này luôn tăng xung quanh con số 10% trong vòng một thập kỷ vừa qua. Không những thế còn tăng với con số năm sau đều cao hơn năm trước. Kết quả là Trung Quốc đã bắt đầu tạo dựng được một đội quân bắt đầu có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ tại khu vực phía tây Thái Bình Dương. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (10/03/2015)”

Dịch chuyển quyền lực trong nền chính trị Việt Nam

nguyen tan dung

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Power shifts in Vietnam’s political system”, East Asia Forum, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Trong những năm gần đây, quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gia tăng một cách đáng kể. Nếu tiếp tục, xu hướng này sẽ có nhiều tác động tới viễn cảnh chính trị của Việt Nam trong tương lai.

Sự gia tăng quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương trở nên rõ ràng vào tháng 10 năm 2012, khi cơ quan này đảo ngược một quyết định trước đó của Bộ Chính trị nhằm kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lý do quản lý kém nền kinh tế. Sau đó, vào tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, lần lượt là người đứng đầu Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác. Continue reading “Dịch chuyển quyền lực trong nền chính trị Việt Nam”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/03/2015)

kuz2

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Một báo cáo của Quỹ Heritage đề cập tới Chỉ số sức mạnh quân sự Hoa Kỳ cho rằng quân đội nước này không đủ năng lực để có thể đối mặt với nhiều mối đe doạ toàn cầu cùng một lúc. Đây là một kết luận không có gì ngạc nhiên đối với một tổ chức đi theo xu hướng bảo thủ như Quỹ Heritage. Kết luận chủ yếu của báo cáo chính là việc Hoa Kỳ chỉ có thể đảm bảo tác chiến đồng thời tại hai chiến trường lớn toàn cầu. Tiêu chuẩn này xuất hiện từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng bị Lầu Năm Góc cho là không hợp lý và thiếu tính chiến lược. Báo cáo hằng quý gần đây nhất cho rằng Hoa Kỳ chỉ cần xây dựng một lực lượng đủ mạnh để giành chiến thắng trên một chiến trường chủ chốt và “kìm chân” đối thủ cơ hội khác, thay vì phải căng mình đối đầu tại hai chiến trường rộng lớn. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/03/2015)”

Sự suy giảm đổi mới trong Quân đội Hoa Kỳ

image-777x583

Nguồn: Dan Steinbock, “The Decline of US Military Innovation”, Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Trần Thị Bích Thuận, Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ đánh mất lợi thế quân sự của mình. Lực lượng vũ trang của nước này vẫn có thể được coi là tiên tiến nhất thế giới khi Hoa Kỳ chi hơn gấp hai lần vào việc nghiên cứu và phát triển quân sự so với các cường quốc lớn khác như Pháp hay Nga, và hơn gấp chín lần so với Trung Quốc và Đức. Tuy nhiên, khả năng tiếp tục dẫn đầu về công nghệ của Hoa Kỳ đã không còn được đảm bảo nữa.

Từ năm 2005, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã cắt giảm 22% chi tiêu về nghiên cứu và phát triển (R&D) quân sự. Năm 2013, như một phần của thỏa thuận để ngăn chặn tranh cãi về trần nợ công, Quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu cắt giảm chi tiêu tự động 1,2 ngàn tỷ đô la. Continue reading “Sự suy giảm đổi mới trong Quân đội Hoa Kỳ”

Việt Nam hướng tới kỷ nguyên hậu Đổi mới

vn

Nguồn: Phuong Nguyen, “Vietnam eyes postrenovation era”, Nikkei Asian Review, 23/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm tới sẽ kỷ niệm 30 năm kể từ khi Việt Nam thực thi chính sách “Đổi mới” dẫn tới việc áp dụng nền kinh tế thị trường. Năm kỷ niệm này cũng sẽ đi kèm với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội được thay thế. Sự thay đổi mang tính thế hệ sẽ xảy ra trên diện rộng khi hơn một nửa số thành viên của Bộ chính trị – cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng – đến tuổi nghỉ hưu.

Quá trình chuyển giao quyền lực sắp tới sẽ rất quan trọng. Việt Nam đang đứng trước một giao lộ, xét trên mối quan hệ của quốc gia với Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như vai trò của đất nước trong nền kinh tế thế giới. Những vấn đề này tiến triển như thế nào – và sự phát triển của bản thân nền kinh tế thị trường – sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi quá trình thiết lập cân bằng quyền lực tương lai (trong nội bộ Đảng Cộng sản). Continue reading “Việt Nam hướng tới kỷ nguyên hậu Đổi mới”