Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ

ARP3782495

Nguồn: Aryeh Neier, ‘Turkey’s Historical Responsibility’, Project Syndicate, 27/4/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Thế nào mới được coi là diệt chủng?

Một trăm năm trước, vào ngày 24 tháng 4 năm 1915, các quan chức của đế chế Ottoman đã vây bắt rồi trục xuất 250 lãnh đạo và trí thức Armenia ở Constantinople. Đó là sự mở đầu của một cuộc thảm sát lịch sử khiến 1,5 triệu trên tổng số 2 triệu người Armenia sống ở đây bị sát hại.

Trong những tuần lễ ngay trước dịp kỉ niệm 100 năm cuộc thảm sát đó, những cuộc tranh luận xem liệu cuộc giết chóc đó có bị coi là hành động diệt chủng hay không lại bùng lên lần nữa, như đã được dự đoán. Giáo hoàng Francis và Nghị viện Châu Âu đã lên tiếng ủng hộ những người có ý kiến khẳng định (đó là sự diệt chủng) – dẫn đến sự phản đối của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan và những người khác trong chính phủ của ông. Continue reading “Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ”

#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia

Nguồn: Philip N. Howard & Muzammil M. Hussain (2011). “The Upheavals in Egypt and Tunisia: The Role of Digital Media”, Journal of Democracy, Vol. 22, No. 3, pp. 35-48.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: #132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử 

Như những bài nghiên cứu từ trước đến nay thường nhận định, trên thực tế hiện nay thế giới vẫn còn một khu vực chưa hề bị tác động bởi làn sóng dân chủ thứ ba, đó là Bắc Phi và Trung Đông. Thế giới của người Ả Rập không chỉ thiếu vắng chế độ dân chủ, mà còn không có cả những phong trào quần chúng rộng lớn để thúc đẩy chế độ này. Continue reading “#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia”

#26 – Thế giới băng đảng

Nguồn: Andrew V. Papachristos[1] (2005). “Gang World”, Foreign Policy, No. 147 (Mar. – Apr.), pp. 48-55.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Hoàng Thân Anh Tuấn

Số lượng các băng nhóm đường phố đang tăng nhanh một cách chóng mặt trên toàn cầu. Nước Mỹ đã vô tình làm bùng phát hiện tượng này khi trục xuất hàng triệu dân nhập cư có tiền án ra khỏi Mỹ mỗi năm. Nhưng đây chỉ là một phần lý do các băng nhóm hoạt động lan ra khắp thế giới. Internet cũng đóng góp một phần vai trò, bởi đây là nơi các băng nhóm thiết lập lãnh địa hay truyền bá văn hóa của mình. Các thành viên băng đảng có thể chưa bao giờ nghe nói tới toàn cầu hóa, nhưng toàn cầu hóa lại làm cho chúng mạnh lên. Continue reading “#26 – Thế giới băng đảng”