Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD)

wmd

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Vũ khí hủy diệt hàng loạt là những loại vũ khí có khả năng gây sát thương cao trên diện rộng và gây tổn thất lớn về cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, tác động mạnh đến tâm lý – tinh thần của con người. Nhìn chung, vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm 3 loại: Vũ khí sinh học; vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân. Do đó, ngoài thuật ngữ Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), người ta còn sử dụng các loại thuật ngữ: Vũ khí nguyên tử, sinh học và hóa học (ABC); vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học (NBC); vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN). Continue reading “Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD)”

Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)

the_september_11th_terrorist_attacks

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Sự kiện 11/9 là sự kiện liên quan đến một loạt cuộc tấn công cảm tử do nhóm khủng bố al-Qaeda thực hiện tại Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Buổi sáng hôm đó, 11 tên không tặc đã cùng lúc cướp 4 chiếc máy bay dân sự nội địa, 2 trong số đó đã đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center – WTC) tại thành phố New York, khiến tất cả các hành khách trên 2 chiếc máy bay cùng hàng nghìn người khác đang làm việc trong tòa nhà thiệt mạng. Cả 2 tòa tháp đổ sập trong vòng 2 giờ, khiến những tòa nhà gần đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chiếc máy bay thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc, tổng hành dinh Bộ Quốc phòng Mỹ, tại Arlington, Virginia, cách thủ đô Washington D.C không xa. Chiếc máy bay thứ 4 rơi xuống một cánh đồng gần Shankvilles thuộc bang Pennsylvania sau khi các hành khách và đội bay chống cự với những tên không tặc để giành quyền kiểm soát chiếc máy bay. Continue reading “Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)”

Quyền lực mềm (Soft power)

sp

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Người được xem là “cha đẻ” của khái niệm “quyền lực mềm” là Joseph Nye Jr., giáo sư Đại học Havard. Định nghĩa ban đầu của Joseph Nye về quyền lực mềm “là khả năng khiến người khác muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép buộc hoặc mua chuộc.” Đến năm 1999, ông đưa ra một khái niệm cụ thể hơn “Quyền lực mềm là kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hoá và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình. Quyền lực mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin ở mức độ rất lớn.” Continue reading “Quyền lực mềm (Soft power)”

Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy)

globalmeal

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa. Nếu như thế giới có đến hơn 400 định nghĩa về văn hóa thì cũng có rất nhiều định nghĩa về ngoại giao văn hóa. Theo đó, ngoại giao văn hóa có thể là:

  • Một lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của một quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia trên thế giới;
  • Sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, hoặc
  • Một quá trình hoạt động đối ngoại chủ động, trong đó các thiết chế, hệ giá trị và bản sắc văn hóa độc đáo của một dân tộc được quảng bá ở cấp độ song phương và đa phương.

Continue reading “Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy)”

Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)

li-kyoto-n-rtr2ok6h

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002. Continue reading “Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)”

Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)

hith-cuban-missile-crisis

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10 năm 1962 trong lúc Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào, khiến tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tên lửa là việc Liên Xô triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba, vốn cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ gần một trăm dặm. Cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện ra kế hoạch này, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai siêu cường thế giới lúc bấy giờ khi chính quyền John F. Kennedy sau đó đã tìm kiếm các hành động trả đũa quyết liệt. Mấu chốt của vấn đề chính là việc Mỹ phát hiện ra tên lửa Liên Xô có mặt tại Cuba sau khi chúng được triển khai, trước đó người Mỹ luôn tin tưởng rằng lãnh đạo Liên Xô sẽ không đem các loại vũ khí này vào Tây bán cầu. Washington như bị giáng một đòn mạnh vì cho rằng an ninh nước Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng và đây là hành động thách thức của khối xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Continue reading “Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)”

Học thuyết Bush (Bush Doctrine)

image519915x

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Bản Chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ mà Tổng thống George W. Bush trình Quốc hội Mỹ ngày 20/09/2002 có thể xem là tuyên bố chính thức của Học thuyết Bush lần đầu tiên từ khi Tổng thống Bush nhậm chức.

Học thuyết Bush thể hiện một sự thay đổi sâu rộng trong chính sách đối ngoại Mỹ, đồng thời là một kế hoạch tham vọng nhằm tái thiết lập trật tự thế giới sau sự kiện 11/9 năm 2001. Học thuyết Bush hướng đến việc “vượt trên ngăn chặn và phòng vệ” đối với các cuộc tấn công hay các hành động thù địch, nhằm loại trừ kẻ thù hay chủ nghĩa khủng bố. Bằng nhiều cách, học thuyết này tái định nghĩa nền chính trị truyền thống – trên phương diện áp dụng sức mạnh quân sự nhằm tái cấu trúc an ninh thế giới theo lợi ích quốc gia của Mỹ. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi học thuyết này đã khuấy động các cuộc tranh luận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ như rất nhiều quốc gia cho rằng học thuyết Bush phản ánh một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa đế quốc hay còn gọi là “sự bành trướng đế chế”, và rằng học thuyết này đã cho phép Mỹ mở rộng ảnh hưởng quá mức lên các nước khác. Continue reading “Học thuyết Bush (Bush Doctrine)”

Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)

us-wilson-desk

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chương trình 14 điểm là bài diễn văn mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày trong một phiên họp tại Quốc hội Mỹ vào ngày 8 tháng 1 năm 1918. Nội dung bài diễn văn bàn về mục đích chiến tranh và phương cách duy trì hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Mặc dù ra đời 10 tháng trước khi quân Đức đưa ra thỏa thuận ngừng chiến nhưng Chương trình 14 điểm vẫn được xem như là một kế hoạch chi tiết cho nền hòa bình thế giới, và được sử dụng rất nhiều trong Hội nghị hòa bình Paris 1919 cũng như Hiệp ước Versailles – đưa ra các quy định và điều khoản hậu chiến cho các nước tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Continue reading “Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)”

Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

900-world-map-poster

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Hầu như sự phát triển của các lý thuyết quan hệ quốc tế đều được nảy sinh từ các phản ứng với chất xúc tác là các sự kiện lịch sử: sự nổi lên của chủ nghĩa tự do sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, của chủ nghĩa hiện thực sau các khủng hoảng trong thời kỳ hưu chiến và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, và của chủ nghĩa kiến tạo (constructivism) sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Việc Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã làm xói mòn những luận giải của cả chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực. Cả hai đều đã không thể tiên đoán cũng như nhận thức đầy đủ về sự biến chuyển mang tính hệ thống đang tái định hình trật tự thế giới cũng như sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh. Tình hình đó tạo điều kiện cho sự nổi lên của một trường phái mới: chủ nghĩa kiến tạo. Continue reading “Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)”

Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)

burning_car

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Việc sử dụng các biện pháp khủng bố như một cách nhằm gây các ảnh hưởng chính trị đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Tuy nhiên cho đến nay chủ nghĩa khủng bố vẫn còn là một khái niệm gây tranh cãi và vẫn chưa có một định nghĩa nào về chủ nghĩa khủng bố được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật cũng như giữa các nhà hoạch định chính sách. Việc một người vừa có thể bị lên án là khủng bố bởi lực lượng này vừa có thể được tôn vinh như một chiến binh chiến đấu vì tự do bởi lực lượng khác đã phản ánh rõ hiện thực này.

Mặc dù chưa có sự thống nhất về định nghĩa nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất xác định một số đặc điểm chung nổi bật của các hành động khủng bố: đó là những hành động sử dụng bạo lực, hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, có tính toán trước, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, thông thường là mục tiêu chính trị. Continue reading “Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)”

Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?

saudi-us

Nguồn: Matt Schiavenza, “Why the US is stuck with Saudi Arabia”, The Atlantic, 24/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thủy Tiên | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Sự ra đi của Đức Vua Ảrập Saudi Abdullah (ngày 23/1/2015) do biến chứng nhiễm trùng phổi đã khơi dậy một làn sóng những lời ca tụng hoa mỹ từ các nhà lãnh đạo Mỹ. Trong bài phát biểu chính thức của mình, Tổng thống Obama đã ngợi ca “sự đóng góp không ngừng nghỉ của Đức Vua trong công cuộc tìm kiếm hòa bình” tại Trung Đông. Ngoại trưởng John Kerry thì gọi ông là “con người của sự thông tuệ và tầm nhìn”. Trong khi đó, Phó tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ đến Ảrập Saudi để trực tiếp viếng Đức Vua.

Những lời ca tụng nồng nhiệt dành cho Đức Vua Abdullah 90 tuổi không gây nhiều ngạc nhiên. Ảrập Saudi và Mỹ đã là đồng minh thân cận trong nhiều thập niên. Nhưng phản ứng có phần thái quá trước sự ra đi của Đức Vua đã hé lộ một sự thật không mấy dễ chịu về mối quan hệ giữa ông và Washington. Continue reading “Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?”

Chiến tranh Lạnh (Cold War)

us-soviet-flags

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng, Xô – Mỹ với hai ý thức hệ đối lập đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau. Điều này khiến cho viễn cảnh hòa hợp thời hậu chiến trở nên xa vời. Một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”. Continue reading “Chiến tranh Lạnh (Cold War)”

#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh

Nguồn: Ernest J. Wilson III (2008). “Hard Power, Soft Power, Smart Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science 2008, pp. 110-124.>>PDF

Biên dịch: Phạm Hương Trà | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Bài viết này mở rộng khái niệm quyền lực cứng và quyền lực mềm nhằm giới thiệu khái niệm quyền lực thông minh, được định nghĩa là khả năng một chủ thể kết hợp các thành tố của quyền lực cứng và quyền lực mềm thông qua các phương thức tác động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong muốn một cách hiệu quả. Bài viết lập luận rằng việc phát huy quyền lực thông minh đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với an ninh của các quốc gia do tác động của những thay đổi cấu trúc mang tính dài hạn trong các điều kiện quốc tế và những thất bại trong ngắn hạn của chính quyền hiện tại. Những tranh luận hiện nay về ngoại giao công chúng và quyền lực mềm chịu tác động từ những thất bại trong việc xử lý các khía cạnh khái niệm, thể chế và chính trị của thách thức nêu trên. Đây cũng là ba khía cạnh được tác giả phân tích trong bài viết này. Continue reading “#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh”

#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng

Nguồn: Scott Straus (2005). “Darfur and the Genocide Debate”, Foreign Affairs, Vol. 84, No. 1 (Jan. – Feb.), pp. 123-133.>>PDF

Biên dịch: Dương Mai Hương | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Cái tên nói lên điều gì?

Tại khu vực Darfur thuộc miền tây Sudan, cuộc xung đột sắc tộc diễn ra từ tháng 2 năm 2003 đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người và buộc khoảng 1,8 triệu người phải di dời. Căn nguyên của cuộc xung đột này rất phức tạp và nhiều phần của bức tranh vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số sự kiện quan trọng hiện đã được làm rõ. Thủ phạm chính của các vụ giết chóc và trục xuất là lực lượng dân quân gốc “Ả-rập” do chính phủ hậu thuẫn. Nạn nhân chủ yếu là những người da đen gốc Phi của ba bộ lạc. Cuộc khủng hoảng này hiện là thảm họa nhân đạo lớn nhất hành tinh. Continue reading “#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng”