Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Sex and the Chinese Economy”, Project Syndicate, 18/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kết quả cuộc điều tra dân số được công bố gần đây của Trung Quốc xác nhận tình trạng dư thừa nam giới ở mức đáng báo động ở quốc gia này so với tiêu chuẩn toàn cầu. Sự mất cân bằng giới tính từ khi sinh gây ra một số tác động kinh tế đáng kể – và không chỉ đối với Trung Quốc.

Vì phụ nữ nhìn chung sống lâu hơn nam giới nên dân số của hầu hết các quốc gia đều có nhiều nữ hơn nam. Ví dụ, ở Hoa Kỳ năm 2020 có 96 nam trên 100 nữ. Ngược lại, Trung Quốc có 111.3 nam trên 100 nữ, theo kết quả điều tra dân số mới nhất. Phụ nữ Trung Quốc sống lâu hơn trung bình khoảng 3 năm so với đàn ông Trung Quốc, vì vậy tình trạng “thừa nam” hoàn toàn là kết quả của tỷ lệ trẻ trai cao bất thường so với trẻ gái lúc mới sinh. Continue reading “Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Why the US and China See Negotiations Differently”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đổ vỡ vì chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc rút lại thỏa thuận về các vấn đề đã được giải quyết trước đây. Các nhà đàm phán Mỹ và Tổng thống Donald Trump rất tức giận, và vào ngày 10 tháng 5, Trump đã tăng thuế lên hơn gấp đôi đối với số hàng trị giá 200 tỷ đô la nhập từ Trung Quốc. Nhà đàm phán chính của Trung Quốc, Lưu Hạc (Liu He), nói với các phóng viên rằng vì không đạt được thỏa thuận cuối cùng nên các sửa đổi đối với thỏa thuận trước đây không phải là việc “nuốt lời”, một lập luận mà phía Mỹ dường như không chấp nhận. Chính phủ Trung Quốc hiện đã trả đũa, tuyên bố sẽ tăng thuế đối với số hàng hóa trị giá 60 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?”

Kinh tế Trung Quốc không bi quan như nhiều người nghĩ

China-Economy-upswing-wide-horizontal

Nguồn: Shang-jin Wei, “A False Alarm about China”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Lê Thái Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số chuyên gia cho rằng phép màu nền kinh tế Trung Quốc – điều đã đưa 300 triệu người thoát khỏi đói nghèo và thay đổi trọng tâm địa chính trị thế giới –  đang đi đến hồi kết đầy bất ổn. Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán biến động và sự phá giá “bất ngờ” của đồng nhân dân tệ là những dấu hiệu của sự sụp đổ kinh tế đang đến gần, bởi các khoản đầu tư mạo hiểm và mức nợ công cao đã bắt đầu kìm hãm sự tăng trưởng sản lượng nhanh chóng như trong những thập niên qua.

May mắn thay, chỉ có rất ít lý do để tin vào những dự đoán bi quan này, hoặc quan điểm cho rằng những biến động thị trường đằng sau các tít báo gần đây không chỉ là những biến động ngắn hạn đơn thuần. Suy cho cùng, biến động giá cổ phiếu là một chỉ dấu dự báo tồi về hoạt động của một nền kinh tế thực. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc không bi quan như nhiều người nghĩ”