Trung Quốc nỗ lực phục hồi kinh tế trong lúc thuế quan được tạm dừng

Nguồn: James Palmer, “China Tries to Revive Economy Amid Tariff Pause”, Foreign Policy, 20/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giới chức hy vọng thúc đẩy được chi tiêu nội địa, nhưng triển vọng là rất mong manh.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc tìm cách củng cố nền kinh tế trong lúc tạm ngừng leo thang thuế quan với Mỹ; Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố chiến dịch “thắt lưng buộc bụng”; Huawei ra mắt dòng laptop đầu tiên của hãng.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp kinh tế

Chỉ mới hơn một tuần kể từ khi giới chức Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm ngừng leo thang thuế quan, thuế suất thực tế hiện vẫn ở mức cao kỷ lục. Continue reading “Trung Quốc nỗ lực phục hồi kinh tế trong lúc thuế quan được tạm dừng”

Bộ Quốc phòng Mỹ ám ảnh với cuộc chiến xoay quanh Đài Loan

Nguồn: James Palmer, “The Pentagon Fixates on War Over Taiwan”, Foreign Policy, 06/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giữa lúc giới lãnh đạo quân sự Mỹ lo ngại về Trung Quốc, Tổng thống Trump lại xem nhẹ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tiêu điểm tuần này: Quân đội Mỹ ưu tiên ngăn chặn một cuộc xung đột liên quan đến Đài Loan; Điện Kremlin xác nhận về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Bắc Kinh xem xét việc đàm phán về fentanyl với Washington như một giải pháp hạ nhiệt thuế quan.

Lầu Năm Góc chú tâm đến kịch bản xung đột ở Đài Loan

Bộ Quốc Phòng Mỹ đang ngày càng chú tâm hơn đến một cuộc xung đột giả định với Trung Quốc – cùng lúc khi các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm suy yếu các liên minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Bộ Quốc phòng Mỹ ám ảnh với cuộc chiến xoay quanh Đài Loan”

Một số động thái liên quan đến thuế quan Mỹ – Trung dù không có đàm phán

Nguồn: James Palmer, “No Talk, but Some Action on U.S.-China Tariffs”, Foreign Policy, 29/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh bác bỏ tuyên bố của ông Trump về các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa hai nước.

Tiêu điểm tuần này: Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra phát ngôn mơ hồ về các cuộc đàm phán thuế quan với Trung Quốc; Giá thực phẩm ở Trung Quốc có thể tăng do thương chiến; Hạn chế mới của Mỹ đối với chip tác động đến cả những công nghệ kém tiên tiến hơn (so với trước đây), trong đó có dòng chip H20 của Nvidia. Continue reading “Một số động thái liên quan đến thuế quan Mỹ – Trung dù không có đàm phán”

Kỷ niệm ngày Sài Gòn thất thủ: Phải thận trọng với mong muốn giữ thể diện bằng mọi giá

Nguồn: Jonah Shrock, “On the Anniversary of the Fall of Saigon, Beware of the Desire to Save Face at All Costs”, The HKS Student Policy Review, 30/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Đúng ngày này 50 năm trước, Sài Gòn rơi vào tay quân đội Bắc Việt, từ đó chính thức biến cuộc phiêu lưu sai lầm kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ tại Việt Nam thành một thất bại. Một sự thật đáng ngại là quá trình đưa ra quyết định trong thời chiến phần lớn không dựa trên việc liệu Mỹ có khả năng giành chiến thắng hay không, hay thậm chí, liệu Việt Nam có quan trọng về mặt chiến lược hay không. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách ở Washington đã chọn leo thang xung đột, chủ yếu dựa trên cơ sở rằng: Thất bại sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng, và theo đó là mức độ khả tín của Mỹ. Nếu Hoa Kỳ từ bỏ, các cường quốc khác sẽ nghi ngờ quyết tâm của Mỹ. Continue reading “Kỷ niệm ngày Sài Gòn thất thủ: Phải thận trọng với mong muốn giữ thể diện bằng mọi giá”

Các nước đứng trước áp lực chọn phe trong thương chiến Mỹ – Trung

Nguồn: James Palmer, “Countries Face Pressure to Pick Sides in U.S.-China Trade War”,  Foreign Policy, 22/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh và Washington đang đặt các bên thứ ba vào thế khó.

Tiêu điểm tuần này: Thương chiến Mỹ – Trung khiến các nước lâm vào thế khó; Thoả thuận giữa Trung Quốc và Vatican lung lay sau sự ra đi của Giáo hoàng Francis; Các ứng dụng giao đồ ăn Trung Quốc tranh giành thị phần.

Mỹ – Trung đặt áp lực lên đối tác thương mại

Trước tình hình thương chiến Mỹ – Trung vẫn chưa đến hồi kết, cả hai bên đều đang tìm cách gây sức ép lên các bên thứ ba, buộc họ phải chọn phe. Mỹ hứa hẹn có thể giảm thuế – vốn đang ở mức cơ bản 10% cho đến khi thời hạn 90 ngày tạm hoãn thuế kết thúc vào tháng Bảy tới – cho những nước nào sẵn sàng hạn chế giao thương và đầu tư với Trung Quốc. Continue reading “Các nước đứng trước áp lực chọn phe trong thương chiến Mỹ – Trung”

Doanh nghiệp ở hai bờ Thái Bình Dương ứng phó trước tác động của thương chiến

Nguồn: James Palmer, “Businesses on Both Sides of the Pacific Brace for Impact”,  Foreign Policy, 15/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tại Trung Quốc và Mỹ, tình hình thương chiến bất định buộc doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định khó khăn.

Tiêu điểm tuần này: Thương chiến Mỹ – Trung gây bất ổn cho doanh nghiệp; Lính đánh thuê Trung Quốc tham chiến về phía Nga ở Ukraine; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

Thương chiến phủ bóng doanh nghiệp

Giữa lúc quan hệ thương mại Mỹ – Trung có thể xoay chiều trong tích tắc, người ta dễ quên rằng: Hàng hoá lại di chuyển rất chậm. Continue reading “Doanh nghiệp ở hai bờ Thái Bình Dương ứng phó trước tác động của thương chiến”

Trung Quốc chuẩn bị trường kỳ thương chiến

Nguồn: James Palmer, “China Prepares to Endure a Trade War”,  Foreign Policy, 08/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sau một tuần căng thẳng, diễn biến tiếp theo sẽ là gì?

Tiêu điểm tuần này: Bắc Kinh đối mặt với thế lưỡng nan chiến lược khi căng thẳng thương mại leo thang; Nhiều tin đồn lan truyền xoay quanh một vị tướng cấp cao; Gói kích cầu kinh tế được mong đợi bấy lâu nay có thể sớm thành hiện thực. Continue reading “Trung Quốc chuẩn bị trường kỳ thương chiến”

Trung Quốc tìm đến láng giềng khi thuế quan của Trump sắp có hiệu lực

Nguồn: James Palmer, “China Looks to Neighbors as Trump Tariffs Loom”,  Foreign Policy, 01/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh, Seoul và Tokyo đã nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn trong thương mại tự do.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc tìm cách củng cố quan hệ thương mại với Nhật Bản và Hàn Quốc trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng; Bắc Kinh gây sức ép lên tập đoàn Hồng Kông khi đồng ý thương vụ bán cảng ở kênh đào Panama; Bang Florida của Mỹ sa thải một giáo sư Trung Quốc theo “đạo luật năm 2023 về ảnh hưởng của nước ngoài”. Continue reading “Trung Quốc tìm đến láng giềng khi thuế quan của Trump sắp có hiệu lực”

Lợi thế của Trung Quốc từ lỗ hổng an ninh mạng của Mỹ

Nguồn: James Palmer, “U.S. Cybersecurity Weakness Benefits China”,  Foreign Policy, 25/03/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Vụ rò rỉ tin nhắn trong nhóm chat của chính quyền Trump cho thấy Trung Quốc có lẽ đang chiếm ưu thế trong chiến tranh thông tin.

Tiêu điểm tuần này: Vụ rò rỉ nhóm chat của chính quyền Trump phản ánh nguy cơ Mỹ đánh mất vị thế về an ninh mạng trước Trung Quốc; Bắc Kinh có thể tạm ngừng mua dầu từ Venezuela khi Trump đe dọa áp thêm thuế quan; Làn sóng phát triển mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) ở Trung Quốc sau khi DeepSeek ra mắt. Continue reading “Lợi thế của Trung Quốc từ lỗ hổng an ninh mạng của Mỹ”

Hình ảnh của Trung Quốc gặp thách thức sau sự cố tràn a-xít tại Zambia

Nguồn: James Palmer, “China Faces PR Challenge in Zambia”,  Foreign Policy, 18/03/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sự cố tràn chất thải a-xít từ một mỏ đồng thuộc sở hữu của Trung Quốc đã làm ô nhiễm tuyến đường thủy quan trọng nhất của Zambia.

Tiêu điểm tuần này: Vụ tràn a-xít nghiêm trọng tại một mỏ đồng Trung Quốc làm ô nhiễm một con sông ở Zambia; Trung Quốc tìm cách cản trở kế hoạch của liên danh do BlackRock đứng đầu nhằm mua lại cảng ở kênh đào Panama; Các khoản cắt giảm của chính quyền Trump đối với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Á Châu Tự Do (RFA) làm tổn hại đến khả năng hiểu biết về Trung Quốc tại Mỹ. Continue reading “Hình ảnh của Trung Quốc gặp thách thức sau sự cố tràn a-xít tại Zambia”

Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?

Nguồn: Yanis Varoufakis, “Donald Trump’s economic masterplan”,  UnHerd, 12/02/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Trump đang lên kế hoạch cho một “cú sốc” đối nghịch lại “Cú sốc Nixon”.

Trước những động thái về mặt kinh tế của Trump, những nhà phê bình với quan điểm chính trị ôn hoà vừa tuyệt vọng vừa hy vọng rằng cơn sốt thuế quan của Trump sẽ sớm hạ nhiệt. Họ cho rằng, Trump sẽ tiếp tục khoa trương cho đến khi thực tế phơi bày ra sự thiếu cơ sở trong lập luận kinh tế của ông. Nhưng một điều mà họ không nhận ra: Nỗi ám ảnh của Trump với thuế quan lại chính là một phần trong một kế hoạch kinh tế toàn cầu dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng lại có nền tảng vững chắc. Continue reading “Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?”

Trung Quốc sẵn sàng đối đầu trong cuộc chiến thương mại

Nguồn: James Palmer, “China Leans Into Trade War”,  Foreign Policy, 11/03/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các quan chức ở Bắc Kinh có thể sẵn sàng chiến đấu đến cùng, nhưng liệu công chúng Trung Quốc có như vậy?

Tiêu điểm tuần này: Bắc Kinh gia tăng giọng điệu cứng rắn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ; Quốc hội Trung Quốc kết thúc kỳ họp Lưỡng hội thường niên; Chính phủ Trung Quốc ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào công nghệ và đổi mới. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng đối đầu trong cuộc chiến thương mại”

Lại thêm một quan chức cấp cao khác của Trung Quốc bị thanh trừng

Nguồn: James Palmer, “Another High-Ranking Chinese Official Falls”,  Foreign Policy, 04/03/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Kim Tráng Long (Jin Zhuanglong) là ủy viên Quốc vụ viện mới nhất bị loại khỏi bộ máy trong chiến dịch thanh trừng đang tiếp diễn của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tiêu điểm tuần này: Người đứng đầu Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc bị loại khỏi bộ máy trong chiến dịch thanh trừng của Tập; Bắc Kinh đáp trả bằng các biện pháp trả đũa khi hàng hoá Trung Quốc bị Mỹ tăng thuế; Tập đoàn sản xuất chip TSMC của Đài Loan cam kết một khoản đầu tư lớn vào ngành chip bán dẫn ở Mỹ. Continue reading “Lại thêm một quan chức cấp cao khác của Trung Quốc bị thanh trừng”

Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào khi Trump bỏ rơi đồng minh?

Nguồn: James Palmer, “As Trump Abandons Allies, How Will China Respond”,  Foreign Policy, 25/02/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cách tiếp cận gây sốc của Mỹ khiến Bắc Kinh vừa thấy hài lòng vừa lo ngại.

Tiêu điểm tuần này: Tổng thống Mỹ Donald Trump đổi cách tiếp cận với đồng minh khiến Bắc Kinh vừa thấy hài lòng vừa thấy bất an; Trung Quốc thể hiện vị thế của mình thông qua các biện pháp kiểm soát hoạt động khai thác và chế biến tài nguyên đất hiếm; Hoãn tuyên án tội danh lừa đảo đối với tỉ phú Trung Quốc Quách Văn Quý. Continue reading “Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào khi Trump bỏ rơi đồng minh?”

Tập gửi thông điệp đến khu vực kinh tế tư nhân

Nguồn: James Palmer, “Xi Sends Message to China’s Private Sector”,  Foreign Policy, 18/02/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cuộc gặp với các CEO hàng đầu đánh dấu tầm quan trọng của giới doanh nhân đối với nền kinh tế – miễn là họ vẫn chịu tỏ ra “thần phục” Tập.

Tiêu điểm tuần này: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi đi thông điệp từ buổi gặp mặt các CEO hàng đầu trong khu vực tư nhân; Bắc Kinh vui mừng khi Elon Musk cắt giảm bộ máy chính phủ liên bang Mỹ; FDI vào Trung Quốc tiếp tục giảm. Continue reading “Tập gửi thông điệp đến khu vực kinh tế tư nhân”

Thuế thép của Trump và tác động đối với Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “What Trump’s Steel Tariffs Mean for China”,  Foreign Policy, 11/02/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh đứng trước nguy cơ mất kênh tiếp cận gián tiếp vào thị trường Mỹ, nhưng điều này cũng khó mà làm suy yếu được ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc.

Tiêu điểm tuần này: Thuế thép và nhôm của Mỹ khó làm lung lay vị thế thống trị của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu; Trung Quốc có thể trở thành điểm đến hấp dẫn hơn cho nhân tài khoa học toàn cầu trong bối cảnh Mỹ cắt giảm tài trợ; Bắc Kinh dường như đang tăng cường sức ép nhằm dập tắt những lo ngại về thuốc generic sản xuất tại Trung Quốc. Continue reading “Thuế thép của Trump và tác động đối với Trung Quốc”

Trung Quốc phản ứng thận trọng trước thuế quan của Trump

Nguồn: James Palmer, “China Responds to Trump’s Tariffs With Caution”,  Foreign Policy, 04/2/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh rốt cuộc là mục tiêu duy nhất của các mức thuế mới từ Mỹ cho đến thời điểm hiện tại.

Tiêu điểm tuần này: Mức thuế 10% áp lên hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu có hiệu lực; Những động thái ban đầu của chính quyền Trump tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia mà Trung Quốc có thể lợi dụng; Vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh mô hình AI mới của công ty Trung Quốc DeepSeek. Continue reading “Trung Quốc phản ứng thận trọng trước thuế quan của Trump”

DeepSeek và cuộc đua trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “DeepSeek Doesn’t Signal an AI Space Race”,  Foreign Policy, 28/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Thành công của DeepSeek chưa hẳn là một lý do thuyết phục để chính phủ Trung Quốc phải đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực này.

Tiêu điểm tuần này: Startup AI Trung Quốc DeepSeek gây xáo trộn thị trường Mỹ với mô hình ngôn ngữ lớn mới; Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế nặng đối với chất bán dẫn của Đài Loan; Các bác sĩ đầu ngành ở Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về hiệu quả của thuốc generic nội địa. Continue reading “DeepSeek và cuộc đua trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc”

Cuộc tranh luận về TikTok có thể gây ra xung đột trong Nhà Trắng

Nguồn: James Palmer, “TikTok Debate Could Stir White House Clash”,  Foreign Policy, 21/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Đề nghị còn mơ hồ về mặt pháp lý của Trump nhằm gia hạn thêm thời gian cho TikTok tìm người mua đã để quyền quyết định vào tay Bắc Kinh.

Tiêu điểm tuần này: Đề nghị gia hạn thời gian để TikTok tìm người mua mới của tổng thống Trump khiến tương lai của ứng dụng này phụ thuộc vào Trung Quốc; Đài Loan đối mặt với khủng hoảng hiến pháp sau ba dự luật gây tranh cãi được thông qua hồi tháng 12; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Cuộc tranh luận về TikTok có thể gây ra xung đột trong Nhà Trắng”

Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ

Nguồn: Sheena Chestnut Greitens và Isaac B. Kardon, “Vietnam Wants U.S. Help at Sea and Chinese Help at Home”,  Foreign Policy, 13/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Washington không nên đánh giá quá cao sức ảnh hưởng của mình đối với Hà Nội.

Trong bốn năm qua, chính quyền Biden đã đầu tư đáng kể nhằm mở rộng và làm sâu sắc mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Những nỗ lực này đã đạt đến một tầm cao mới khi hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội vào tháng 9 năm 2023.

Đối với Mỹ, thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một phương thức quan trọng để hiện thực hóa “lợi ích an ninh chung” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhất là để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Điều này được nhấn mạnh rõ trong cuộc gặp giữa Biden và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại New York vào tháng 9 năm ngoái. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc “hợp tác để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và “tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông”. Continue reading “Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ”