Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?

Tác giả: Thôi Thanh Minh

Ngày nay, ai ra nước ngoài dù với mục đích gì cũng cần mang theo hộ chiếu. Cuốn sổ nhỏ này thường được đánh số, chứa một tập hợp thông tin nhất định về một người, chẳng hạn như tên, ngày sinh, nơi sinh, một tấm ảnh chân dung, và dường như những đặc điểm này trao cho hộ chiếu một thứ giá trị thực thụ bởi nếu thiếu nó, chúng ta sẽ khó có thể đi qua được biên giới quốc tế, hoặc tệ hơn, bị trừng phạt khi ở nước ngoài. Mặc dù vậy, thực ra trong phần lớn lịch sử, người ta từng không cần có hộ chiếu để đi lại từ nơi này qua nơi khác, và ban đầu cơ chế quản lý đi lại bằng hộ chiếu có mục đích rất khác so với ngày nay. Cuốn sách “The invention of the passport: surveillance, citizenship and the state” (Sự phát minh ra hộ chiếu: Giám sát, địa vị công dân và nhà nước) của giáo sư John C. Torpey cho chúng ta biết quá trình phát triển và ứng dụng của hộ chiếu hiện đại diễn ra như thế nào, và những nỗ lực mang tính kiểm soát của các nhà nước đằng sau những tấm hộ chiếu. Continue reading “Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?”

Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu

Nguồn: The New York Times & ProPublica, 07/2020  

Lược dịch: Thôi Thanh Minh

Trong phần lớn lịch sử nhân loại, con người đã sống trong một khoảng dao động nhiệt độ rất hẹp, tại những nơi mà khí hậu cho phép sản xuất dư thừa thức ăn. Nhưng khi hành tinh chúng ta ấm dần, vành đai sống đột ngột bị dịch chuyển về phía Bắc. Theo một nghiên cứu tiên phong gần đây trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Hoa Kỳ), nhiệt độ Trái Đất trong 50 tới có thể sẽ tăng với mức độ lớn hơn cả 6000 năm trước cộng lại. Những vùng cực nóng, giống như sa mạc Sahara, hiện chiếm ít hơn 1% diện tích đất của hành tinh, đến năm 2070 sẽ chiếm đến 1/5 diện tích và có thể sẽ đẩy 1/3 dân số bấy giờ ra ngoài vùng khí hậu thích hợp mà con người đã phát triển trong hàng ngàn năm. Nhiều người sẽ cố trụ lại, chịu đựng cái nóng, cái đói và hỗn loạn chính trị, nhưng những người khác sẽ buộc phải bước đi. Một nghiên cứu năm 2017 của Science Advances cho thấy rằng đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng đến mức ở nhiều nơi, trong đó bao gồm một số vùng của Ấn Độ và Đông Trung Quốc, chỉ ra ngoài trong một vài giờ thôi cũng khiến cả những người khoẻ mạnh nhất phải tử vong. Continue reading “Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu”

Có gì trong Thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự?

Tác giả: Thôi Thanh Minh

Ngày 20/8/2019 đã diễn ra Hội nghị phổ biến Thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự do Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức di cư quốc tế tổ chức. Sự kiện đã được một số báo đài đưa tin vắn tắt, có đăng tải trên website chính thức của Cục Lãnh sự. Vậy Thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Global Compact for Safe, Orderly and Regular Migration, viết tắt là GCM) là gì và nó có ý nghĩa đến đâu? Continue reading “Có gì trong Thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự?”