08/08/1975: Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện

Nguồn: The term “global warming” appears for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” (global warming) đã xuất hiện lần đầu tiên, trong bài viết của Wallace Smith Broecker “Biến đổi Khí hậu: Phải chăng chúng ta đang trên bờ vực của sự ấm lên toàn cầu?” (Climatic Change: Are We on the Brink of a Pronounced Global Warming?) đăng trên tạp chí Science.

Năm năm trước đó, vào năm 1970, Broecker, một nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Trái Đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia, đã công bố một nghiên cứu về lõi trầm tích đại dương, trong đó tiết lộ rằng Kỷ Băng Hà đã chứng kiến sự chuyển đổi khí hậu nhanh chóng: đầu tiên, các tảng băng mất hàng chục nghìn năm để hình thành ở nhiệt độ đóng băng, sau đó là thời kỳ ấm áp đột ngột làm tan băng. Continue reading “08/08/1975: Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện”

11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua

Nguồn: Kyoto Protocol first adopted in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Kyoto, Nhật Bản, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông qua một hiệp ước mới nhằm mục đích hạn chế phát thải khí nhà kính. Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một nỗ lực mang tính cách mạng nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu, một nỗ lực đáng ngưỡng mộ đã mang về nhiều kết quả khác nhau.

Trong thập niên 1980-1990, cộng đồng quốc tế bắt đầu nhận thức đầy đủ hơn về các tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng do các hoạt động của con người lên môi trường. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia khác nhau sẽ cam kết thực hiện các hành động khác nhau. Một số quốc gia đã xác lập mục tiêu ràng buộc về giảm phát thải carbon dioxide, methane và các khí nhà kính, trong khi những quốc gia khác, bao gồm cả các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, lại không có các mục tiêu rõ ràng. Nhóm nước không thể đạt được mục tiêu quốc gia của mình có thể lựa chọn đóng góp cho việc cắt giảm phát thải ở “nhóm nước đang phát triển” qua những việc như đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm phát thải hoặc sử dụng biện pháp “thương mại hóa” khí thải khi mua lại hạn ngạch phát thải carbon của nước khác. Continue reading “11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua”

12/10/2007: Al Gore đoạt giải Nobel Hòa bình với ‘An Inconvenient Truth’

Nguồn: Al Gore wins Nobel Prize in the wake of “An Inconvenient Truth”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore và Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã được trao giải Nobel Hòa bình cho những nỗ lực của họ trong việc nâng cao hiểu biết của công chúng về biến đổi khí hậu do con người gây ra. Năm 2006, Gore đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar, An Inconvenient Truth, tác phẩm được ghi nhận là đã nâng cao nhận thức quốc tế về khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Là cựu Thượng nghị sĩ Tennessee, đồng thời từng là Phó Tổng thống của Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001, Al Gore là một trong những chính trị gia đầu tiên nhận ra mối nguy hiểm từ khí thải carbon dioxide, một trong những nguyên nhân gây ra sự ấm lên toàn cầu. Continue reading “12/10/2007: Al Gore đoạt giải Nobel Hòa bình với ‘An Inconvenient Truth’”

13/12/2019: Greta Thunberg được Time bình chọn là ‘Nhân vật của Năm’

Nguồn: 16-year-old climate activist Greta Thunberg named Time’s Person of the Year, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2019, Greta Thunberg, 16 tuổi, đã được bình chọn là “Nhân vật của Năm” trên tạp chí Time. Nhà hoạt động về khí hậu người Thụy Điển trở thành Nhân vật của Năm đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 21 và là người trẻ nhất từng được nhận vinh dự này.

Thunberg đã tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường từ rất sớm, thuyết phục cha mẹ chuyển sang ăn chay, giảm lượng khí thải carbon và tránh đi máy bay. Năm 2018, được truyền cảm hứng từ nhóm kêu gọi kiểm soát súng cũng trong độ tuổi thiếu niên ở Mỹ, Thunberg bắt đầu phát động một cuộc bãi khoá trên toàn Thụy Điển và cả các nước châu Âu khác. Continue reading “13/12/2019: Greta Thunberg được Time bình chọn là ‘Nhân vật của Năm’”

Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu

Nguồn: The New York Times & ProPublica, 07/2020  

Lược dịch: Thôi Thanh Minh

Trong phần lớn lịch sử nhân loại, con người đã sống trong một khoảng dao động nhiệt độ rất hẹp, tại những nơi mà khí hậu cho phép sản xuất dư thừa thức ăn. Nhưng khi hành tinh chúng ta ấm dần, vành đai sống đột ngột bị dịch chuyển về phía Bắc. Theo một nghiên cứu tiên phong gần đây trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Hoa Kỳ), nhiệt độ Trái Đất trong 50 tới có thể sẽ tăng với mức độ lớn hơn cả 6000 năm trước cộng lại. Những vùng cực nóng, giống như sa mạc Sahara, hiện chiếm ít hơn 1% diện tích đất của hành tinh, đến năm 2070 sẽ chiếm đến 1/5 diện tích và có thể sẽ đẩy 1/3 dân số bấy giờ ra ngoài vùng khí hậu thích hợp mà con người đã phát triển trong hàng ngàn năm. Nhiều người sẽ cố trụ lại, chịu đựng cái nóng, cái đói và hỗn loạn chính trị, nhưng những người khác sẽ buộc phải bước đi. Một nghiên cứu năm 2017 của Science Advances cho thấy rằng đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng đến mức ở nhiều nơi, trong đó bao gồm một số vùng của Ấn Độ và Đông Trung Quốc, chỉ ra ngoài trong một vài giờ thôi cũng khiến cả những người khoẻ mạnh nhất phải tử vong. Continue reading “Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu”

Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Nguồn: Minxin Pei, “The Sino-American Cold War’s Collateral Damage”, Project Syndicate, 19/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng được xem như chiến dịch mở màn cho một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu tiếp tục leo thang, “cuộc đụng độ giữa những người khổng lồ” này sẽ gây tổn thất nặng nề cho cả hai phe tới mức kẻ thắng cuộc (khả năng cao là Mỹ) cũng chỉ giành được một chiến thắng cay đắng.[1]

Nhưng chính phần còn lại của thế giới sẽ phải trả cái giá đắt hơn cả. Trên thực tế, mặc dù ít khả năng xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung chắc chắn sẽ đem lại những thiệt hại ngoài dự kiến sâu rộng và nặng nề tới mức gây nguy hại cho tương lai toàn bộ nhân loại. Continue reading “Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung”

Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?

Nguồn: Peter Singer, “Is the Paris Accord Unfair to America?Project Syndicate, 05/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi thông báo rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Donald Trump đã biện minh cho động thái này bằng cách nói rằng “vấn đề mấu chốt là Hiệp định Paris rất không công bằng, ở mức độ lớn nhất, đối với Hoa Kỳ.” Có phải vậy hay không?

Để đánh giá tuyên bố của Trump, chúng ta cần hiểu rằng khi hỏi các nước nên cắt giảm bao nhiêu lượng phát thải khí nhà kính là chúng ta đang thảo luận về cách phân phối một nguồn tài nguyên có hạn. Điều đó giống như chúng ta thảo luận về cách chia một cái bánh táo khi những người đói khát hơn muốn có miếng bánh lớn hơn số miếng bánh lớn sẵn có.

Đối với biến đổi khí hậu, chiếc bánh này là khả năng hấp thụ khí thải của khí quyển mà không gây ra sự thay đổi thảm khốc đối với khí hậu của hành tinh chúng ta. Những người muốn có miếng bánh lớn là những nước muốn phát thải một lượng lớn khí nhà kính. Continue reading “Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?”

Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Rogue America,” Project Syndicate, 02/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Donald Trump đã ném một quả lựu đạn vào kiến trúc kinh tế toàn cầu vốn được xây dựng rất cẩn thận trong những năm sau khi Thế chiến II kết thúc. Nỗ lực phá huỷ hệ thống quản lý toàn cầu dựa trên luật lệ này – nay thể hiện trong việc Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris năm 2015 – chỉ là khía cạnh mới nhất trong cuộc tấn công của vị tổng thống Mỹ lên hệ thống các giá trị và các thể chế căn bản của chúng ta.

Thế giới đang dần dần chấp nhận sự bất hảo trong chương trình nghị sự của chính quyền Trump. Ông và các thân hữu đã tấn công nền báo chí Mỹ – một thể chế quan trọng để bảo vệ tự do, các quyền, và nền dân chủ của người Mỹ – gọi đó là “kẻ thù của nhân dân.” Họ đã cố gắng phá hoại nền tảng tri thức và niềm tin của chúng ta – nhận thức luận của chúng ta – bằng cách dán cái nhãn “giả mạo” lên bất cứ thứ gì thách thức những mục tiêu và lập luận của họ, thậm chí phủ nhận cả khoa học. Những lời bào chữa cho có của Trump về việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris chỉ là bằng chứng gần đây nhất cho điều này. Continue reading “Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump”

Rút khỏi Hiệp định Paris: Sai lầm lịch sử của Trump

Nguồn: Laurence Tubiana, “Donald Trump’s Historic Mistake,” Project Syndicate, 01/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn tham gia vào Hiệp định khí hậu Paris 2015, một hiệp định mang tính bước ngoặt của Liên Hợp Quốc mà nhiều người chúng ta đã rất nỗ lực làm việc để đạt được. Trump đang mắc phải một sai lầm sẽ tạo ra nhiều hệ quả nghiêm trọng với đất nước của ông, và với thế giới.

Trump tuyên bố ông sẽ cố gắng đàm phán lại thỏa thuận đã đạt được ở Paris, hoặc soạn ra một thỏa thuận mới. Nhưng các nhà lãnh đạo trên thế giới đã ca ngợi thỏa thuận này như một bước đột phá trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một chiến thắng cho sự hợp tác quốc tế, và một lợi ích đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đến nay vẫn đúng. Continue reading “Rút khỏi Hiệp định Paris: Sai lầm lịch sử của Trump”

Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?

Nguồn: “What climate talks in Paris will mean”, The Economist, 9/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tháng 12/2009, trong những vòng đàm phán được tổ chức theo Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp Quốc (UNFCCC) tại Copenhagen, các nhà đàm phán từ nhiều nước đã không đạt được thỏa thuận. Khi đó người ta đã có nhiều kỳ vọng: việc Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ được nhiều người cho là đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh việc đàm phán. Thay vào đó, cùng với Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, và Trung Quốc, Mỹ đã đạt đến một thỏa thuận ngoài lề không có tính ràng buộc. Bên cạnh những biện pháp khác, “Hiệp định Copenhagen” đã nhất trí đến năm 2020 sẽ huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho việc hợp tác quốc tế nhằm giúp các nước giảm lượng thải khí nhà kính. Tại các cuộc họp ở Doha sau đó 2 năm, các lãnh đạo quốc tế đã hứa sẽ đi đến một thỏa thuận quốc tế về khí hậu chậm nhất là vào năm 2015. Giờ đây thế giới sắp bước vào một cuộc đàm phán về khí hậu nữa, sẽ được tổ chức tại Paris bắt đầu từ ngày 30/11. Nhưng liệu cuộc đàm phán này có thể đi đến một thỏa thuận không, và nó sẽ tượng trưng cho điều gì? Continue reading “Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?”