Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Oona A. Hathaway, International Law Goes to War in Ukraine, Foreign Affairs, 15/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cuộc chiến tranh phi pháp trắng trợn nhất do một quốc gia có chủ quyền tiến hành chống lại một quốc gia có chủ quyền khác kể từ Thế chiến II. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã đe dọa rằng nếu người Ukraine tiếp tục phản kháng, họ sẽ “đưa tương lai địa vị nhà nước của Ukraine vào rủi ro.” Cũng có rất nhiều bằng chứng theo thời gian thực tại Ukraine cho thấy quân đội Nga đang phạm tội ác chiến tranh trên khắp nước này – kể cả việc tấn công dân thường. Continue reading “Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine”

18/01/1985: Mỹ phớt lờ Tòa án Công lý Quốc tế

contras troops

Nguồn:United States walks out of World Court case,” History.com (truy cập ngày 17/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1985, lần đầu tiên kể từ khi gia nhập Tòa án Công lý Quốc tế vào năm 1946, Mỹ đã rời bỏ một vụ kiện. Vụ kiện này có liên quan đến những hoạt động bán quân sự của Mỹ nhằm chống lại chính phủ Nicaragua.

Đối với chính quyền Reagan, những nỗ lực làm suy yếu chính phủ Sandinista ở Nicaragua là một yếu tố quyết định trong chính sách đối ngoại chống cộng của ông kể từ khi ông lên nắm quyền năm 1981. Những chính sách được thiết kế nhằm cô lập chính phủ Nicaragua về mặt kinh tế và ngoại giao được kết hợp với viện trợ bằng tiền và vật chất cho phe “Contras,” một lực lượng bán quân sự chống chính phủ đã thực hiện các cuộc tấn công vũ trang nhằm vào phe Sandinista. Mặc dù một số nỗ lực của Mỹ trong số này được công khai, phần còn lại vẫn là bí mật và tiếp tục được che giấu trước công chúng. Continue reading “18/01/1985: Mỹ phớt lờ Tòa án Công lý Quốc tế”