Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?

Nguồn: Nicholas Lyall, Will the South China Sea Become the New Crimea?“, The National Interest, 07/05/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Tập Cận Bình đã tránh được thành công hành động quá đà trên biển – nhưng điều này có thể sẽ thay đổi. 

Tình bạn đang nảy nở giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thời gian gần đây đã phản ánh những nét tương đồng trong phong cách lãnh đạo cá nhân của họ. Cả hai quốc gia đều được xác định bằng việc chú trọng vào người lãnh đạo cá nhân, ngược lại với thể chế, do đó tiêu biểu cho mô hình “thuyết nhân cách” trong đó các nhà lãnh đạo tự mô tả mình là những nhà cầm quyền mạnh mẽ và độc nhất mà số phận của toàn dân tộc phụ thuộc vào. Mô hình lãnh đạo này, vốn thường thúc đẩy các nhà lãnh đạo theo thuyết nhân cách tìm kiếm uy tín quốc gia cho đất nước của mình nhằm duy trì tiếng tăm trong nước, và cũng có thể dẫn đến sự quá đà về chính sách đối ngoại. Trong khi những nỗ lực nhằm đạt được uy tín quốc gia có thể dẫn đến việc các chế độ theo thuyết nhân cách giành được quyền lực ở bên ngoài, chúng cũng thường cũng dẫn đến việc hình thành các liên minh giữa các nước bị ảnh hưởng để chống lại chế độ theo chủ nghĩa phiêu lưu. Putin hiện đang gánh chịu những tác động của cái bẫy hành động quá đà này sau khi Nga sáp nhập Crimea. Continue reading “Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?”

Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường: Cuộc chiến từ chính trị tới kinh tế

xili

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping, Li Keqiang take political battle into economic arena“, Nikkei Asian Review, 18/08/2016

Biên dịch: Trần Quang

Sự chênh lệch về chỉ số phát triển ngày càng lớn giữa Liêu Ninh và Chiết Giang dường như có ý nghĩa chính trị, thể hiện phần nào cuộc tranh đấu quyền lực giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Một số nhà quan sát chính trị nói rằng Liêu Ninh, nơi mà ông Lý từng là bí thư, đang trở thành mục tiêu chính trị gần đây nhất của Bắc Kinh.

Thành phố An Sơn, một thành phố sản xuất thép của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc được bao phủ bởi lớp khói mù dày đặc, một cảnh quan đô thị màu xám, tương phản hoàn toàn với những cách đồng ngô xanh trải dài bất tận mà nhóm tác giả đã đi qua trên đường tới đây. Continue reading “Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường: Cuộc chiến từ chính trị tới kinh tế”

Ba kịch bản ADIZ của TQ ở Biển Đông và những hệ quả

chinaadiz

Nguồn: Le Duy Tran, “Scenarios of the China’s ADIZs above the South China Sea“, Journal of East Asia and International Law, Volume 9(1), 2016, pp. 278-291.

Biên dịch: Trần Quang

  1. Bối cảnh

Dù không có bất kỳ một văn kiện quốc tế nào nêu rõ việc các nước có quyền thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), song những khu vực như thế đã được đơn phương thiết lập kể từ thập kỷ 50 của thế kỷ trước. ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố thiết lập trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông, cùng với những hoạt động gần đây của nước này trên các thực thể tranh chấp ở Biển Đông đang làm dấy lên quan ngại về khả năng Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông. ADIZ đang trở thành một vấn đề của luật pháp quốc tế trong thế kỷ 21. Vậy ADIZ được xác định là gì? Continue reading “Ba kịch bản ADIZ của TQ ở Biển Đông và những hệ quả”

Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?

ximr

Nguồn: Derek Grossman & Michael Chase, “Why Xi is Purging the Chinese Military“, The National Interest, 15/04/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Chủ tịch Trung Quốc đang làm theo những lời dạy trong cuốn sách đỏ Mao tuyển của Mao Trạch Đông.

Đã có nhiều bàn tán về một loạt tuyên bố trong những tháng vừa qua của Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy trung ương (CMC) – báo hiệu những cải cách cơ cấu lớn đối với Quân giải phóng nhân dân (PLA), các cải cách này được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2020. Các nhà quan sát kỳ cựu về Trung Quốc đã sốt sắng liệt kê những điều đã biết và chưa biết tính tới thời điểm này từ các tuyên bố chính thức, và những điều được đồn đoán dựa trên các nguồn không chính thức.

Chẳng hạn, các nhà quan sát đã đặc biệt chú ý tới việc Tập Cận Bình thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược PLA và suy ngẫm về vị thế của nó trong PLA so với các quân chủng, cũng như vai trò và nhiệm vụ chính xác của nó. Các nhà phân tích cũng suy nghĩ về các câu hỏi như tư cách thành viên trong tương lai của CMC và các cấp hàng đầu thường do quân đội thống trị trong ban lãnh đạo PLA sẽ hợp tác đến đâu dưới các cải cách. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?”

Những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc

7822_protesta

Nguồn: Peter Cai, “China’s doves break cover to criticise foreign policy“, The Lowy Interpreter, 21/04/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Một số học giả, giới ngoại giao và nhà quản lý kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, đồng thời coi đó là một sự phủ nhận nguy hiểm chính sách cải cách và mở cửa của ông Đặng Tiểu Bình, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

Tờ “The Global Times” (Thời báo Hoàn cầu) của Trung Quốc là một trong những ấn phẩm yêu thích của các nhà báo phương Tây và các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc. Tờ báo quốc gia này được biết đến với lập trường cứng rắn và ngôn ngữ tiếng Anh đầy màu sắc. Tổng biên tập tờ “Thời báo Hoàn cầu”, ông Hồ Tích Tiến, đang bị nhiều độc giả ở Trung Quốc lên án nhưng cũng được nhiều người yêu mến. Đối với Trung Quốc tự do, ông Hồ Tích Tiến là hiện thân của những căn bệnh cố hữu của quốc gia châu Á này. Đó là tự tôn dân tộc và ý thức hệ. Quan điểm thế giới quan đầy hiếu chiến của ông đang gây tiếng vang mạnh mẽ với chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Continue reading “Những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc”

Lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Biển Đông

indn

Nguồn: Abhijit Singh, “India’s Strategic Stakes in the South China Sea”, Asia Policy No. 21, January 2016.

Biên dịch: Trần Quang

Trong ngắn hạn, Ấn Độ sẽ muốn Trung Quốc giảm bớt sự hung hăng của nước này và ngừng nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Trong trung và dài hạn, việc truyền bá sức mạnh biển trên chiến trường Thái Bình Dương nằm trong những lợi ích của Ấn Độ.

Sau các cuộc tuần tra thực thi quyền tự do hàng hải gần đây của Hải quân Mỹ ở Biển Đông vào tháng 11/2015, sự ổn định trên biển ở Đông Nam Á là chủ đề thảo luận nóng trong các giới chiến lược ở châu Á. Việc tàu USS Lassen đi qua khu vực 12 hải lý của Đá Subi ở quần đảo Trường Sa được thực hiện sau khi máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua cùng khu vực, dẫn đến những lo ngại về sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Continue reading “Lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Biển Đông”

Quan điểm và lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông

jpan

Nguồn: Yoji Koda, “Japan’s Perceptions of and Interests in the South China Sea“, The National Bureau of Asia Research, 01/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Đối với Nhật Bản, Biển Đông không đơn giản chỉ là liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ven biển, nó còn đặt ra một vấn đề lớn có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự trực tiếp, làm xói mòn sự ổn định hiện tại và có khả năng đưa khu vực và thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng có.

Các hành động quyết đoán và cậy quyền của Trung Quốc ở các vùng biển châu Á – đặc biệt là ở biển Hoa Đông và Biển Đông – đang gây ra những lo ngại nghiêm trọng về an ninh trong cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, lập trường không giống ai và đơn phương của Trung Quốc đối với các vấn đề về biển, mà họ khẳng định được hỗ trợ bởi cách diễn giải rộng lớn hơn, và đôi khi tự cho mình là trung tâm của nước này về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các nguyên tắc quốc tế được thiết lập khác, đã làm cho các nước khu vực và các bên quyền lợi khác như Mỹ, khó xử. Đồng thời, những tranh chấp ở Biển Đông có nguy cơ leo thang thành những xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Continue reading “Quan điểm và lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông”

Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc

SF__Central-624x419

Nguồn: Zhang Xiaotong & Marlen Belgibayev, “China’s Eurasian Pivot“, The Asan Forum, 1/12/2014.

Biên dịch: Trần Quang

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc tích cực xoay trục sang những dải đất rộng lớn của Âu-Á, đặc biệt là được phản ánh trong việc tăng cường sự can dự của của Bắc Kinh với các nước láng giềng trên biên giới phía Tây nước này. Một trong những thành phần quan trọng nhất của sự xoay trục Âu-Á của Trung Quốc là một nỗ lực xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (SREB), mà với nó Bắc Kinh có ý định ràng buộc hơn 40 nước ở Trung và Nam Á, Trung Đông, Đông và Tây Âu bằng các hành lang vận tải khoảng cách xa. Continue reading “Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc”

Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay

bilde

Tác giả: M. Taylor Fravel | Biên dịch: Trần Quang

Chính sách của Mỹ đối với Biển Đông thay đổi và vận động phụ thuộc cơ bản vào việc các tranh chấp sẽ diễn biến như thế nào, hành vi của Trung Quốc hung hăng hay hòa dịu, hợp tác. Với tình hình tranh chấp và hành vi của Trung Quốc thời gian gần đây, chắc chắn Mỹ sẽ tăng cường đẩy mạnh sự can dự của mình vào vấn đề Biển Đông.

Tóm tắt nội dung

Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông có 4 đặc điểm. Đầu tiên, Mỹ sẽ có sự thay đổi về chính sách nhằm đối phó với những thay đổi về mức độ căng thẳng trong tranh chấp. Thứ hai, Continue reading “Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay”

Năm loại vũ khí Trung Quốc sẽ phải e sợ nếu gây chiến với Việt Nam

P-800 missile

Tác giả: Robert Farly | Biên dịch: Trần Quang

Năm 1979, hai bên đã nổ ra chiến tranh và Trung Quốc đã không thực sự giành chiến thắng. Ngày nay, sức mạnh quân sự của Việt Nam sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Trung Quốc nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai bên. Continue reading “Năm loại vũ khí Trung Quốc sẽ phải e sợ nếu gây chiến với Việt Nam”

Úc nên làm gì ở Biển Đông?

Tác giả: Benjamin Schreer | Biên dịch: Trần Quang

julie-bishop-australia-foreign-minister-dfa-afp-20140220-001

Úc cũng có đồng minh và lợi ích cụ thể tại khu vực Biển Đông. Việc Trung Quốc kiểm soát vùng biển này sẽ làm xói mòn vị thế đồng minh và lợi ích của Úc tại đây. Do đó Canberra cần có chính sách và cách tiếp cận chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng hành vi bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ bé của mình và ngày càng gây ra nhiều sự kiện tại khu vực này. Tháng trước, sau khi hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều yêu sách chủ quyền, rõ ràng là Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa thêm giàn khoan thứ hai vào khu vực này. Continue reading “Úc nên làm gì ở Biển Đông?”