Kinh tế chính trị của truyền thông xã hội tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tới Trung Quốc và Việt Nam và người ta sẽ nhận thấy một khác biệt lớn trong cách hai nước ứng xử với Internet nói chung và truyền thông xã hội nói riêng: Trong khi các nền tảng truyền thông xã hội phương Tây như YouTube và Facebook bị chặn ở Trung Quốc, chúng lại rất phổ biến ở Việt Nam. Ví dụ, theo Statista, số người dùng Facebook tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt 45,3 triệu người trong năm 2019, tăng từ mức 41,7 triệu người vào năm 2017. Việt Nam xếp thứ bảy trong số các quốc gia có số lượng người dùng Facebook lớn nhất thế giới tính đến tháng 7/2019, và có tỷ lệ người tích cực dùng mạng xã hội lên tới 64%. Đọc tiếp “Kinh tế chính trị của truyền thông xã hội tại Việt Nam”

Truyền thông xã hội thay đổi nền dân chủ như thế nào?

truyen thong xa hoi

Nguồn:How are social media changing democracy“, The Economist, 28/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump có thể không thích hợp để trở thành tổng thống của nước Mỹ, nhưng rõ ràng ông là một bậc thầy về truyền thông xã hội. Những dòng tweet thường gây sốc đã giúp ông trùm bất động sản-hóa-chính trị gia này có hơn 7 triệu người theo dõi trên Twitter. Và hầu hết các thông điệp của ông lại được nhìn thấy bởi hàng triệu người khác vì chúng được đăng lại hàng ngàn lần và bao phủ rộng khắp trên các phương tiện truyền thông chính thống. Do đó, chiến dịch của Trump là bằng chứng về tầm quan trọng của truyền thông xã hội đối với chính trị và tất cả các loại hành động tập thể khác. Điều này đang thay đổi nền dân chủ như thế nào? Đọc tiếp “Truyền thông xã hội thay đổi nền dân chủ như thế nào?”