26/03/1953: Tiến sĩ Jonas Salk công bố vaccine bại liệt

Nguồn: Dr. Jonas Salk announces polio vaccine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, nhà nghiên cứu y học người Mỹ, Tiến sĩ Jonas Salk, thông báo trên một chương trình phát thanh quốc gia rằng ông đã thử nghiệm thành công một loại vaccine chống lại virus bại liệt (poliomyelitis). Năm 1952, năm mà dịch bệnh bại liệt hoành hành tại Mỹ – đã có 58.000 trường hợp nhiễm mới được báo cáo và hơn 3.000 người chết vì căn bệnh này. Nhờ công trình giúp tiêu diệt căn bệnh được gọi là “bệnh liệt ở trẻ sơ sinh” (vì nó chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em), Tiến sĩ Salk đã được tôn vinh là bác sĩ vĩ đại vào thời của ông. Continue reading “26/03/1953: Tiến sĩ Jonas Salk công bố vaccine bại liệt”

Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam hiện đang phải đối phó với đợt dịch Covid thứ tư dữ dội hơn những đợt dịch trước. Đợt dịch lần này gây lo ngại cho chính quyền lẫn người dân, nhất là vì chiến dịch chích ngừa Covid-19 ở Việt Nam còn quá chậm, với chỉ hơn khoảng hơn 1 triệu người được tiêm chủng, tính đến ngày 07/06, tức là mới khoảng 1,3% tổng dân số gần 100 triệu người, mức thấp nhất Đông Nam Á, thua xa Cam Bốt (16%).

Chính phủ Việt Nam nay đề ra mục tiêu chích ngừa cho 75% dân số, để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng. Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, Việt Nam đang ráo riết tìm mua vac-xin, chứ không thể chỉ trông chờ vào cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới WHO viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước nghèo. Continue reading “Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?”

Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam

Tác giả: Giang Nguyễn p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam đang cấp bách triển khai chương trình tiêm chủng đại trà, đồng thời nỗ lực tìm nguồn cung vắc-xin trên thị trường và phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 trong nước. Chương trình tiêm chủng đại trà sẽ gặp những khó khăn gì? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) đã trao đổi với phóng viên Giang Nguyễn về những khó khăn và rủi ro trước mắt.

Giang Nguyễn: Kính chào Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp. Trong bài bình luận trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak (ISEAS) đăng ngày 8 tháng 6 vừa qua Tiến sĩ đã nhận định rằng chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 của Việt Nam quá chậm trễ. Việt Nam trước đây được thế giới khen ngợi là một trong những nước xử lý sự lây lan của dịch xuất sắc nhất. Vì sao có sự chậm trễ trong chiến dịch phòng ngừa? Continue reading “Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam”

Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ tư, bắt đầu vào cuối tháng 4, là đợt bùng dịch nghiêm trọng nhất tại Việt Nam cho đến nay. Tổng cộng đã có 5.758 ca nhiễm tính đến trưa ngày 7/6, chiếm khoảng hai phần ba tổng số ca nhiễm tại Việt Nam từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm ngoái. Quan trọng hơn, nó đã lan tới các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, gây gián đoạn hoạt động của nhiều nhà máy tại hai trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng này. Đợt bùng phát này càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của chương trình tiêm chủng Covid-19 vốn đang được Việt Nam nỗ lực tăng tốc sau một khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng.

Việt Nam bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 vào ngày 8 tháng 3 năm 2021, tập trung vào các nhân viên tuyến đầu. Tính đến ngày 5 tháng 6 năm 2021, số người được tiêm ít nhất một liều vắc xin là 1,24 triệu người, chỉ chiếm 1,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong số mười nước thành viên ASEAN. Continue reading “Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức”

Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?

Nguồn: Dalindyebo Shabalala, “US support for waiving COVID-19 vaccine patent rights puts pressure on drugmakers – but what would a waiver actually look like?”, The Conversation, 10/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Mỹ và Châu Âu đang tranh luận về việc đình chỉ bảo hộ bằng độc quyền sáng chế đối với vắc-xin Covid-19, một động thái có thể cho phép nhiều công ty tham gia sản xuất vắc-xin hơn trên phạm vi toàn thế giới. Tuy vậy, vấn đề này không đơn giản như chúng ta nghĩ.

Ngày 5 tháng 5 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố họ ủng hộ ý tưởng tạm thời dừng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19, mặc dù tuyên bố này còn khá mơ hồ. Một số nước châu Âu vẫn phản đối đề xuất này ngay cả khi phạm vi của nó đã được thu hẹp.

164 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ phải mất nhiều tuần đàm phán để có thể đạt được bất cứ một thỏa thuận nào và sau đó cần thêm nhiều tháng nữa để bắt đầu quá trình sản xuất. Continue reading “Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?”

23/02/1954: Vaccine bại liệt được sử dụng lần đầu tiên

Nguồn: Children receive first polio vaccine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, một nhóm trẻ từ Trường Tiểu học Arsenal ở Pittsburgh, Pennsylvania, đã được tiêm loại vaccine phòng bại liệt mới do Tiến sĩ Jonas Salk phát triển.

Mặc dù không tàn khốc như dịch hạch hay cúm, bại liệt là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, thường xuất hiện trong những đợt bùng phát kinh hoàng và dường như không thể ngăn chặn. Tấn công các tế bào thần kinh và đôi khi là hệ thần kinh trung ương, bại liệt khiến cho cơ bắp suy yếu, tê liệt và thậm chí dẫn đến tử vong. Continue reading “23/02/1954: Vaccine bại liệt được sử dụng lần đầu tiên”