Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.
Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Trong khi nhiều hoạt động công khai của người Công Giáo hướng đến khía cạnh trợ giúp xã hội, một số hoạt động còn liên quan đến khía cạnh chính trị. Theo Allan Goodman, dù Phật Giáo chiếm đa số ở Việt Nam, Công Giáo được đánh giá có tính tổ chức tốt hơn về mặt chính trị.[1] Dù có nhiều ý kiến cho rằng Công Giáo ít phân mảnh hơn Phật Giáo trên tư cách một khối chính trị,[2] nhưng họ không đơn thuần là một khối thống nhất. Có nhiều nhóm có đường hướng đối lập nhau, được hình thành giữa những năm 1960 trong một loạt các đảng phái và nhóm chính trị khác nhau trong bộ máy lập pháp. Một vài nhóm có tính cục bộ, bắt nguồn từ việc trung thành với một linh mục nhất định. Năm 1965, có hai nhóm rất quyền lực, cả hai đều chống cộng mạnh mẽ. Một nhóm được dẫn đầu bởi cha Hoàng Quỳnh, người đứng đầu một giáo xứ quan trọng là Phát Diệm ở tỉnh Ninh Bình trước khi di cư. Nhóm còn lại được dẫn đầu bởi các cha Trần Đức Huynh và Mai Ngọc Khuê, người đứng đầu giáo xứ Bùi Chu ở tỉnh Nam Định trước 1954.[3] Ngoài ra còn có những nhóm quy tụ các trí thức Công Giáo gắn với các tờ báo khác nhau, như Sống Đạo và Hành Trình.[4] Continue reading “Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”