Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Đặt vấn đề

Tam giác chiến lược là “mối quan hệ giữa 2 trong 3 nước thuộc tam giác sẽ định hình các lợi ích chiến lược của nước thứ ba và bị những lợi ích đó chi phối; những lợi ích chiến lược này bao gồm mục tiêu áp đặt trật tự toàn cầu theo ý một nước, tạo ra mâu thuẫn và thúc đẩy tranh giành quyền lực giữa chính các nước nay”.[1]

Tham luận có mục tiêu làm rõ thực trạng quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau Chiến tranh Lạnh và dự báo quan hệ giữa ba nước từ nay đến 2030. Do vấn đề lớn, nên tham luận chỉ tập trung vào phân tích quan hệ Mỹ-Trung-Nga trong giai đoạn từ năm 2014 cho đến nay. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới”

Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những trang vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cùng với mặt trận quân sự, chính trị, mặt trận ngoại giao đã có những đóng góp không nhỏ, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ và giải quyết vấn đề ta thắng địch thua. Trong mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta kháng chiến, Liên Xô, Trung Quốc đóng vai trò quyết định vì là hai đồng minh lớn của Việt Nam. Rất tiếc, lúc đó hai nước lại đang có bất đồng, mâu thuẫn nghiêm trọng, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Với chính sách đối ngoại đúng đắn, với nghệ thuật ngoại giao tài tình, khôn khéo, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung Quốc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ to lớn, hiệu quả về tinh thần cũng như vật chất của cả hai đồng minh cho cuộc kháng chiến. Tìm hiểu cách ứng xử của ngoại giao Việt Nam đối với Liên Xô, Trung Quốc là mục tiêu của bài viết này. Continue reading “Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ”

Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Chúng ta nghiên cứu khá nhiều về ngoại giao truyền thống của cha ông ta. Tuy nhiên, vấn đề triết lý ngoại giao truyền thống vẫn là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ. Triết lý ngoại giao truyền thống là gì? Đâu là nội dung và cội nguồn của triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam? Đây là đề tài hấp dẫn. Trong bài viết này, chỉ xin trình bày một số nhận thức ban đầu, mong được chia sẻ.

1. Một số nhận thức chung về triết lý

 Triết lý là gì? Một câu hỏi mới nghe tưởng chừng rất đơn giản, ai cũng hiểu. Chúng ta thường được nghe những cụm từ đại loại như: Triết lý sống của ông ấy, bà ấy, hoặc triết lý của đạo Phật, triết lý phát triển, triết lý giáo dục, triết lý âm dương v.v… Song trên thực tế câu trả lời không đơn giản chút nào, rất phức tạp là đằng khác. Continue reading “Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam”

Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương đã diễn ra cách đây 65 năm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước viết về sự kiện này. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần được làm rõ. Trên cơ sở những tư liệu mới, một số nhà nghiên cứu ở nước ta đã đi đến những đánh giá mới về một số vấn đề. i) Phải chăng không nên ký Hiệp định mà tiếp tục chiến đấu giải phóng hoàn toàn đất nước, vì lúc đó Mỹ không thể can thiệp; ii) Phải chăng Việt Nam tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ trong thế bị động nên có những hạn chế; iii) Trả lời phòng vấn báo Expressen, Thụy Điển cuối năm 1953 Hồ Chí Minh đã khẳng định: đàm phán chủ yếu giữa Việt Nam và Pháp. Tại sao ý kiến vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Bác không được triển khai? Đó là những nội dụng được trình bày trong tham luận. Continue reading “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”

Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh

Tác giả: GS TS Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hay Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã được bàn đến, song rất sơ lược. Thực chất đây là vấn đề khá mới cần được tiếp tục nghiên cứu sâu. Trường phái ngoại giao là Nhóm các nhà ngoại giao, kể cả các nhà nghiên cứu ngoại giao có chung khuynh hướng tư tưởng, phong cách, phương pháp ngoại giao, tiêu biểu là Hồ Chí Minh. Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hoặc Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận vững chắc, cơ sở thực tiễn phong phú đã được kiểm nghiệm, từ đó tạo nên những đặc trưng/bản sắc của trường phái như hòa hiếu, làm bạn với tất cả các nước; độc lập tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; chân thành, tình nghĩa, thủy chung, “giúp bạn là giúp mình”, tôn trọng đạo lý trong quan hệ đối ngoại; dĩ bất biến, ứng vạn biến… Continue reading “Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh”

Ngoại giao VN 30 năm Đổi Mới và vai trò Nguyễn Cơ Thạch

nguyen co thach

Tác giả: Huỳnh Phan & Lan Anh (phỏng vấn)

Trong hồi ức của PGS. TS Vũ Dương Huân, “suốt một thời gian dài chúng ta bị ý thức hệ chen vào. Chúng ta không dám thừa nhận lợi ích quốc gia dân tộc là nguyên tắc, là mục tiêu cao nhất của chính sách đối ngoại vì sẽ ngược với lợi ích quốc tế, lợi ích của giai cấp công nhân”.

LTS:Nhìn lại hành trình sau 30 năm ĐỔI MỚI đất nước, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không thấy được những đóng góp của ngành ngoại giao Việt Nam. Trong sự phát triển chung của đất nước, công tác đối ngoại đã có những đóng góp lớn, tham mưu cho Đảng, Nhà nước chuyển từ thế bị bao vây, cấm vận sang bình thường hóa quan hệ với các nước; Thiết lập quan hệ với 185 nước trong tổng số 193 nước của Liên Hợp Quốc và tham gia vào 70 tổ chức quốc tế, khu vực và đóng vai trò tích cực chủ động và có trách nhiệm; Tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế được các nước trong khu vực và quốc tế tôn trọng, nhiều sáng kiến của chúng ta được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Continue reading “Ngoại giao VN 30 năm Đổi Mới và vai trò Nguyễn Cơ Thạch”