Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir

graphic_Daily Recitations of the Precepts_heza_111214

Nguồn: Dan Slater, “Malaysia’s mess is Mahathir-made”, East Asia Forum, 29/07/2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ít nhất thì Najib Razak – vị Thủ tướng đang gặp rắc rối của Malaysia – đã đúng một điều. Mớ hỗn độn trong chính trị Malaysia hiện nay là sản phẩm của đối thủ lớn nhất của ông – Mahathir Mohamad – người đã dẫn dắt quốc gia Đông Nam Á này bằng nắm đấm sắt trong giai đoạn 1981–2003. Điều Najib không hiểu là Mahathir không hề tạo ra đống lộn xộn ấy bằng việc chỉ trích vai trò lãnh đạo của ông,[1] mà bằng chính cách Mahathir dọn đường cho Najib lên nắm quyền trong suốt những thập niên đương nhiệm của mình. Có thể Mahathir tin là ông có thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng hiện thời bằng cách hạ bệ Najib. Nhưng lịch sử cần phán xét Mahathir chứ không phải ai khác, người chính là tác giả của cuộc suy thoái toàn quốc kéo dài và dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Continue reading “Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir”

Bê bối tham nhũng chia rẽ giới tinh hoa chính trị Malaysia

najib1mdb1

Nguồn: Bridget Welsh, “Corruption scandal divides Malaysia’s political elite”, East Asia Forum, 21/07/2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Malaysia Najib Razak đang đối mặt với những cáo buộc mạnh mẽ liên quan đến biển thủ công quỹ, tham nhũng và thao túng bầu cử – những vấn đề đánh thẳng vào vai trò lãnh đạo cũng như tính chính danh của chính phủ của ông. Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) – đảng chính trị của Najib – và cả Malaysia lại sa vào một cuộc khủng hoảng nữa.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đã lôi ra ánh sáng các vấn đề quản lý kinh tế sai, khiến danh tiếng các thể chế tài chính của Malaysia bị giảm sút. Số tiền được cho là nằm trong tài khoản ngân hàng của Najib (700 triệu USD) đã tạo ra nhiều cơn sốc. Các lãnh đạo UMNO biết rằng kể cả trong những vụ giải ngân bầu cử ồ ạt trong cuộc tổng tuyển cử 2013, số tiền cỡ đó cũng không thể nào rót hết xuống mạng lưới bảo trợ thân hữu của họ. Continue reading “Bê bối tham nhũng chia rẽ giới tinh hoa chính trị Malaysia”

Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar

MYANMAR CHINA BORDER REBELS CONFLICT LBB20131

Nguồn: Leo Suryadinata, “Can the Kokang Chinese Problem in Myanmar be Resolved?,” ISEAS Perspective No. 37, 2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Vào ngày 09/02/2015, Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), do Bành Gia Thanh (Peng Jiasheng, hay còn gọi là Phone Kyar Shin hay Pheung Kya-shin) dẫn đầu, đột ngột quay về Laukkai, thủ phủ Kokang, bằng cuộc tấn công vào các lực lượng an ninh của chính phủ tại đây. Cuộc tấn công dữ dội đã khiến nhiều người Hoa ở Kokang phải bỏ chạy để lánh nạn sang lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột diễn ra vài ngày và cả hai bên đều chịu thương vong nặng nề. Tuy thế, MNDAA đã không chiếm được Laukkai, bỏ chạy về phía biên giới và được cho là đã vào lãnh thổ Trung Quốc. Các lực lượng an ninh Myanmar đuổi theo và nã đạn vào khu vực mà họ tin là nơi trú ẩn của những người nổi loạn. Không quân Myanmar tham gia chiến đấu và vào ngày 13 tháng 3, một máy bay chiến đấu đã thả bom nhầm xuống phía lãnh thổ Trung Quốc, khiến năm dân thường Trung Quốc thiệt mạng và tám người dân khác bị thương (Xue Li, 2015). Bắc Kinh phản đối và Nay Pyi Daw đã xin lỗi (Tiezzi, 2015). Sau đó, hai bên tiến hành các cuộc gặp cấp cao để tìm kiếm giải pháp. Continue reading “Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar”

#245 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.2)

2086-ngo-dinh-diem

Nguồn: William Henderson & Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem”, Vietnam Perspectives, Vol. 2, No. 1 (Aug., 1966), pp. 3-30.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)

Quan hệ với Bắc Việt Nam

Có thể mô tả thái độ của Diệm với đối thủ Cộng sản ở Hà Nội là thù nghịch hoàn toàn. Điều này đúng với tiếp cận của ông với mọi chế độ Cộng sản; ông không bao giờ có bước đi dù nhỏ nhất nhằm thiết lập quan hệ với bất cứ ai trong số đó. Ngay từ đầu chế độ của mình năm 1954, Diệm dường như không bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về khả năng thương lượng có ý nghĩa về bất cứ chủ đề chính trị quan trọng nào với Hà Nội. Cách tiếp cận của ông với vấn đề cơ bản là tái thống nhất đã được thảo luận ở trên. Diệm cũng cứng rắn như vậy về các vấn đề như quan hệ chính thức giữa Sài Gòn và Hà Nội, phát triển thương mại liên vùng, thậm chí là trao đổi thư từ, bất chấp đôi lần những người Cộng sản có đề nghị. Continue reading “#245 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.2)”

#244 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)

pentagonpapers.16

Nguồn: William Henderson & Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem”, Vietnam Perspectives, Vol. 2, No. 1 (Aug., 1966), pp. 3-30.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là sản phẩm của nhiều lực lượng, thường là đối lập nhau, nhưng là những lực lượng tương đối rõ ràng. Điều này đặc biệt rõ rệt trong lịch sử ngoại giao của các nước được thiết lập lâu đời trên vũ đài chính trị thế giới. Hệ quả của các nhân tố như vị trí địa lý, dân số, tài nguyên kinh tế, lịch sử và ý thức hệ thường được dẫn giải như những yếu tố quyết định chủ yếu của chính sách đối ngoại. Ít nhất, những yếu tố quyết định đó xuất hiện để đặt ra các giới hạn cho việc thực hiện chính sách đối ngoại nói chung của một quốc gia cụ thể. Continue reading “#244 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)”

Tương lai nào cho Hong Kong?

_75957292_hi022976930(1)

Tác giả: Chris Patten | Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang

Bài liên quan: Biểu tình Hong Kong: Tại sao lại là Ruy băng vàng?

Cho rằng cả thế giới đang đổ mắt về Hong Kong là không hoàn toàn đúng. Nếu người dân đại lục được phép biết điều gì đang diễn ra tại thành phố thành công nhất của nước mình thì sẽ là như vậy. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã tìm cách ngăn tin tức về các cuộc biểu tình dân chủ của Hong Kong lan ra cả nước. Đây không hẳn là dấu hiệu cho thấy các nhà cầm quyền Trung Quốc tin tưởng vào hệ thống chính phủ độc đoán của mình.

Có ba điều cần làm rõ trước khi gợi ý giải pháp cho chính quyền vụng về của Hong Kong. Continue reading “Tương lai nào cho Hong Kong?”

#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972

Nguồn: Yafeng Xia (2006). “China’s Elite Politics and Sino-American Rapprochement, January 1969–February 1972”, Journal of Cold War Studies, Vol. 8, No. 4, Fall 2006, pp. 3–28

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Thị Hương Giang

Bài liên quan: 94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72 

Các học giả phương Tây từ lâu cho rằng có sự phản đối ở các cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại các nỗ lực của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 nhằm tiếp cận Hoa Kỳ.[1] Các văn bản và tư liệu của những người tham gia trực tiếp được xuất bản ở Trung Quốc suốt hai thập niên qua khiến lập luận này trở nên đáng ngờ.  Các nguồn mới bằng tiếng Hoa trái ngược với tin đồn cho rằng lãnh đạo Trung Quốc bị chia rẽ trong vấn đề xích lại gần với Hoa Kỳ – những tin đồn chủ yếu bắt nguồn từ lý giải của Henry Kissinger đối với cách Mao miêu tả Lâm Bưu trong một lần gặp Richard Nixon vào tháng 2-1972. Continue reading “#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972”

#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.

Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang[1]

INDONESIA: Dịch chuyển khỏi trung ương

Sự phát triển quan trọng nhất trong nền chính trị Indonesia kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto là một sự phát triển không ấn tượng một cách đáng ngạc nhiên. Nó không liên quan đến các cuộc biểu tình đường phố ồn ào kêu gọi những thay đổi sâu rộng hay các kế hoạch táo bạo của chính phủ để thay đổi nền kinh tế đất nước. Bạn không thể tạo ra một bom tấn Hollywood từ điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng các sử gia, những người nhìn lại nhiều năm trước, sẽ nhận ra bản chất rất quan trọng của nó. Sự phát triển mà tôi đang đề cập đến chính là sự khu vực hóa, còn được gọi là sự phân quyền (hay phi tập trung hóa – NHĐ). Continue reading “#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam”

#93 – So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

barack-obama-victory

Nguồn: Joseph W. Robbins, “Presidentialism versus Parliamentalism”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook, (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 177- 185.

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Thị Hương Giang

Liệu một đất nước áp dụng chế độ tổng thống hay chế độ đại nghị là khác biệt vô cùng có ý nghĩa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hệ thống tổng thống mang lại nhiều chính sách thương mại cởi mở hơn và những chi tiêu đặc thù lớn hơn (ví dụ ngân sách giao thông, trợ cấp nông nghiệp, v.v…) và phù hợp hơn với việc đại diện cho toàn bộ cử tri (Cheibub, 2006; Evans, 2004; Keech & Pak, 1995; Shugart & Carey, 1992). Ngoài ra, và có lẽ còn quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng rằng các chế độ tổng thống có nguy cơ gặp xung đột nhiều hơn và, trong một số trường hợp, dễ dẫn đến sụp đổ dân chủ (Linz, 1990a, 1994). Những công trình gần đây còn đi xa hơn Continue reading “#93 – So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị”