09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines

Nguồn: Teddy Roosevelt establishes a naval base in the Philippines, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã thiết lập một căn cứ hải quân ở Philippines tại Vịnh Subic, trên lãnh thổ giành được từ Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha.

Năm 1898, một tàu chiến hải quân Mỹ, tàu U.S.S. Maine, đã phát nổ khi neo đậu ở Cuba. Những kẻ hiếu chiến ở Mỹ đổ lỗi cho Tây Ban Nha về vụ nổ có lẽ là tình cờ này, và chiến tranh giữa hai quốc gia nhanh chóng bùng nổ. Roosevelt rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley, đăng ký vào kỵ binh Hoa Kỳ và ngay lập tức được điều tới vùng Caribbe, nơi ông nhận được sự ngưỡng mộ từ những người đồng hương vì tinh thần lãnh đạo đầy nhiệt huyết và lòng dũng cảm trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Continue reading “09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines”

09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Sartre renounces communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô – giờ lại lên tiếng tố cáo cả Liên Xô lẫn hệ thống cộng sản của nước này sau cuộc xâm lược tàn bạo của Liên Xô vào Hungary.

Jean-Paul Sartre, sinh ra ở Paris vào năm 1905, là một trong những đại diện hàng đầu cho chủ nghĩa hiện sinh, một phong trào triết học cổ vũ cho bản tính tự do trong sự tồn tại của cá nhân con người, đồng thời tiếc thương cho sự vô nghĩa vốn có của nó. Là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết, kịch và luận văn triết học, Sartre đã từ chối Giải Nobel năm 1964 vì lý do một nhà văn “nên từ chối để bản thân mình bị biến thành một thể chế.” Tuy nhiên, chính Sartre đã là một thể chế: đầu tiên là như tiếng nói của chủ nghĩa hiện sinh và sau đó như lương tâm của chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản”

09/11/1938: Đức Quốc xã khủng bố người Do Thái

cua-kinh-vo

Nguồn: Nazis launch Kristallnacht, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, trong một sự kiện báo hiệu trước Thảm sát Holocaust, quân Đức Quốc xã đã khởi động một chiến dịch khủng bố các cơ sở kinh doanh của người Do Thái tại Đức và Áo. Đợt tấn công, kéo dài tới ngày 10/11, sau này được biết đến với tên gọi Kristallnacht (Đêm của những cửa kính vỡ).

Hàng loạt cửa sổ của những cửa hàng của người Do Thái đã bị đập vỡ, khoảng 100 người Do Thái bị thiệt mạng, 7.500 cơ sở kinh doanh của người Do Thái bị hư hại và hàng trăm hội đường, nhà cửa, trường học, nghĩa trang bị phá hoại. Ước tính có khoảng 30.000 người Do Thái đã bị bắt giữ, nhiều người trong số này sau đó được gửi đến các trại tập trung trong vài tháng và chỉ được thả ra khi họ hứa sẽ rời khỏi nước Đức. Kristallnacht là dấu hiệu của sự leo thang các chiến dịch do Adolf Hitler khởi xướng vào năm 1933, khi ông ta lên làm Thủ tướng và tuyên bố sẽ “thanh tẩy” dân Do Thái khỏi nước Đức. Continue reading “09/11/1938: Đức Quốc xã khủng bố người Do Thái”