02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA

Nguồn: Senator Joseph McCarthy charges communists are in the CIA, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cáo buộc rằng những người cộng sản đã thâm nhập vào Cục Tình báo Trung ương (CIA) và ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử. Dù những lời buộc tội của McCarthy đã tạo ra một cuộc tranh cãi nhất thời, nhưng chúng đã nhanh chóng bị bác bỏ vì chỉ là những lời nói giật gân đến từ một người đàn ông có sự nghiệp đang tuột dốc không phanh.

Thượng nghị sĩ McCarthy được chú ý lần đầu tiên vào năm 1950, khi ông lên tiếng buộc tội hơn 200 người “bị xác định là cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Trong vài năm sau đó, ông liên tục tố cáo rằng cộng sản đã có mặt trong mọi chi nhánh của chính phủ Mỹ. Những lời buộc tội liều lĩnh của ông đã tạo ra cái được gọi là “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare), thời điểm mà người Mỹ lo sợ rằng những người cộng sản đang xâm nhập vào mọi khía cạnh của chính phủ và mọi khía cạnh cuộc sống. Continue reading “02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA”

10/03/1948: Cái chết kỳ lạ của Ngoại trưởng Tiệp Khắc Jan Masaryk

Nguồn: Czech diplomat Jan Masaryk dies under strange circumstances, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, chính phủ do cộng sản kiểm soát tại Tiệp Khắc báo cáo rằng Ngoại trưởng Jan Masaryk đã qua đời vì lý do tự sát. Câu chuyện về cái chết của Masaryk, một người không theo chủ nghĩa cộng sản, đã làm dấy lên nghi ngờ ở phương Tây.

Masaryk sinh năm 1886, là con trai vị tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc. Sau Thế chiến I, ông giữ chức Ngoại trưởng trong chính phủ mới của Tiệp. Tiếp đó, ông trở thành đại sứ tại Vương quốc Anh. Sang Thế chiến II, ông một lần nữa đảm nhận vị trí Ngoại trưởng, lần này là trong chính phủ lưu vong ở London. Continue reading “10/03/1948: Cái chết kỳ lạ của Ngoại trưởng Tiệp Khắc Jan Masaryk”

04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng

Nguồn: Communist activist Angela Davis acquitted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Angela Yvonne Davis, một “chiến binh da đen,” cựu giáo sư Triết học tại Đại học California, và đảng viên cộng sản, đã được tha bổng các cáo buộc âm mưu, giết người và bắt cóc bởi một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng ở San Jose, California.

Tháng 10/1970, Davis bị bắt tại Thành phố New York vì có liên quan đến vụ xả súng xảy ra vào ngày 07/08 tại một phòng xử án ở San Raphael, California. Bà bị buộc tội cung cấp vũ khí cho Jonathan Jackson, kẻ xông vào phòng xử án để giải thoát các phạm nhân đang bị xét xử ở đó, đồng thời bắt giữ con tin hòng đổi lấy tự do cho anh trai mình, George, một người da đen cấp tiến đang bị giam giữ tại nhà tù San Quentin. Trong vụ đấu súng diễn ra sau đó với cảnh sát, Jonathan Jackson đã bị giết cùng với Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Harold Haley và hai tù nhân. Continue reading “04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng”

24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực

Nguồn: McCarran-Walter Act goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Đạo luật McCarran-Walter đã chính thức có hiệu lực, làm thay đổi chính sách nhập cư của Mỹ. Luật này được những người ủng hộ nó ca ngợi như một bước cần thiết nhằm ngăn chặn cộng sản xâm nhập và lật đổ, trong khi những người phản đối lại tuyên bố Luật McCarran-Walter có tính bài ngoại và phân biệt đối xử.

Đạo luật này, được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Pat McCarran (Đảng Dân chủ, bang Nevada) và Hạ nghị sĩ Francis Walter (Đảng Dân chủ, bang Pennsylvania), không thay đổi nhiều hệ thống hạn ngạch nhập cư vốn đã được thiết lập theo Đạo luật Di trú năm 1924. Bởi bản chất thiên lệch của hệ thống hạn ngạch này đã quá rõ. Continue reading “24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực”

20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc

Nguồn: Mao’s Long March concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, chỉ hơn một năm sau khi bắt đầu cuộc Vạn lý Trường chinh, Mao Trạch Đông đã đến Thiểm Tây – một tỉnh nằm ở tây bắc Trung Quốc – với 4.000 người sống sót và thành lập trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành trình rút lui trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch kéo dài 368 ngày, đi qua 6.000 dặm đường, gần gấp đôi khoảng cách từ New York đến San Francisco.

Nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm chủ tịch nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (Soviet Republic of China) mới thành lập, với thủ đô là Thụy Kim, Giang Tây. Trong giai đoạn 1930 – 1934, phe Quốc Dân Đảng đã phát động tổng cộng năm chiến dịch bao vây chống lại nhà nước Cộng hòa Xô viết. Continue reading “20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc”

02/05/1957: Joseph McCarthy qua đời

Nguồn: Joseph McCarthy dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, sau một thời gian chống chọi với bệnh nặng do chứng nghiện rượu, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy (Đảng Cộng hoà, bang Wisconsin) đã qua đời ở tuổi 48. McCarthy là nhân vật chủ chốt trong cơn cuồng loạn bao trùm nước Mỹ trong những năm sau Thế chiến II, được biết đến với cái tên khét tiếng – “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare).

McCarthy sinh tại một thị trấn nhỏ ở Wisconsin vào năm 1908. Năm 1942, ông gia nhập Thủy quân Lục chiến và phục vụ ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Ông trở về vào năm 1944 và quyết định bắt đầu sự nghiệp chính trị. Continue reading “02/05/1957: Joseph McCarthy qua đời”

08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản

Nguồn: FBI report names Hollywood figures as communists, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1949, các nhân vật nổi tiếng Hollywood, bao gồm các ngôi sao điện ảnh Frederic March, John Garfield, Paul Muni, và Edward G. Robinson, đã bị nêu tên trong một báo cáo của FBI là các thành viên Đảng Cộng sản. Những báo cáo như vậy đã giúp thúc đẩy một phong trào chống cộng quá khích tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1940 và 1950.

Báo cáo của FBI chủ yếu dựa vào các cáo buộc của “những người cung cấp thông tin mật”, được bổ sung bởi một số phân tích đáng ngờ. Nó bắt đầu bằng cách lập luận rằng Đảng Cộng sản Hoa Kỳ tuyên bố là đã “thành công trong việc sử dụng các nhân vật nổi tiếng của Hollywood để đẩy mạnh các mục tiêu của Đảng Cộng sản.” Continue reading “08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản”

22/04/1954: McCarthy điều trần về Quân đội Mỹ

Nguồn: McCarthy Army hearings begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã bắt đầu các phiên điều trần nhằm điều tra Quân đội Mỹ, mà ông buộc tội là đã “mềm yếu” trước chủ nghĩa cộng sản. Những buổi điều trần được truyền hình trực tiếp này đã cho công chúng Mỹ cái nhìn đầu tiên về cách McCarthy hành động, cũng như bản tính liều lĩnh, ồn ào và hay bắt nạt của ông – vốn là điều khiến danh tiếng của ông sa sút nhanh chóng.

Tháng 02/1950, Thượng nghị sĩ McCarthy đã buộc tội rằng có hơn 200 “người được xác định là cộng sản” đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Kể từ đó, ông bắt đầu nổi tiếng đến chóng mặt nhờ vào việc trở thành “thợ săn cộng sản” nổi tiếng nhất và đáng sợ nhất ở Mỹ. McCarthy đã dùng đến phương tiện truyền thông, kể nhiều câu chuyện vô lý về những âm mưu của cộng sản ở Mỹ, và sẵn sàng bôi nhọ bất kỳ đối thủ nào bằng cách gọi họ là “cảm tình viên cộng sản” để giữ tên tuổi của mình luôn nằm trên trang nhất báo chí suốt nhiều năm. Continue reading “22/04/1954: McCarthy điều trần về Quân đội Mỹ”

10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột

Nguồn: Communists surround Ban Me Thuot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, lực lượng Bắc Việt đã bao vây và tấn công thành phố Ban Mê Thuột khi những trận đánh bắt đầu bùng nổ ở Tây Nguyên. Được phát động vào cuối tháng 01/1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngưng bắn được thiết lập theo Hiệp định Paris, hành động này là một phần của Chiến dịch 275 (Chiến dịch Tây Nguyên) của Bắc Việt.

Trận đánh Ban Mê Thuột bắt đầu vào ngày 04/03, khi Bắc Việt bao vây thành phố với năm sư đoàn tấn công chính và đã hoàn toàn cắt đứt mọi hỗ trợ từ bên ngoài. Sư Đoàn 23 của miền Nam bị áp đảo về quân số và nhanh chóng rơi vào tay lực lượng cộng sản. Continue reading “10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột”

03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản

Nguồn: Supreme Court rules on communist teachers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 6-3, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã quyết định duy trì một luật của bang New York cấm các giáo viên cộng sản giảng dạy ở các trường công lập. Xuất hiện trong thời kỳ “Nỗi sợ Cộng sản” bao trùm khắp đất nước, quyết định của Tối cao Pháp viện là bằng chứng bổ sung cho thấy nhiều người Mỹ đang quan ngại về hoạt động lật đổ của Cộng sản có thể sẽ xảy ra ở nước họ.

Đạo luật của bang New York – được gọi là Luật Feinberg (Feinberg Law) – cấm bất kỳ ai kêu gọi lật đổ chính phủ trở thành giáo viên, đạo luật đặc biệt nhắm vào phe cộng sản. Một số tiểu bang khác cũng thông qua các biện pháp tương tự. Tại New York, một nhóm giáo viên và phụ huynh đã phản đối đạo luật này, và cuối cùng vụ việc được đưa lên Tối cao Pháp viện. Continue reading “03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản”

13/11/1953: Robin Hood bị cáo buộc là cộng sản

Nguồn: Indiana Textbook Commission member charges that Robin Hood is communistic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, trong một ví dụ về khoảng thời gian ngớ ngẩn mà “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare) bao trùm nước Mỹ, bà Thomas J. White của Ủy viên Ủy ban Sách Giáo khoa Bang Indiana, đã kêu gọi loại bỏ cuốn Robin Hood khỏi danh sách sách giáo khoa tham khảo cho các trường học của bang. Bà cho rằng có “một chỉ thị của phe Cộng sản trong giáo dục rằng cần nhấn mạnh đến câu chuyện Robin Hood vì anh ta đã cướp của người giàu và chia cho người nghèo. Đó là tuyên ngôn của Cộng sản. Đó là sự bôi nhọ luật pháp, trật tự, và bất cứ điều gì phá vỡ luật pháp và trật tự là điều họ muốn.” Continue reading “13/11/1953: Robin Hood bị cáo buộc là cộng sản”

09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Sartre renounces communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô – giờ lại lên tiếng tố cáo cả Liên Xô lẫn hệ thống cộng sản của nước này sau cuộc xâm lược tàn bạo của Liên Xô vào Hungary.

Jean-Paul Sartre, sinh ra ở Paris vào năm 1905, là một trong những đại diện hàng đầu cho chủ nghĩa hiện sinh, một phong trào triết học cổ vũ cho bản tính tự do trong sự tồn tại của cá nhân con người, đồng thời tiếc thương cho sự vô nghĩa vốn có của nó. Là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết, kịch và luận văn triết học, Sartre đã từ chối Giải Nobel năm 1964 vì lý do một nhà văn “nên từ chối để bản thân mình bị biến thành một thể chế.” Tuy nhiên, chính Sartre đã là một thể chế: đầu tiên là như tiếng nói của chủ nghĩa hiện sinh và sau đó như lương tâm của chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản”