Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?

Nguồn: Armenia and Azerbaijan fight over Nagorno-Karabakh again”, The Economist, 28/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Armenia và Azerbaijan đang đứng trên bờ vực chiến tranh vào ngày 28 tháng 9 khi các cuộc đụng độ chết người tiếp tục xảy ra tại tỉnh tranh chấp Nagorno-Karabakh một ngày trước đó. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh vốn bao gồm các cuộc tấn công bằng pháo binh và không quân. Sự kiện này đánh dấu việc hai nước đối đầu nhau lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng.

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ bạo lực, đánh thức ký ức về một cuộc chiến tàn phá khu vực trong thời kỳ Liên Xô sụp đổ và giờ đây có nguy cơ kéo theo hai cường quốc bên ngoài là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Bộ ngoại giao Armenia đã công bố đoạn phim quay cảnh xe tăng bị lửa thiêu rụi và cho biết họ đã bắn rơi một máy bay trực thăng của Azerbaijan. Azerbaijan tuyên bố đã chiếm được một số ngôi làng ở Nagorno-Karabakh. Cả hai nước đã tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên quân đội. Continue reading “Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?”

16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan

Nguồn: Soviets send troops into Azerbaijan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, trong bối cảnh giao tranh khốc liệt giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan tại Azerbaijan, chính phủ Liên Xô đã gửi 11.000 quân tới đây để dập tắt cuộc xung đột.

Cuộc xung đột – và phản ứng chính thức của Liên Xô đối với nó – là một dấu hiệu cho thấy sự kém hiệu quả ngày càng tăng của chính quyền trung ương Liên Xô trong việc duy trì kiểm soát ở các nước cộng hòa thành viên, cũng như quyền lực chính trị ngày càng suy yếu của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Continue reading “16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan”

Caspi là biển hay hồ?

Nguồn: Is the Caspian a sea or a lake?, The Economist

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Caspi là gì? Trong 20 năm, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan, những quốc gia bao quanh nó, đã không thống nhất được về việc nó là hồ hay biển. Giống như nhiều hồ, nó không đổ vào đại dương, nhưng có kích thước và độ sâu tương tự biển. Sự khác biệt không chỉ đơn thuần về mặt từ ngữ, mà còn có ý nghĩa kinh tế, quân sự và chính trị. Bề mặt và đáy hồ được chia đều cho các quốc gia tiếp giáp hồ. Trong khi biển được điều chỉnh bởi Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Khu vực bề mặt và đáy biển gần bờ được phân chia căn cứ theo chiều dài bờ biển của quốc gia ven biển. Khi Iran và Liên Xô là hai quốc gia duy nhất tiếp giáp Caspi, một loạt các hiệp ước song phương đã xác định đây là một hồ nước được phân chia bằng nhau giữa hai bên. Iran, quốc gia có bờ tiếp giáp Caspi ngắn, vẫn thích ý tưởng cũ. Kazakhstan, nước có bờ dài nhất dọc Caspi, là một trong những quốc gia thích gọi nó là biển. Continue reading “Caspi là biển hay hồ?”