‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi

Nguồn: Bernard Haykel, “Saudi Arabia’s Game of Thrones,” Project Syndicate, 24/06/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Quốc vương Salman của Ả Rập Saudi vừa thay thế Muhammad bin Nayif, 57 tuổi, bằng người con trai 31 tuổi của ông, Mohammed bin Salman, làm thái tử, hoàn tất một quá trình tập trung hóa quyền lực bắt đầu với việc Quốc vương Salman lên ngôi vào tháng 1 năm 2015.

Thái tử Mohammed, thường được gọi là MBS trong giới phương Tây, là con cưng của Quốc vương. Với việc phong Mohammed làm thái tử, Salman, người hiện 81 tuổi, đã tỏ ý cắt đứt một truyền thống kéo dài hàng thập niên là xây dựng sự đồng thuận giữa những người con trai đứng đầu của người sáng lập nhà nước Ả Rập Saudi, cố Quốc vương Abdulaziz Ibn Saud. Continue reading “‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi”

Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?

obamasa

Nguồn: Bernard Haykel, “Obama in Arabia”, Project Syndicate, 20/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến viếng thăm Ả-rập Saudi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần này, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, dù phần lớn người Mỹ nhìn nhận Ả-rập Saudi tiêu cực thế nào đi nữa, thì quốc gia này vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực. Obama nên khôn ngoan hàn gắn mối quan hệ song phương đó.

Ả-rập Saudi, nơi sản xuất 1/9 nguồn dầu mỏ được tiêu thụ toàn cầu, không đơn thuần chỉ là một quốc gia then chốt của nền kinh tế toàn cầu, mà sự ổn định của chính phủ nước này còn có ý nghĩa quyết định đối với trật tự quốc tế. Nếu chẳng may triều đại Al Saud sụp đổ và quốc gia này chia cắt thành các lãnh thổ thù địch được cai trị bởi các nhóm và bè phái thánh chiến, các cuộc nội chiến ở Syria và Lybia so ra dường như chỉ là những xung đột lẻ tẻ. Continue reading “Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?”

Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông

sunni-shia

Nguồn: Bernard Haykel, “The Middle East’s Cold War,” Project Syndicate, 08/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Iran và Ả-Rập Xê-út là một bước ngoặt nguy hiểm cho một khu vực vốn đã bất ổn và bị chiến tranh tàn phá. Nguyên do xuất phát từ việc Ả-rập Xê-út tử hình Nimr al-Nimr, một lãnh tụ người Shia có khuynh hướng bạo động vốn kêu gọi chấm dứt chế độ quân chủ ở quốc gia này. Nhưng sự tan vỡ đó lại có nguồn gốc từ sự thù địch chiến lược đang trải rộng trên khắp Trung Đông.

Tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia đã có từ nhiều thập niên, nhưng chúng trở nên đặc biệt gay gắt kể từ sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran. Thủ lĩnh cuộc cách mạng, Ayatollah Ruhollah Khomeini, đã không giấu giếm sự khinh miệt của ông trước hoàng gia Ả-rập; ông nhanh chóng xây dựng vị thế của Iran với tư cách người bảo vệ “những người bị đàn áp” trước “các lực lượng ngạo mạn” – Mỹ và đồng minh của nó trong khu vực, Ả-Rập Xê-út và Israel. Continue reading “Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông”