#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)

article-2200820-14F08B49000005DC-631_964x472

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Chiến lược quân sự trong thời đại hạt nhân

Vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6 tháng 8 năm 1945 là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phân chia giai đoạn trước và sau Thế Chiến II trong chính trị quốc tế. Sau một ánh chớp chói lòa, thế giới chuyển từ hệ thống “cân bằng quyền lực” sang “cân bằng sợ hãi”. Trong các thập kỷ tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách ở các nước có vũ khí hạt nhân phải giải quyết hai vấn đề chính sách chính: (1) có nên sử dụng vũ khí hạt nhân không và (2) làm thế nào để ngăn các nước khác dùng vũ khí hạt nhân. Việc tìm giải pháp cho những vấn đề trên có ý nghĩa rất quyết định bởi vì những hậu quả khủng khiếp tức thời cũng như dài hạn của chiến tranh hạt nhân tổng lực đối với bất cứ ai. Continue reading “#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)”

#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)

Invincible Spirit Exercise In East Sea

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Nếu bạn muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh.

Flavius Vegetius Renatus – Tướng La Mã

Vào ngày 30 tháng Chín năm 1862, Bá tước Otto von Bismarck, Thủ tướng nước Phổ đã báo cáo trước Ủy ban ngân sách Quốc hội về yêu cầu tăng cường lực lượng quân đội quốc gia. Đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với vị Thủ tướng cao lớn, vai rộng và nghiêm khắc này. Nhiều  đại biểu Quốc hội trước đó đã chống lại việc tăng thuế cho dù là để tài trợ cho việc cải cách quân đội.

Phổ là một trong 38 quốc gia của người Đức nằm trải khắp Trung Âu vào giữa thế kỷ 19. Với những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức, việc dân tộc Đức bị phân thành các quốc gia vừa và nhỏ khiến các quốc gia này nằm dưới sự kiểm soát của các láng giềng hùng mạnh. Rất nhiều người Đức ủng hộ sự hợp nhất nhưng cũng nghi ngờ tham vọng của nước Phổ trong việc dẫn dắt một nước Đức thống nhất. Continue reading “#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)”

#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo

09-20-UNIFIL-day-of-peace

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 10), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Tôi từ chối chấp nhận ý tưởng đáng ngờ rằng lần lượt từng quốc gia sẽ phải trượt xuống chiếc thang của chủ nghĩa quân phiệt….

Martin Luther King, Jr. – Lãnh đạo phong trào quyền dân sự của Mỹ

 Một vài người rời đi bằng những chiếc xe moóc có thể làm nhà ở và những chiếc ô tô cũ han rỉ. Những người khác thì nhồi nhét nhau trên những chuyến tàu hay chiếc xe ba gác dùng để chở gia súc. Rất nhiều người nữa thì đi bộ khó nhọc. Ước tính 740.000 người tị nạn là  người Albani thiểu số tràn ra từ Kosovo trong tháng 3 năm 1999. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 ở Châu Âu mới xảy ra một cuộc di dân lớn như vậy. Continue reading “#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo”

#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 9), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Cũng như tự nhiên sợ chân không, chính trị quốc tế cũng sợ tình trạng quyền lực mất cân bằng. Khi đối mặt với sự mất cân bằng quyền lực, các quốc gia cố tăng cường sức mạnh của chính mình hoặc liên kết với các quốc gia khác để đưa quyền lực quốc tế trở về trạng thái cân bằng.

Kenneth N. Waltz – Nhà khoa học chính trị

Bóng ma của một thế giới đầy rẫy các quốc gia ào ạt trang bị vũ khí hạt nhân vẫn luôn ám ảnh nhiều người suốt hàng thập kỉ. Dù vài học giả khẳng định rằng sự phổ biến vũ khí hạt nhân có thể khiến chiến tranh trở nên nguy hiểm hơn và vì vậy ít có khả năng xảy ra hơn, hầu hết mọi người đều lo sợ việc ngày càng nhiều nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng khả năng bùng phát chiến tranh hạt nhân, dù là vô tình hay cố ý. Continue reading “#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực”

#192 – Xung đột vũ trang trong thế kỷ 21

the_september_11th_terrorist_attacks

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 7), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Chiến tranh là vấn đề quan trọng bậc nhất của quốc gia: là việc sống hay chết; là con đường đến sự tồn tại hay suy vong

Tôn Tử (Sun Tzu) – Chiến lược gia quân sự Trung Quốc cổ đại

Vào tháng 8 năm 2008, lực lượng gìn giữ hòa bình kết hợp của Liên Hiệp Quốc và Liên Minh Châu Phi đã bị tập kích khi tuần tra cách đông Al Farshir 60 dặm, tại tỉnh Darfur của Sudan. Khoảng 200 người có vũ trang hạng nặng trên xe tải và trên ngưạ đã tấn công lực lượng này và khiến 7 người thiệt mạng, làm bị thương 21 người trong một cuộc chiến dữ dội kéo dài suốt 2 giờ đồng hồ. Continue reading “#192 – Xung đột vũ trang trong thế kỷ 21”

#186 – Các chủ thể phi quốc gia và thách thức đối với quản trị toàn cầu

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 6), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Hồ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Có một sự tái phân bổ quyền lực mới đang diễn ra giữa các nhà nước, thị trường và xã hội dân sự, kết thúc sự tích lũy quyền lực đều đặn trong tay của các nhà nước kể từ Hòa ước Westphalia năm 1648

Jessica T. Matthews – Chủ tịch Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế

Vào tháng 7 năm 2006, các chiến binh du kích của phong trào Hồi giáo Hezbollah của Libăng đã phục kích một đội tuần tra người Israel dọc biên giới, giết một số binh sĩ và giữ 2 con tin. Khi những người Israel lần theo nhóm này Continue reading “#186 – Các chủ thể phi quốc gia và thách thức đối với quản trị toàn cầu”

#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 5), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Lê Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Một xã hội loài người mà dựa trên cơ sở nhiều quốc gia nghèo đói và chỉ một số ít thịnh vượng, đặc trưng bởi những hòn đảo thịnh vượng giữa một biển nghèo đói, là không bền vững.

Thiabo Mbeki – Cựu tổng thống Nam Phi

Ngày 4 tháng 2 năm 1992, Hugo Chavez Frías, một đại tá bốc đồng và có sức thu hút, đã lãnh đạo một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ Venezuela. Khi mà lực lượng thua kém nhiều về số lượng của mình không giành được quyền kiểm soát Caracas và không bắt giữ được Tổng thống Carlos Andrés Pérez, Continue reading “#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam”

#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 2), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Có một sự liên kết không thể tránh khỏi giữa thế giới trừu tượng của lý thuyết và thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần lý thuyết để hiểu được ý nghĩa của “cơn bão thông tin” đến với chúng ta mỗi ngày. Dù các nhà hoạch định chính sách là những người khinh thường “lý thuyết” nhưng họ cũng phải dựa vào những ý tưởng (thường không được nói ra) của riêng họ về việc thế giới vận hành như thế nào để đưa ra quyết định… Tất cả mọi người đều sử dụng lý thuyết dù họ có nhận ra điều đó hay không.

Stephen M. Walt – Nhà khoa học chính trị Continue reading “#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới”

#154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 11), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến một thế giới gắn chặt vào nhau hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử nhân loại.

Barack Obama – Tổng thống Hoa Kỳ

 Vào đầu mùa hè năm 2004, Tập đoàn Zilog đóng cửa các cơ sở sản xuất của mình ở phía tây nam Idaho sau một phần tư thế kỷ hoạt động. Đặt trụ sở tại San Jose, California, Zilog tập trung vào phân khúc thiết bị vi logic của thị trường chip bán dẫn, thiết kế và sản xuất các thiết bị được sử dụng trong bộ điều khiển nhúng. Mặc dù công ty đã có các trung tâm thiết kế tại một số địa điểm nhưng cơ sở tại Idaho là nơi duy nhất đặt các nhà máy sản xuất của công ty. Continue reading “#154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới”

#142 – Chu kỳ chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới hiện đại

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 4), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch và Hiệu đính: Vương Thảo Vy – Trương Thị Phương Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

 Các cường quốc e ngại lẫn nhau. Họ nghi ngờ đối phương, và lo lắng rằng chiến tranh có nguy cơ bùng nổ. Họ đoán trước nguy hiểm. Hầu như không có chỗ cho lòng tin…Từ cách nhìn nhận của bất cứ cường quốc nào, thì tất cả các cường quốc khác đều là những kẻ thù tiềm tàng… Nền tảng của nỗi lo sợ này đó là một khi trong một thế giới mà các cường quốc có khả năng tấn công lẫn nhau và có thể có động cơ để làm như vậy, thì bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại đều phải ít nhất cảnh giác đối với các quốc gia khác và lưỡng lự trong việc tin tưởng đối phương.

John Mearsheimer –Lý thuyết gia về chính trị hiện thực Continue reading “#142 – Chu kỳ chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới hiện đại”

#119 – Tìm hiểu chính trị thế giới thế kỷ 21

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 1), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay có nhiều thứ chỉ ra rằng chúng ta đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi, khi mà có vẻ như một số thứ đang trên đà biến mất và thứ khác đang được sinh ra trong đau đớn. Chuyện đó như thể cái gì đó đang tự nó vỡ vụn, suy tàn và kiệt quệ, trong khi có những thứ khác, vẫn còn chưa tồn tại, đang nổi lên từ đống đổ nát.

Vaclav Havel – Nhà viết kịch và cựu tổng thống Cộng hòa Séc

Khi người ta sử dụng thuật ngữ “quan hệ quốc tế”, người ta thường nói tới các mối tương tác giữa các quốc gia[1] có lãnh thổ và tự chủ mà không có quyền lực nào cao hơn để điều chỉnh hành vi của chúng. Những ghi nhận sớm nhất về các nhà nước như vậy là ở vùng Lưỡng Hà cổ đại, nơi có khoảng hơn hai chục thành bang (city-state) nảy nở trên vùng đồng bằng châu thổ giữa sông Tigris và sông Euphrates. Continue reading “#119 – Tìm hiểu chính trị thế giới thế kỷ 21”