Vai trò của dầu mỏ qua dòng chảy thời gian

Tác giả: Lê Khánh Công

Cho đến gần giữa thế kỷ 19, mỡ động vật và dầu thực vật là nguồn thắp sáng chủ yếu cho tầng lớp giàu có trong xã hội. Mặc dù nhiều loại dầu đã được phát triển nhưng giá của chúng vẫn rất cao và chất lượng kém. Phần còn lại của thế giới vì thế vẫn chìm trong đêm tối.

Dòng sông dầu ở Pennsylvania (Mỹ) đã giới thiệu một loại nhiên liệu mới làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống con người: dầu hoả. Ngày 27 tháng 8 năm 1859, đại tá Drake đã khoan thấy dầu lần đầu tiên. Từ đây, thành thị và nông thôn nước Mỹ đã không còn phải đi ngủ sớm do thiếu ánh sáng. Dầu hoả trở thành nhiên liệu thắp sáng phổ biến và đưa John Davison Rockefeller Sr. thành người siêu giàu của thế giới. Nhu cầu thắp sáng trong tương lai lúc đó dự kiến sẽ làm nhu cầu dầu hoả tăng mạnh. Continue reading “Vai trò của dầu mỏ qua dòng chảy thời gian”

Sự chấm dứt kỷ nguyên dầu mỏ đã đến?

Nguồn:Is it the end of the oil age?”, The Economist, 17/09/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dầu đã cung cấp năng lượng cho thế kỷ 20 – ô tô, chiến tranh, nền kinh tế và cả địa chính trị của nó. Giờ đây, thế giới đang rơi vào một sốc năng lượng vốn đẩy nhanh sự dịch chuyển sang một trật tự mới. Khi covid-19 tấn công nền kinh tế toàn cầu vào đầu năm nay, nhu cầu dầu đã giảm hơn 1/5 và giá giảm mạnh. Kể từ đó, đã có một sự hồi phục phập phồng, nhưng việc quay trở lại thế giới cũ là khó xảy ra. Các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang buộc phải đối mặt với những điểm yếu của họ. ExxonMobil đã bị loại khỏi Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones nơi họ đã là thành viên từ năm 1928. Các quốc gia dầu lửa như Ả Rập Xê Út cần giá dầu ở mức 70-80 USD/thùng để cân bằng ngân sách của họ. Hôm nay giá dầu đang tăng chỉ ở mức 40 đô la.

Continue reading “Sự chấm dứt kỷ nguyên dầu mỏ đã đến?”

Sự sụp đổ chưa từng có của thị trường dầu mỏ thế giới

Nguồn: Daniel Yergin, “The Oil Collapse“, Foreign Affairs, 02/04/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Đại dịch COVID-19 và một cuộc chiến về giá đã đẩy các thị trường năng lượng thế giới rơi vào khủng hoảng. Trong lịch sử, thị trường dầu mỏ toàn cầu chưa bao giờ sụp đổ đột ngột như hiện nay.

Nền công nghiệp dầu khí, cung cấp hơn 60% năng lượng cho toàn thế giới, đã chìm trong một cuộc khủng hoảng kép mà có lẽ chưa ai từng nghĩ có thể xảy ra vào đầu năm nay. Một cuộc chiến giá cả, trong đó các quốc gia sản xuất dầu mỏ tranh giành thị phần, đã dẫn đến việc thị trường này bị tổn hại nặng nề khi vấp phải một cuộc khủng hoảng lớn hơn do dịch COVID-19 gây ra và sắp tới nhiều khả năng sẽ là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đó sẽ dẫn tới nhu cầu của thị trường giảm mạnh chưa từng thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào kể từ khi dầu mỏ trở thành mặt hàng toàn cầu. Giá dầu đã giảm 2/3 kể từ đầu năm 2020 và sẽ còn tiếp tục lao dốc. Chỉ trong tháng 4, mức giảm tiêu thụ của toàn cầu gấp 7 lần so với mức giảm sâu nhất tính theo quý sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Ở những khu vực không còn khả năng chứa dầu và mất thị trường, giá của một thùng dầu có thể giảm xuống mức bằng 0. Continue reading “Sự sụp đổ chưa từng có của thị trường dầu mỏ thế giới”

Tại sao Na Uy bỏ mặc 65 tỷ đô la dầu mỏ trong lòng đất?

Nguồn:Why Norway may leave $65bn worth of oil in the ground”, The Economist, 29/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đầu tháng 04/2017, các vịnh hẹp trên quần đảo Lofoten của Na Uy vang vọng tiếng hô hào của các nhà hoạt động xã hội. Trong một tuần liền, các nhóm môi trường và ngư dân địa phương đã tập trung để phản đối kế hoạch khoan dầu gần khu vực quần đảo nguyên sơ này. Các cuộc biểu tình đã diễn ra rất kịp thời: Na Uy dự kiến tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 09/2017, và hai đảng chính của nước này – Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ – đều ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu quanh Lofoten. Các khu vực xung quanh quần đảo được ước tính có trữ lượng khoảng 1,3 tỷ thùng dầu, tương đương hơn 65 tỷ đô la theo giá hiện tại, nếu tất cả lượng dầu này được xác định là nguồn dầu dễ khai thác. Sản lượng dầu của Na Uy đã giảm gần một nửa trong 15 năm qua, và được dự kiến là sẽ giảm thêm 11% vào năm 2019. Chính phủ nói rằng Lofoten “đến một lúc nào đó cũng cần phải được đưa vào khai thác”. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích mong đợi lệnh cấm tạm thời sẽ tiếp tục được duy trì. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Na Uy bỏ mặc 65 tỷ đô la dầu mỏ trong lòng đất?”

10/01/1901: Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ ra đời

Nguồn: Gusher signals start of U.S. oil industry, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, một dàn khoan ở Spindletop Hill gần Beaumont, Texas, đã làm phun trào một lượng lớn dầu thô tràn ra cả một khu vực dài hàng trăm feet, báo hiệu sự xuất hiện của ngành công nghiệp dầu mỏ tại Mỹ. Giếng dầu được phát hiện ở độ sâu hơn 1.000 feet, chảy với tốc độ ban đầu là xấp xỉ 100.000 thùng mỗi ngày và mất chín ngày để bịt được miệng giếng. Theo sau khám phá này, dầu mỏ – cho đến thời điểm đó đã được sử dụng ở Mỹ chủ yếu như một chất bôi trơn và chất đốt cho đèn – sẽ trở thành nguồn nhiên liệu chính cho những phát minh mới như ô tô và máy bay; các phương thức vận tải sử dụng than bao gồm cả tàu thuyền và tàu hỏa cũng sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng. Continue reading “10/01/1901: Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ ra đời”

Tại sao giá dầu tăng?

Nguồn:The strange geopolitics of rising oil prices”, The Economist, 26/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một nghịch lý kỳ lạ đang nằm sau sự gia tăng gần đây của giá dầu lên mức khoảng 60 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Một mặt, nó phần nào phản ánh sự lạc quan rằng khi các nhà sản xuất từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) họp tại Vienna vào ngày 30/11/2017, họ sẽ kéo dài thỏa thuận với các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Nga để hạn chế sản lượng cho đến cuối năm sau. Mặt khác, nó phần nào phản ánh sự lo ngại rằng căng thẳng khu vực giữa Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác là Iran và Qatar có thể trở nên tồi tệ đến mức làm gián đoạn nguồn cung từ khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Theo Reuters, những căng thẳng trong nội bộ OPEC đã gia tăng đến mức các quan chức dầu mỏ vùng Vịnh đã ngừng sử dụng một nhóm chat WhatsApp vốn từng là một công cụ phối hợp hữu ích giữa họ với nhau. Vậy có thể tưởng tượng rằng những người không thể nói chuyện với nhau thông qua phương tiện truyền thông xã hội vẫn có thể đồng ý về những mức cắt giảm mạnh sản lượng, một điều quan trọng để giữ mức giá cao, hay không? Continue reading “Tại sao giá dầu tăng?”