Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?

Nguồn: Nima Sanandaji, “Nordic Countries Aren’t Actually Socialist”, Foreign Policy, 27/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nước Bắc Âu thường được quốc tế sử dụng để chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động. Đúng là các đảng dân chủ xã hội đang thành công ở khu vực này của thế giới. Tuy nhiên, trong khi các quốc gia Bắc Âu đang chứng kiến ​​sự trở lại một phần của các đảng dân chủ xã hội, các chính sách của họ trên thực tế không phải là xã hội chủ nghĩa, mà là trung dung.

Các quốc gia Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, đã theo đuổi chủ nghĩa xã hội từ khoảng năm 1970 đến 1990. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm qua, cả các chính phủ bảo thủ và dân chủ xã hội đều hướng về phía trung dung. Ngày nay, các nhà dân chủ xã hội Bắc Âu đã áp dụng các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, thắt chặt các điều kiện hưởng phúc lợi xã hội, có lập trường cứng rắn hơn đối với tội phạm và thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Continue reading “Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?”

25/01/1995: Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân

Nguồn: Near launching of Russian nukes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1995, radar phòng thủ cảnh báo sớm của Nga phát hiện một vụ phóng tên lửa bất ngờ gần Na Uy, và chỉ huy quân đội Nga ước tính tên lửa này chỉ mất vài phút để tác động tới Moskva. Chỉ một lúc sau, Tổng thống Nga ông Boris Yeltsin cùng bộ trưởng quốc phòng, và tổng tham mưu trưởng quân đội được báo cáo về vụ phóng tên lửa. Các hệ thống điều khiển hạt nhân được chuyển sang chế độ chiến đấu và những chiếc vali hạt nhân được mang theo bởi Yeltsin và chỉ huy quân sự hàng đầu của ông đã được kích hoạt lần đầu tiên trong lịch sử của hệ thống vũ khí do Liên Xô sản xuất này. Continue reading “25/01/1995: Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân”

Tại sao Na Uy bỏ mặc 65 tỷ đô la dầu mỏ trong lòng đất?

Nguồn:Why Norway may leave $65bn worth of oil in the ground”, The Economist, 29/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đầu tháng 04/2017, các vịnh hẹp trên quần đảo Lofoten của Na Uy vang vọng tiếng hô hào của các nhà hoạt động xã hội. Trong một tuần liền, các nhóm môi trường và ngư dân địa phương đã tập trung để phản đối kế hoạch khoan dầu gần khu vực quần đảo nguyên sơ này. Các cuộc biểu tình đã diễn ra rất kịp thời: Na Uy dự kiến tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 09/2017, và hai đảng chính của nước này – Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ – đều ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu quanh Lofoten. Các khu vực xung quanh quần đảo được ước tính có trữ lượng khoảng 1,3 tỷ thùng dầu, tương đương hơn 65 tỷ đô la theo giá hiện tại, nếu tất cả lượng dầu này được xác định là nguồn dầu dễ khai thác. Sản lượng dầu của Na Uy đã giảm gần một nửa trong 15 năm qua, và được dự kiến là sẽ giảm thêm 11% vào năm 2019. Chính phủ nói rằng Lofoten “đến một lúc nào đó cũng cần phải được đưa vào khai thác”. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích mong đợi lệnh cấm tạm thời sẽ tiếp tục được duy trì. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Na Uy bỏ mặc 65 tỷ đô la dầu mỏ trong lòng đất?”

25/09/1942: Trụ sở của Gestapo tại Na Uy bị ném bom

Nguồn: Gestapo headquarters targeted in Norway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các máy bay ném bom Anh đã phá hủy trụ sở của cảnh sát Mật vụ Đức, Gestapo, tại Na Uy. Họ đã không thành công, nhưng vẫn khiến cho một số lính Đức Quốc xã thiệt mạng.

Đức xâm lược Na Uy vào tháng 04/1940, trong một chiến dịch tấn công chớp nhoáng (blitzkrieg), nhằm đáp trả việc quân Anh đặt mìn phong tỏa vùng biển Na Uy – vốn là hành động đáp trả của Anh khi Na Uy tiến hành mua bán quặng sắt với các nước phe Trục. Tuy nhiên, chỉ trong một tháng ngắn ngủi, lực lượng quân đội Anh và Pháp vốn đến Na Uy để hỗ trợ phòng thủ đã bị (Đức) đánh đuổi khỏi nước này. Đồng thời hoàng gia Na Uy cũng phải tháo chạy và thành lập một chính phủ lưu vong ở London. Continue reading “25/09/1942: Trụ sở của Gestapo tại Na Uy bị ném bom”

07/05/1994: Bức ‘The Scream’ được tìm thấy

Nguồn: The Scream recovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, bức tranh nổi tiếng nhất của Na Uy, “The Scream” (Tiếng Thét) của Edvard Munch, đã được tìm thấy sau gần ba tháng bị đánh cắp từ một viện bảo tàng ở Oslo. Cảnh sát cho biết: bức tranh quý giá đã được tìm thấy tại một khách sạn ở Asgardstrand, cách Oslo khoảng 40 dặm về phía nam và hoàn toàn không bị hư hại gì.

Bức tranh được vẽ năm 1893, mô tả hình ảnh một bóng người lẻ loi đứng trên cầu, đã bị đánh cắp trong một cuộc đột nhập chỉ kéo dài 50 giây vào ngày 12/02, ngày khai mạc Thế Vận hội Mùa đông năm 1994 ở Lillehammer. Hai tên trộm đột nhập qua cửa sổ của Phòng trưng bày Quốc gia, cắt đứt sợi dây mảnh dùng để treo bức tranh và để lại lời nhắn: “Ngàn lần cảm ơn vì hệ thống an ninh kém cỏi!” Continue reading “07/05/1994: Bức ‘The Scream’ được tìm thấy”

09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch

Nguồn: Germany invades Norway and Denmark, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhiều tàu chiến Đức đã cập các cảng lớn của Na Uy, từ Narvik đến Oslo, đưa hàng ngàn quân lính vào xâm chiếm Na Uy. Cùng lúc đó, lực lượng Đức cũng chiếm Copenhagen và một số thành phố khác của Đan Mạch.

Quân Đức có thể vượt qua hệ thống mìn mà người Anh đã cho lắp đặt xung quanh các cảng Na Uy vì quân đồn trú ở các vùng này đã được lệnh cho phép người Đức tiến vào mà không chống cự. Lệnh này đến từ một vị chỉ huy Na Uy, người trung thành với cựu Ngoại trưởng Na Uy thân phát xít là Vidkun Quisling. Nhiều giờ sau cuộc đổ bộ, Đại sứ Đức ở Oslo yêu cầu Na Uy đầu hàng, nhưng chính phủ Na Uy đã từ chối. Người Đức liền đáp trả bằng một cuộc xâm lược nhảy dù và lập ra chế độ bù nhìn do Quisling lãnh đạo (cái tên Quisling sau này trở thành từ đồng nghĩa với “kẻ phản bội.”) Continue reading “09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch”

Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới

20130202_LDP001_0

Nguồn:The Nordic countries: The next supermodel“, The Economist, 02/02/2013.

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu.

Các nước tương đối nhỏ thường đi tiên phong khi cần cải cách chính phủ. Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher”[i] và tư hữu hóa. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách. Giờ đây, các nước Bắc Âu lại có thể cũng đóng một vai trò tương tự.

Điều đó một phần cũng bởi bốn nước Bắc Âu chính – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đã đạt thành tựu khá tốt đẹp. Nếu được tái sinh lần nữa trong thế giới này, một người trung bình về tài năng và thu nhập sẽ chọn làm người Viking. Cụm các nước Bắc Âu thường đứng đầu các bảng thống kê về mọi mặt, từ khả năng cạnh tranh kinh tế, sự lành mạnh của xã hội, tới các chỉ số về hạnh phúc. Continue reading “Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới”