Ngoại giao an ninh lương thực: Khái niệm, thực tiễn và hàm ý chính sách đối với VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Đỗ Thị Thủy** – Lê Trung Kiên***

Sự biến động của tình hình thế giới hiện nay tạo ra nhiều thách thức đối với bảo đảm an ninh lương thực của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, an ninh lương thực và ngoại giao vì an ninh lương thực trở thành hoạt động được nhiều quốc gia quan tâm và thúc đẩy triển khai, nhất là đối với các nước đang phát triển thường xuyên gặp những vấn đề về lương thực.

Cho đến nay, định nghĩa được trích dẫn phổ biến nhất về “an ninh lương thực” do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đưa ra và được các quốc gia nhất trí thông qua đàm phán ngoại giao tại Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới năm 1996. Theo đó, an ninh lương thực tồn tại khi tất cả mọi người, ở mọi lúc, được tiếp cận về mặt vật chất và kinh tế với thực phẩm an toàn, đầy đủ, bổ dưỡng mà đáp ứng nhu cầu ăn kiêng và sở thích ăn uống của họ để có một cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Tình trạng mất an ninh lương thực tồn tại khi mọi người không được tiếp cận đầy đủ về mặt vật chất, xã hội hoặc kinh tế đối với thực phẩm như đã định nghĩa ở trên[1]. Continue reading “Ngoại giao an ninh lương thực: Khái niệm, thực tiễn và hàm ý chính sách đối với VN”

Quốc gia tầm trung với định hướng ngoại giao chuyên biệt: Một số gợi ý cho Việt Nam đến năm 2030

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Đỗ Thị Thủy **

Tóm tắt: Ngoại giao chuyên biệt nhiều thập niên qua đã, đang là lựa chọn và định hướng chính sách đối ngoại quan trọng, phổ biến, phù hợp với thế và lực của các nước tầm trung trong một môi trường chiến lược biến động nhanh chóng, phức tạp nhưng cũng mở ra nhiều dư địa, cơ hội. Với thế và lực gia tăng ấn tượng sau 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế thành công cũng như với tầm nhìn, khát vọng phát triển đến năm 2045 được Đảng ta đề ra tại Đại hội XIII (tháng 1-2021), Việt Nam ngày càng có những đóng góp tích cực, chủ động, trách nhiệm vào hòa bình, an ninh, phát triển và thịnh vượng chung của khu vực, thế giới. Vì lẽ đó, ngoại giao chuyên biệt cần được xem là hướng đi, ưu tiên mới của ngoại giao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Continue reading “Quốc gia tầm trung với định hướng ngoại giao chuyên biệt: Một số gợi ý cho Việt Nam đến năm 2030”

Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng & Đỗ Thị Thủy

Cục diện thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến xu thế toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết. Hệ thống quốc tế hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang đối mặt với thách thức gia tăng từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cùng với chủ nghĩa dân tộc, dân túy nổi lên mạnh mẽ, sự thiếu hụt vai trò dẫn dắt các nghị sự toàn cầu trong khi các thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống đang nổi lên gay gắt (đại dịch COVID-19 là một ví dụ). Cục diện đó kéo theo nhiều hệ lụy sâu rộng, đa chiều, về lâu dài có thể làm thay đổi bản chất trật tự thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm, đặt ra cả cơ hội và thách thức cho các nước vừa và nhỏ làm sao bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế. Continue reading “Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030”

Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng[1] – Đỗ Thị Thủy[2]

Tóm tắt: Ngoại giao trung gian, hòa giải ngày càng được nhiều quốc gia tầm trung ưu tiên triển khai. Đây được xem là một lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp, khả thi với thế và lực của quốc gia tầm trung, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực, thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Mức độ, hình thức tham gia trung gian, hòa giải có thể linh hoạt, sáng tạo, từ đơn giản đến phức tạp, chủ yếu xoay quanh ba dạng: trung gian, hòa giải, và trung gian-hòa giải. Việt Nam đã xác định trung gian-hòa giải là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược đối ngoại đa phương và đang hội đủ các lợi thế, điều kiện để đảm nhận hiệu quả hơn vai trò này, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc tế của đất nước. Continue reading “Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam”

#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ

Nguồn: William Callahan, “The Cartography of National Humiliation and the Emergence of China’s Geobody”, Public Culture 21(1), 2009, pp. 141-173.

Biên dịch: Tuấn Anh | Hiệu đính: Đỗ Thị Thủy

Tóm tắt

Bản đồ là một phần quan trọng trong việc tạo dựng và sử dụng hình ảnh quốc gia. Bài viết này nghiên cứu những bản đồ hiện đại của Trung Quốc để chỉ ra cách mà những biên giới rất cụ thể giữa không gian trong và ngoài nước là kết quả tự nhiên của các công trình biểu tượng của địa lý học lịch sử và những quy ước của bản đồ học Trung Quốc. Những tấm bản đồ này không chỉ dừng ở việc ngợi ca phạm vi chủ quyền của Trung Quốc mà còn đau đớn trước mất mát lãnh thổ quốc gia thông qua bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia. Mục tiêu của bài viết này là hướng sự chú ý của chúng ta từ các vấn đề ngoại giao về biên giới quốc tế sang nghiên cứu những gì mà bản đồ Trung Quốc của Trung Quốc có thể cho chúng ta biết về những hi vọng và những lo sợ của người Trung Quốc, không chỉ trong quá khứ hay hiện tại mà còn ở tận tương lai. Bài viết này có hai mục tiêu tổng quát: (1) giải thích những bản đồ quốc gia hiện tại của Trung Quốc đã xuất hiện như thế nào thông qua sự va chạm sáng tạo giữa lãnh thổ phong kiến không giới hạn và lãnh thổ có chủ quyền bị giới hạn, và (2) cho thấy cách mà bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia thể hiện chính trị sinh học của hình thù địa lý. Bài viết kết luận rằng kinh nghiệm thường là độc nhất vô nhị của Trung Quốc có thể cho chúng ta thấy bản đồ học cũng có vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc đấu tranh của các dân tộc khác. Continue reading “#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ”

Locating Vietnam-Japan strategic partnership in the changing East Asian political landscape

vietnam-japan-leaders-reuters-180314

Author: Do Thi Thuy

Source: Japan Institute of International Affairs Working Paper series

Abstract: Unlike the other complicated bilateral relationships in East Asia, Vietnam and Japan are the two generally ‘problem-free’ neighbours. Despite having been ‘strategic partners’ since 2006, due to domestic and external constraints, until recently this strategic partnership was mainly confined to the economic domain. However, with the changing regional political landscape stemming from China’s growing unilateralism and assertiveness in territorial disputes, the ambiguity of U.S. commitment to Asia, Continue reading “Locating Vietnam-Japan strategic partnership in the changing East Asian political landscape”

“New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?

Author: Đỗ Thị Thủy*

Introduction

China and Japan have undergone a long history of bilateral relations fraught with traumas and bitterness. The memory of Japanese aggression in China during the World War II is still haunting many hearts and minds in both countries. The unresolved history issue thus ranks very high in their bilateral agenda. Taking a retrospective look at the evolution of the history issue, it seems that the management of this issue represents the patterns of cooperation and struggle between the two East Asian powers. While many former enemies have become true friends in international relations today, this is not the case of China and Japan. The Cold War period elapsed without Sino-Japanese reconciliation as the way France and Germany did although there had been time China and Japan were ‘de facto allies’ against Soviet hegemony in East Asia. The post-Cold War period witnesses the rapid rise of China, Japan’s strive to become a “normal country”, and a tensed dispute between the two countries over the history issue. It is against this context that this study aims to examine what stays behind the history issue in China-Japan relations. Continue reading ““New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?”

Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế

Tác giả: Đỗ Thị Thủy*

Mặc dù Trung Quốc là một nền văn minh lâu đời và đã có các mối quan hệ, giao lưu quốc tế từ rất sớm nhưng cho đến nay có thể nói chưa có một trường phái lý thuyết về QHQT nào của riêng Trung Quốc được trình bày một cách bài bản, logic, và có ảnh hưởng như các học thuyết của phương Tây (chủ nghĩa hiện thực, tự do, Mác-xít). Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc trước đây thường dựa trên nghiên cứu lịch sử và kinh nghiệm hành vi của nước này. Từ khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, nền tảng lý luận cơ bản của CSĐN Trung Quốc được xác định là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, nhiều học giả (đặc biệt là các học giả phương Tây) cũng cho rằng việc áp dụng các thuyết phương Tây truyền thống ngoài mô hình Mác-xít như chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa tự do cũng làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Và trong khi các học giả Trung Quốc vẫn không ngừng tìm tòi một “lý thuyết QHQT mang màu sắc Trung Quốc”, có thể thấy rằng những lý luận trong giới nghiên cứu chính trị quốc tế về Trung Quốc đã và đang có ảnh hưởng lớn đến CSĐN đương đại của nước này. Continue reading “Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế”

Rethinking the end of the Cold War and Francis Fukuyama’s ‘End of History’ hyphothesis

Title: Rethinking the end of the Cold War and Francis Fukuyama’s ‘End of History’ hyphothesis

Author: Đỗ Thị Thủy

Source: International Studies, No. 24, June 2011, pp. 239-260.

Abstract:

The year 1991 marked a turning point in the world history – one of the two superpowers (the Soviet Union – USSR) collapsed, putting an end to the bipolar system and nearly half a century of the intense confrontation between the United States (US) & the USSR in their global Cold War. Two decades have passed since that day but scholars keep debating about its end, perhaps no less heated as they did about its origins. The fact that no single international relations theory managed to predict such an end and even had difficulties explaining it makes the end of the Cold War more attractive and controversial for both historians and theorists. Coming out right after this very end, Francis Fukuyama‟s book “The end of history and the last man” furthered the debate as it provoked the idea that the end of the Cold War would be the end of all kinds of IR theory and mankind‟s history toward a long-lasting peace and stability dominated by liberalism and Western values.

How can we explain the end of the Cold War? Did it really end? Why did IR theory fail to predict such an end? Is the end of the Cold War an end to theory and history? These questions have been and are still shaping a great debate between international historians and IR theorists. This year marks the 20th anniversary of the Cold War‟s end – a perfect time for revisiting these issues. With the hope to contribute to the clarification of the aforesaid puzzles, this paper will review the debate and give its own assessment.

Download: >>PDF