Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến của thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm phát triển ngành đất hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu những năm 2010, vẫn chưa có nhiều tiến triển và Việt Nam vẫn chưa triển khai thành công ngành đất hiếm của mình. Đọc tiếp “Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược”

Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 10/09/2023, Hà Nội và Washington đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, mức cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Hà Nội. Nếu như việc nâng cấp quan hệ vẫn là yêu cầu từ lâu của Hoa Kỳ, về phía Việt Nam, đây là một diễn tiến ngoạn mục, bởi cho đến gần đây Hà Nội vẫn rất ngần ngại thắt chặt hơn nữa bang giao với Mỹ, vì sợ phản ứng từ Trung Quốc.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng thời điểm hiện nay là thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ mà không gặp trở ngại nào và cũng không gặp phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp. Đọc tiếp “Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gần đây thông báo rằng ông sẽ “sớm” thăm Việt Nam, có thể là trên đường về sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ ở Ấn Độ vào ngày 9-10/9. Dù chi tiết cụ thể của chuyến đi chưa được xác nhận, truyền thông quốc tế đã suy đoán rằng chuyến thăm có thể dẫn đến việc nâng cấp quan hệ song phương. Các thông tin không chính thức cho thấy hai nước, vốn hiện đang ở mức “đối tác toàn diện”, có thể bỏ qua cấp độ “đối tác chiến lược” để chuyển thẳng lên cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện”. Đọc tiếp “Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?”

Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo luật liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) vào tháng 10 này. TTTTC, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất và được các quốc gia thành viên G7 thông qua vào năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro (800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên tổng lợi nhuận của họ. Biện pháp này, sẽ có hiệu lực từ năm tới, là nhằm giảm bớt sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang những nơi có mức thuế thấp. Đến nay, đã có 142 quốc gia, bao gồm Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với TTTTC. Đọc tiếp “Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?”

Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã gây ra nhiều phản ứng mạnh ở Việt Nam. Đầu tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã cấm chiếu bộ phim “Barbie” do Warner Bros sản xuất vì có hình ảnh được cho là mô tả đường chín đoạn. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng IME Entertainment, một công ty Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức sô diễn của nhóm Blackpink tại Hà Nội vào cuối tháng này, đã đưa vào trang web của mình một bản đồ thể hiện đường chín đoạn. Do đó, các nhà chức trách Việt Nam hiện đang điều tra vấn đề này, trong khi nhiều cư dân mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay buổi biểu diễn. Trước phản ứng dữ dội, IME Entertainment đã nhanh chóng đóng cửa trang web của mình và CEO của công ty đã đưa ra lời xin lỗi tới công chúng Việt Nam. Đọc tiếp “Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?”

Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những ngày gần đây, Hà Nội xôn xao tin đồn Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được đồng thuận trong việc lựa chọn ứng viên cho vị trí Chủ tịch nước, vốn đã bị bỏ trống kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức vào ngày 17 tháng 1. Ứng viên được chọn được cho là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng. Nếu mọi việc suôn sẻ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp vào ngày 1 tháng 3 để chính thức thông qua quyết định, và Quốc hội sẽ họp bất thường vào ngày hôm sau để bầu ông Thưởng làm chủ tịch nước. Vị trí hiện tại của ông Thưởng có thể được tiếp quản bởi bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, hoặc ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Đọc tiếp “Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?”

Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng vài tuần qua, một loạt thay đổi lớn về nhân sự cấp cao đã diễn ra bên trong chính phủ Việt Nam. Ngày 5 tháng 1, các phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị miễn nhiệm và thay thế bởi các ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang. Không đầy hai tuần sau, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rời chính trường, trở thành chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên từ chức. Hiện Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đang giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi chủ tịch nước mới được bầu, dự kiến trong tuần này. Đọc tiếp “Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?”

Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tối ngày 13 tháng 1 năm 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được nhìn thấy có mặt tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội để cổ vũ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong trận chung kết lượt đi Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á gặp Thái Lan. Mặc dù có vẻ ngoài vui vẻ, ông Phúc thực ra đang phải đối mặt với một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình. Trong một cuộc họp kín cùng ngày, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã lặng lẽ bỏ phiếu để phế truất ông khỏi chức chủ tịch nước. Đọc tiếp “Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua”

Tốc độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi kinh tế vững chắc trong năm 2022, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 8,0%, tốc độ nhanh nhất trong 25 năm qua. Mặc dù đây là một thành tựu đáng ghi nhận và đáng khích lệ của đất nước sau hai năm tăng trưởng chậm chạp vì đại dịch Covid-19, nhưng nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta có thể thấy Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi các khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng GDP cao có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân. Mức nền thấp trong năm 2021 — khi nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,6%, mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 — là một lý do rõ ràng. Các chuyên gia cũng đã đề cập tới các lý do khác, chẳng hạn như tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, hoạt động xuất khẩu khả quan, và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cải thiện. Đọc tiếp “Tốc độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt Nam”

Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Sau khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, ngày 23/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương mới đã bầu lại ông Tập Cận Bình vào chức tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm kỳ thứ ba. Như vậy, ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo có thế lực nhất ở Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Tập Cận Bình không ai khác hơn, chính là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 30/10/202, đã bắt đầu chuyến viếng thăm Bắc Kinh đến ngày 02/11, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. Đọc tiếp “Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Tại một hội nghị hôm 1/8/2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, loại hình nhà ở giá thấp được nhà nước trợ cấp. Đại diện các công ty bất động sản tư nhân có mặt tại hội nghị đã có phản hồi tích cực trước kế hoạch này. Cụ thể, các tập đoàn như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Bitexco và Novaland đăng ký xây dựng tổng cộng 1,2 triệu căn hộ xã hội trong vòng 8 năm tới. Đọc tiếp “Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?”

Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Theo báo chí Cam Bốt, ngày 08/06/2022, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh và đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh Vương Văn Thiên đã đến căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville để dự lễ động thổ công trình cải tạo căn cứ này.

Vào lúc đó, tờ báo Khmer Times dẫn lời đại sứ Vương Văn Thiên nhấn mạnh công trình nói trên chỉ nhằm giúp hiện đại hóa hải quân Cam Bốt, chứ không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Về phần bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh, ông bác bỏ thông tin cho rằng căn cứ Ream khi được hiện đại hóa sẽ do quân đội Trung Quốc độc quyền sử dụng. Trước đó, ngày 07/06, phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh cũng tuyên bố Cam Bốt sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng độc quyền căn cứ Ream, hoặc phát triển địa điểm này làm căn cứ quân sự. Đọc tiếp “Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt”

Liệu tỉ phú Phạm Nhật Vượng có an toàn?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những đồn đoán gần đây cho rằng Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam, có thể gặp rắc rối với các cơ quan chức năng, có lẽ là quá đà. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của Hà Nội có nghĩa là các chủ doanh nghiệp của Việt Nam phải thận trọng trên con đường tìm kiếm lợi nhuận.

Tin đồn lan nhanh trên các mạng xã hội ở Việt Nam vào tuần trước rằng Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam và là chủ tịch của Vingroup – tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam – đã bị áp lệnh cấm xuất cảnh. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng ông Vượng sẽ sớm trở thành nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam. Trong những tháng gần đây, cơ quan chức năng đã khởi tố một số doanh nhân nổi tiếng, trong đó có Trịnh Văn Quyết, người sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn FLC, và Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đọc tiếp “Liệu tỉ phú Phạm Nhật Vượng có an toàn?”

Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiến hành chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 5, chuyến công du nước ngoài dài nhất mà ông từng thực hiện kể từ khi nhậm chức hồi tháng 4 năm 2021. Ngoài việc tham dự Hội nghị thượng định Hoa Kỳ-ASEAN, ông Chính còn có nhiều cuộc gặp gỡ và hoạt động khác nhau để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ. Chuyến thăm giúp nâng cao uy tín của vị thủ tướng ở trong và ngoài nước, tạo ra một sự thúc đẩy đáng kể và kịp thời cho cả quan hệ song phương lẫn các chương trình nghị sự trong nước của ông Chính. Đọc tiếp “Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính”

Thông điệp qua các bài phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ

Tác giả: Quốc Đạt & Trần Hoàng phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Các phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ thể hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam và mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.

“Một điểm nhấn trong chuyến thăm lần này là bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), qua đó giúp Việt Nam làm rõ lập trường về chính sách đối ngoại của Việt Nam, đồng thời tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian tới”, theo nhận định của TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), trong cuộc phỏng vấn với Zing. Đọc tiếp “Thông điệp qua các bài phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ”

Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18 tháng 4 năm 2022, năm tướng lĩnh và hai sĩ quan cấp cao khác của Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) đã bị Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam để điều tra về một loạt các tội danh tham nhũng, trong đó có tội tham ô tài sản. Những người bị bắt gồm có Trung tướng Nguyễn Văn Sơn (nguyên Tư lệnh CSBVN), Trung tướng Hoàng Văn Đồng (nguyên Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (nguyên Phó Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Phạm Kim Hậu (nguyên Phó Tư lệnh và Tham mưu trưởng CSBVN), và Thiếu tướng Bùi Trung Dũng (nguyên Phó Tư lệnh CSBVN). Đọc tiếp “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam”

Liệu Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí Nga?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga được cho là sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đối với Đông Nam Á. Trong lĩnh vực an ninh, một trong những tác động chính sẽ là khả năng doanh số bán vũ khí của Nga cho khu vực sẽ giảm do các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây. Việt Nam, với tư cách là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm của Nga trên toàn cầu và là nhà nhập khẩu lớn nhất ở Đông Nam Á, sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, khiến Việt Nam phải đẩy nhanh việc đa dạng hóa nguồn cung vũ khí ra khỏi Nga. Đọc tiếp “Liệu Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí Nga?”

TS Lê Hồng Hiệp: “Bản năng gốc” của các quốc gia luôn là mưu cầu quyền lực

Tác giả: Phan Đăng p/v Lê Hồng Hiệp

Định mệnh chiến tranh, nếu có thể nói như vậy, đã từng ám ảnh nhân loại suốt thời trung cổ, và đã tạo cho nhân loại những hậu quả thảm khốc trong nửa đầu thế kỷ 20. Đã có lúc người ta tin rằng khi loài người đã thực sự “ngấm đòn”, và khi thế kỷ 21 được kiến tạo với khát vọng hoà bình, trong xu thế toàn cầu hoá và công nghiệp hoá thì chiến tranh sẽ lùi dần vào dĩ vãng. Điều này càng có cơ hội diễn ra ở châu Âu, nơi mà các định chế ngăn ngừa chiến tranh luôn được thiết kế tối ưu, cũng là nơi mà những giá trị văn minh luôn được coi trọng như một yếu tố kiên quyết để sống còn. Vậy mà một cuộc chiến lớn đã diễn ra ngay trong lòng châu Âu, làm chính người châu Âu cũng phải bất ngờ. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore) chia sẻ với ANTG GT-CT góc nhìn của anh về hiện tượng này. Đọc tiếp “TS Lê Hồng Hiệp: “Bản năng gốc” của các quốc gia luôn là mưu cầu quyền lực”

Mỹ và EU cấm vận dầu khí Nga: Lá bài nhiều rủi ro

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc chiến sự tại Ukraine ngày càng khốc liệt, Mỹ và các đồng minh phương Tây đang nỗ lực dùng các đòn bẩy kinh tế khác nhau để gây sức ép khiến Nga chùn bước. Lá bài mới nhất mà Mỹ và các đồng minh tính tới là cấm vận dầu khí với Nga.

Hôm 8-3 (giờ Mỹ), Tổng thống Joe Biden tuyên bố cấm mọi hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga vào Mỹ. Tiếp bước Mỹ, Anh tuyên bố từ giờ tới cuối năm sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu từ Nga. Có thể dự đoán các nước EU cũng sẽ chịu sức ép trong việc tham gia lệnh cấm vận này. Đọc tiếp “Mỹ và EU cấm vận dầu khí Nga: Lá bài nhiều rủi ro”

Vụ Việt Á làm lộ hạn chế trong cuộc chiến chống tham nhũng của VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt. Chiến dịch này đã dẫn đến việc truy tố và bỏ tù hàng trăm quan chức cấp cao, tướng lĩnh quân đội và công an, cũng như nhiều giám đốc điều hành cấp cao tại các doanh nghiệp nhà nước. Chiến dịch được ghi nhận là đã góp phần làm giảm mức độ tham nhũng được cảm nhận trong khu vực công. Tuy nhiên, một vụ bê bối tham nhũng gần đây liên quan đến Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á cho thấy, bất chấp tất cả những thành tựu đạt được, chiến dịch đã thất bại trong sứ mệnh răn đe tham nhũng. Đọc tiếp “Vụ Việt Á làm lộ hạn chế trong cuộc chiến chống tham nhũng của VN”