Lưới phòng thủ có thể giúp chống máy bay không người lái tự sát hay không?

Nguồn:Can nets protect against kamikaze drones in Ukraine?”, The Economist, 17/05/2023

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Công nghệ này đã được sử dụng từ hàng thế kỷ nay

Làm thế nào để có thể ngăn chặn máy bay không người lái tấn công? Vũ khí tuần kích, là loại máy bay ném bom không người lái sử dụng một lần, đã được cả Nga và Ukraine triển khai để gây sát thương trong suốt cuộc chiến. Chúng rẻ và linh hoạt. Cũng giống như các mẫu máy bay không người lái cấp độ quân sự, cả hai bên đều đang gắn thuốc nổ lên các máy bay không người lái thương mại. Hàng trăm các máy bay không người lái tuỳ biến như thế có thể được sản xuất một cách nhanh chóng. Các binh sĩ phòng thủ có thể cố gắng gây nhiễu tín hiệu của các máy bay đang lao tới. Họ có thể bắn hạ hoặc hạ gục chúng trên trời bằng các máy bay không người lái khác. Nhưng đôi khi cách phòng thủ tốt nhất cũng là cách đơn giản nhất. Cả Nga và Ukraine đều đang sử dụng lưới phòng thủ để bảo vệ vị trí của mình. Nhưng liệu hệ thống lưới phòng thủ có thể thực sự chống lại bom bay hay không? Continue reading “Lưới phòng thủ có thể giúp chống máy bay không người lái tự sát hay không?”

Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á

Nguồn: Sinan Tavsan, Turkish drone success in Ukraine sets stage for Asia roadshow, Nikkei Asia, 08/03/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các công ty sản xuất máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy khách hàng tiềm năng ở Nhật Bản, Indonesia, và Malaysia.

Một chú vượn cáo mới chào đời tại vườn thú Kiev ở thủ đô Ukraine đã được đặt tên là “Bayraktar,” theo thông báo trong một bài đăng trên Telegram vào thứ Sáu của Thị trưởng Vitali Klitschko, một nhà cựu vô địch quyền anh hạng nặng.

Chú vượn cáo đuôi vằn này được đặt theo tên một chiếc máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, thứ mà một lần nữa được chú ý trên toàn cầu vì thành công trên chiến trường. Giống như ở Azerbaijan, Syria, và Libya, những đoạn video cho thấy Bayraktar TB-2 hạ gục xe tăng, xe bọc thép, và hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của Nga đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Continue reading “Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á”

Máy bay chiến đấu không người lái – vũ khí của tương lai

130514-N-FE409-108

Nguồn: Paul Scharre, “Yes, Unmanned Combat Aircraft Are The Future”, War on the Rocks, 11/08/2015.

Biên dịch: Hà Minh Trường | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?

Rô-bốt sẽ không thay thế con người, mà sẽ mở rộng và củng cố khả năng của con người, giúp binh lính có thể thực hiện nhiệm vụ của họ – chiến đấu và chiến thắng – một cách tốt hơn.

Liệu thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của Mỹ vẫn sẽ do con người điều khiển, trái với dự đoán của các chuyên gia công nghệ và các nhà hoạch định chính sách như Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus? Đó là dự đoán của Đại tá Mike “Starbaby” Pietrucha, người phản bác lại tính khả thi của máy bay chiến đấu không người lái trên chiến trường khi cho rằng chúng không bao giờ có thể so sánh được với phi công con người. Tôi rất tôn trọng quan điểm và tư tưởng không chính thống của Pietrucha về các vấn đề liên quan đến không chiến, song các kết luận của ông vẫn còn nhiều thiếu sót. Continue reading “Máy bay chiến đấu không người lái – vũ khí của tương lai”

Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?

19151369964_fd9021c35c_k2

Nguồn: Mike Pietrucha, “Why the Next Fighter Will be Manned, and The One After That”, War on the Rocks, 20/8/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đôi khi một công nghệ nào đó gây ra sự kính sợ đến mức khiến cho trí tưởng tượng bay bổng và thường xa rời thực tế. Công nghệ rô-bốt cũng có đặc điểm tương tự. Dựa trên những thành công bước đầu, rất nhiều lời hứa hẹn vẫn còn dang dở đã được đưa ra trong ngành công nghiệp rô-bốt.

– Daniel H. Wilson

Chiếc F-35 phải, và gần như chắc chắn, là chiếc máy bay tấn công có người lái cuối cùng mà Bộ Hải quân sẽ mua hoặc sử dụng.

– Ray Mabus, Bộ trưởng Hải quân

Nếu công nghệ thật sự tạo ra cảm giác sợ hãi xen lẫn kinh ngạc thì ngành công nghiệp rô-bốt đã làm được như thế. Rô-bốt từ lâu đã xuất hiện trong văn học, ít nhất là từ tác phẩm Iliad – và có khả năng đã xuất hiện lâu hơn nữa trong lịch sử tùy thuộc vào định nghĩa của bạn về thế nào là rô-bốt. Continue reading “Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?”