27/02/1864: Mở cửa nhà tù Andersonville trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Union inmates begin arriving at deadly Andersonville prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong Nội chiến Mỹ, những tù nhân Liên minh miền Bắc đầu tiên đã đến nhà tù Andersonville, lúc đó vẫn đang trong quá trình xây dựng ở miền nam bang Georgia. Andersonville dần trở thành biểu tượng của cái chết khi có gần 1/4 số tù nhân thiệt mạng trong thời gian bị giam giữ. Henry Wirz, người đứng đầu Andersonville, đã bị hành quyết sau chiến tranh vì những hành vi tàn bạo và ngược đãi dưới sự chỉ huy của ông ta. Continue reading “27/02/1864: Mở cửa nhà tù Andersonville trong Nội chiến Mỹ”

27/02/1942: Tàu sân bay Langley của Mỹ bị đánh chìm

Nguồn: U.S. aircraft carrier Langley is sunk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tàu sân bay đầu tiên của Hải Quân Mỹ, Langley, đã bị đánh chìm bởi máy bay chiến đấu của Nhật Bản. Toàn bộ 32 máy bay trên Langley đều bị thiệt hại.

Tàu Langley được hạ thủy lần đầu tiên vào năm 1912, trở thành một tàu vận tải than của hải quân có tên gọi Jupiter. Sau Thế chiến I, tàu Jupiter được chuyển đổi thành tàu sân bay đầu tiên của Hải Quân và được đổi tên thành Langley, theo tên nhà tiên phong trong ngành hàng không Samuel Pierpont Langley. Đây cũng là con tàu đầu tiên của Hải Quân chạy bằng điện, có khả năng đạt tốc độ 15 hải lý/giờ. Ngày 17/10/1922, Trung úy Virgil C. Griffin đã lái chiếc máy bay đầu tiên, VE-7-SF, cất cánh từ boong của Langley. Dù trước đó đã từng có máy bay cất cánh từ tàu biển, nhưng đây vẫn là một khoảnh khắc lịch sử. Sau năm 1937, 40% đường băng nằm phía trước của Langley đã bị cắt bỏ, như một phần trong nỗ lực chuyển đổi sang tàu chuyên dụng cho thủy phi cơ, một căn cứ di động cho các phi đội máy bay ném bom tuần tra. Continue reading “27/02/1942: Tàu sân bay Langley của Mỹ bị đánh chìm”

27/02/1922: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền bầu cử của phụ nữ

Nguồn: Supreme Court defends women’s voting rights, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, tại Washington, D.C., Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ, quy định quyền bầu cử cho phụ nữ, đã được tám thành viên Tối cao Pháp viện nhất trí tuyên bố hợp hiến. Tu chính án thứ 19, trong đó tuyên bố rằng “quyền bỏ phiếu của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị từ chối hoặc loại bỏ bởi Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào vì lý do giới tính,” là sản phẩm của hơn bảy thập niên mít-tinh, kiến nghị, và hàng loạt những cuộc biểu tình của phụ nữ và những người ủng hộ họ. Continue reading “27/02/1922: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền bầu cử của phụ nữ”