21/06/1964: KKK giết ba nhà hoạt động dân quyền

Nguồn: The KKK kills three civil rights activists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Michael Schwerner, Andrew Goodman, và James Chaney đã bị giết bởi một đám đông theo Ku Klux Klan (KKK) gần Meridian, Mississippi. Ba nhà hoạt động dân quyền trẻ tuổi này đang giúp các cử tri người da đen Mississippi đăng ký bầu cử, và vì thế làm cho nhóm KKK địa phương nổi giận. Cái chết của Schwerner và Goodman, hai người da trắng miền Bắc và là thành viên của Đại hội Bình đẳng Chủng tộc (Congress of Racial Equality, CORE), đã gây ra sự phẫn nộ trên toàn quốc. Đọc tiếp “21/06/1964: KKK giết ba nhà hoạt động dân quyền”

27/03/1964: Động đất 9,2 độ Richter tại Alaska

Nguồn: Earthquake rocks Alaska, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trận động đất mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ, mạnh 9,2 độ Richter, đã đánh sập hoàn toàn miền nam Alaska, tạo ra một trận sóng thần chết người. Tổng cộng có khoảng 131 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.

Trận động đất dữ dội này có tâm chấn cách Prince William Sound khoảng 12 dặm về phía bắc. Khoảng 300.000 dặm vuông lãnh thổ Mỹ, Canada, và quốc tế đã bị ảnh hưởng. Anchorage, thành phố lớn nhất của Alaska, là nơi chịu thiệt hại nhiều nhất về tài sản, với khoảng 30 dãy nhà ở và tòa nhà thương mại trong khu vực trung tâm thành phố bị hư hại hoặc phá hủy. Mười lăm người đã thiệt mạng, hoặc bị thương nghiêm trọng, do hậu quả trực tiếp của trận động đất kéo dài ba phút, trận sóng thần tiếp theo sau đó đã giết chết 110 người khác. Đọc tiếp “27/03/1964: Động đất 9,2 độ Richter tại Alaska”

11/01/1964: Công bố mối liên hệ chắc chắn giữa hút thuốc và ung thư

Nguồn: U.S. Surgeon General announces definitive link between smoking and cancer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Tổng Y sĩ Hoa Kỳ (United States Surgeon General), Tướng Luther Terry, đã chính thức công bố báo cáo chấn động của mình. Ông cố ý chọn phát hành báo cáo vào một ngày thứ bảy để hạn chế những ảnh hưởng tức thời đến thị trường chứng khoán: Thay mặt cho Chính phủ Mỹ, Terry đã khẳng định rằng có mối liên hệ chắc chắn giữa việc hút thuốc và bệnh ung thư.

Người ta vốn dĩ từ lâu đã nghi ngờ rằng liên kết này có tồn tại. Các bằng chứng không chính thức luôn chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của việc hút thuốc, và vào thập niên 1930, các bác sĩ đã nhận thấy đúng là có sự gia tăng các trường hợp ung thư phổi. Các nghiên cứu y tế đầu tiên chỉ ra mối lo ngại nghiêm trọng đã được xuất bản ở Anh vào cuối những năm 1940. Đọc tiếp “11/01/1964: Công bố mối liên hệ chắc chắn giữa hút thuốc và ung thư”

28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã

Nguồn: South Vietnamese win costly battle at Binh Gia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã thành công trong việc giành lại Bình Giã trong một chiến dịch rất nhiều thương vong. Trước đó, vào ngày 04/12, Việt Cộng đã phát động một đợt tấn công lớn và chiếm được Bình Giã, nằm cách Sài Gòn 40 dặm về phía đông nam. Đọc tiếp “28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã”

05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Army Captain awarded first Medal of Honor for action in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Huân chương Danh dự (Medal of Honor) đầu tiên được trao cho một quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam được trao cho Đại úy Roger Donlon ở Saugerties, New York, vì hành động anh hùng của anh này hồi đầu năm.

Đại úy Donlon và đội đặc nhiệm của mình giám sát Trại Nam Đông, một tiền đồn trên núi, nằm gần biên giới Lào – Bắc Việt Nam. Gần hai giờ sáng ngày 06/07/1964, lính Việt Cộng đã tấn công trại. Dù bản thân bị bắn vào bụng, nhưng Donlon đã nhét một chiếc khăn tay vào vết thương, siết lại dây thắt lưng và tiếp tục chiến đấu. Ông bị thương thêm ba lần nữa, nhưng vẫn kiên trì tiếp tục chiến đấu – sử dụng súng cối, ném lựu đạn vào kẻ thù và từ chối chăm sóc y tế. Đọc tiếp “05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam”

15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị

Nguồn: Khrushchev announces he is ready to begin arms talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố rằng ông sẵn sàng bắt đầu các đàm phán giải trừ quân bị với phương Tây. Mặc dù vị lãnh đạo Nga từ chối thảo luận các kế hoạch cụ thể cho việc giải trừ quân bị, tuyên bố của ông được hiểu là một dấu hiệu cho thấy ông đang tìm cách hạn chế khả năng xung đột hạt nhân giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây.

Những bình luận của Khrushchev, được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trong khi ông đến thăm London, xuất hiện chưa đầy hai năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Vào tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng các căn cứ tên lửa có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Đọc tiếp “15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị”

25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt

Nguồn: Joint Chiefs propose air strikes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, sau một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình đang ngày càng xấu đi ở Sài Gòn, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị một bản ghi nhớ đề xuất các cuộc không kích chống lại Bắc Việt Nam. Đọc tiếp “25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt”

14/07/1964: Mỹ cáo buộc lính miền Bắc đang chiến đấu ở Nam Việt Nam

Nguồn: North Vietnamese regulars are fighting in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tình báo quân sự Mỹ công khai cáo buộc các sĩ quan quân đội chính quy Bắc Việt Nam đang chỉ huy và tham gia chiến đấu trong lực lượng Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) ở các tỉnh phía bắc của Nam Việt Nam, nơi sức mạnh của lực lượng Việt Cộng đã tăng gấp đôi trong sáu tháng qua. Chỉ một ngày trước đó, tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh đã nhắc đến “cuộc xâm lược” của Quân đội miền Bắc. Đọc tiếp “14/07/1964: Mỹ cáo buộc lính miền Bắc đang chiến đấu ở Nam Việt Nam”

22/05/1964: Ngoại trưởng Rusk cảnh báo Bắc Việt

Nguồn: Rusk warns North Vietnamese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một bài phát biểu quan trọng trước Học viện Luật Hoa Kỳ ở Washington, D.C., Ngoại trưởng Dean Rusk đã cáo buộc chính quyền Bắc Việt khởi xướng và chỉ đạo việc xâm nhập miền Nam Việt Nam. Hành động rút quân của Mỹ, theo Rusk, “không chỉ là tổn thất nặng nề cho thế giới tự do ở Đông Nam Á và Nam Á mà còn làm sa sút niềm tin vào ý chí và năng lực của thế giới tự do.” Ông kết luận: “Có một ‘liệu pháp’ đơn giản để đạt được hòa bình – Hãy để cho những người hàng xóm của bạn yên thân.” Sang mùa thu, có những bằng chứng không thể chối cãi rằng lính Bắc Việt thường di chuyển vào Nam dọc đường mòn Hồ Chí Minh để tham gia cùng với lực lượng Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) trong cuộc chiến chống lại lực lượng của chính quyền Sài Gòn. Đọc tiếp “22/05/1964: Ngoại trưởng Rusk cảnh báo Bắc Việt”

25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland

Nguồn: Johnson announces appointment of Westmoreland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, tổng thống Lyndon B. Johnson thông báo rằng Tướng William Westmoreland sẽ thay thế Tướng Paul Harkins làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV), quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20/06. Nhiệm vụ này sẽ đặt Westmoreland vào vị trí phụ trách tất cả các lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đọc tiếp “25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland”

14/01/1964: Westmoreland được bổ nhiệm làm cấp phó của Harkins

Nguồn: Westmoreland appointed as Harkins’ deputy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Trung tướng William Westmoreland được bổ nhiệm làm phó cho Tướng Paul Harkins, Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV). Ai cũng ngầm hiểu rằng Westmoreland sẽ sớm thay thế Harkins. Quan điểm lạc quan của Harkins về tiến triển của cuộc chiến đang ngày càng bị chỉ trích.

Ngày 20/06/1964, Harkins rời Việt Nam và Westmoreland lên đảm nhận vị trí lãnh đạo MACV. Nhiệm vụ ban đầu của ông là cung cấp tư vấn quân sự và hỗ trợ cho chính phủ miền Nam. Tuy nhiên, với cam kết của quân đội Mỹ, Tướng Westmoreland còn đảm nhiệm thêm trách nhiệm chỉ huy lực lượng vũ trang của Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Đọc tiếp “14/01/1964: Westmoreland được bổ nhiệm làm cấp phó của Harkins”

07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam

Nguồn: Situation deteriorates in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tình hình ở miền Nam Việt Nam đã xấu đi khi Việt Cộng tấn công và chiếm giữ trụ sở huyện An Lão và phần lớn vùng thung lũng xung quanh, nằm cách Sài Gòn 300 dặm về phía đông bắc.

Quân đội miền Nam chỉ giành được quyền kiểm soát sau khi quân tiếp viện được trực thăng Mỹ đưa đến. Trong cuộc giao tranh, đã có hai cố vấn người Mỹ thiệt mạng. Hơn 300 lính miền Nam gặp thương vong và khoảng 7.000 dân làng bị buộc phải bỏ nhà cửa. Đọc tiếp “07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam”

22/10/1964: Jean-Paul Sartre từ chối Nobel Văn chương

22-10-1964-sartre-wins-and-declines-nobel-prize

Nguồn: Sartre wins and declines Nobel Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Jean-Paul Sartre đã được trao giải Nobel văn chương, nhưng ông từ chối nhận giải.

Trong những cuốn tiểu thuyết, tiểu luận và kịch của mình, Sartre thể hiện rất rõ triết lý của chủ nghĩa hiện sinh, rằng mỗi cá nhân phải tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống của riêng mình, vì cuộc sống tự nó không có ý nghĩa.

Từ năm 1924 đến năm 1929, Sartre theo học tại École Normale Supérieure (Đại học Sư phạm). Chính trong thời gian này, ông đã gặp Simone de Beauvoir, người phụ nữ sau đó trở thành bạn đồng hành suốt đời của ông. Cả hai cùng nhau ngồi nhiều giờ trong những quán cà phê, cùng trò chuyện, viết lách, và uống cà phê. Sartre đã trở thành giáo sư triết học và giảng dạy tại Le Havre, Lion, và Paris. Đọc tiếp “22/10/1964: Jean-Paul Sartre từ chối Nobel Văn chương”

19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn

a9667cf7226fa64b79db0680038a4229a0e05eec

Nguồn:Another bloodless coup topples the government in Saigon“, History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính không đổ máu khác đã xảy ra khi Thiếu tướng Nguyễn Khánh và một nhóm tướng lĩnh do Thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy bắt giữ hơn ba chục sĩ quan và các quan chức dân sự cao cấp. Cuộc đảo chính là một phần của sự bất ổn chính trị tiếp tục nổ ra sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963.

Thời kỳ sau khi Diệm bị lật đổ đã được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ thay đổi liên tục kiểu “cửa xoay”. Cuộc đảo chính vào ngày này được thiết kế bởi một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ, những người đã chán ngấy với những gì họ tin là một chính phủ không hiệu quả của nhóm tướng lĩnh lớn tuổi thuộc Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Đọc tiếp “19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn”

01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam

President-Johnson

Nguồn:Johnson Administration makes plans to bomb North Vietnam,” History.com (truy cập ngày 30/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai cuộc họp diễn ra vào ngày này năm 1964 và hai ngày sau đó tại Nhà Trắng, sau khi tranh luận, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và các cố vấn cấp cao của ông đã đồng ý tiến hành một kế hoạch ném bom gồm hai giai đoạn vào Bắc Việt Nam.

Theo kế hoạch này, giai đoạn I sẽ bao gồm các cuộc không kích của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nhằm vào các tuyến đường xâm nhập và các cơ sở dọc biên giới Lào. Giai đoạn II sẽ mở rộng các cuộc không kích sang nhiều mục tiêu khác ở Bắc Việt Nam. Các cố vấn “diều hâu” hơn của Mỹ – đặc biệt là Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân – đề nghị một loạt các cuộc tấn công trực tiếp và mạnh mẽ hơn nhằm vào nhiều mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, trong khi các cố vấn “bồ câu” đã nghi ngờ việc liệu chiến dịch ném bom này có thể có bất cứ tác động nào tới sự hỗ trợ của Hà Nội cho cuộc chiến hay không. Đọc tiếp “01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam”

20/10/1964: Quan hệ Việt Nam CH, Mỹ, và Campuchia căng thẳng

NixononCambodia

Nguồn:Relations between South Vietnam, the United States, and Cambodia deteriorate,” History.com (truy cập ngày 19/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, sau một loạt sự cố và cáo buộc lẫn nhau, quan hệ giữa Campuchia, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ xuống đến mức thấp. Campuchia dưới quyền Quốc trưởng Norodom Sihanouk[1] muốn duy trì quan điểm trung lập về cuộc xung đột ngày càng nghiêm trọng giữa Sài Gòn và lực lượng cộng sản ở Việt Nam, nhưng đất nước này đã dần trở thành chỗ trú ẩn để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng) và các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công chính quyền Sài Gòn. Do không đủ cứng rắn để phản đối lực lượng cộng sản sử dụng lãnh thổ của mình, Sihanouk đã phải chịu áp lực chính trị và quân sự ngày càng tăng từ phía Hoa Kỳ và Nam Việt Nam. Đọc tiếp “20/10/1964: Quan hệ Việt Nam CH, Mỹ, và Campuchia căng thẳng”

29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức

6718648979_65113bb843

Nguồn: “Khanh steps down”, History.com (truy cập ngày 28/8/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vào ngày này năm 1964, Nguyễn Khánh rời khỏi vị trí người đứng đầu miền Nam Việt Nam và Nguyễn Xuân Oánh – người từng là giáo sư tại Đại học Trinity ở Connecticut – được chỉ định làm thủ tướng. Nguyễn Khánh chịu trách nhiệm chính cho sự bất ổn sau sự kiện Ngô Đình Diệm bị ám sát vào tháng 11/1963. Thời kỳ này đánh dấu mười lần thay đổi chính phủ tại Sài Gòn chỉ trong vòng 18 tháng. Đọc tiếp “29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức”

07/08/1964: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ

29-2578M-1024x630

Nguồn: Congress passes Gulf of Tonkin Resolution,” History.com (truy cập ngày 06/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, Quốc hội Hoa Kỳ đã chấp thuận một cách áp đảo[1] Nghị quyết vịnh Bắc Bộ, cho Tổng thống Lyndon B. Johnson thẩm quyền gần như không bị giới hạn để ngăn chặn “sự xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản” ở Đông Nam Á. Nghị quyết vịnh Bắc Bộ đánh dấu sự khởi đầu của một vai trò quân sự được mở rộng của Hoa Kỳ trên các mặt trận Chiến tranh Lạnh ở Việt Nam, Lào, và Campuchia.

Đến năm 1964, đồng minh của Mỹ là Việt Nam Cộng Hòa đang có nguy cơ sụp đổ trước một cuộc nổi dậy của các lực lượng cộng sản. Các phần tử nổi dậy được cộng sản Bắc Việt hỗ trợ đã kiểm soát được một khu vực rộng lớn ở miền Nam Việt Nam, và dường như Mỹ có viện trợ quân sự và đào tạo đến mấy thì cũng không thể cứu vãn được chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Đọc tiếp “07/08/1964: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ”

02/07/1964: Tổng thống Johnson ký Đạo luật Quyền Dân sự

MEMO-master675

Nguồn:Johnson signs Civil Rights Act,” History.com (truy cập ngày 30/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã phê chuẩn Đạo luật Quyền Dân sự lịch sử trong một buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc từ Nhà Trắng.

Trong vụ kiện cột mốc giữa Brown và Hội đồng Giáo dục năm 1954 (Brown v. Board of Education of Topeka), Tối cao Pháp viện Mỹ đã phán quyết rằng sự phân biệt chủng tộc trong các trường học là vi hiến. Mười năm sau đó đã chứng kiến nhiều bước tiến lớn trong phong trào dân quyền của người Mỹ gốc Phi, khi các cuộc biểu tình bất bạo động giành được sự ủng hộ của hàng ngàn người. Những cột mốc đáng nhớ trong cuộc đấu tranh này bao gồm cuộc tẩy chay xe buýt ở Montgomery năm 1955 – nổi lên sau khi một cư dân của Alabama là bà Rosa Parks từ chối nhường ghế cho một người phụ nữ da trắng trên chiếc xe buýt công cộng của thành phố – và bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” nổi tiếng của mục sư Martin Luther King, Jr. trước cuộc biểu tình gồm hàng trăm ngàn người ở Washington, D.C. năm 1963. Đọc tiếp “02/07/1964: Tổng thống Johnson ký Đạo luật Quyền Dân sự”

09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino”

A210-15

Nguồn:CIA report challenges ‘domino theory’,” History.com (truy cập ngày 08/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 6 năm 1964, để trả lời một câu hỏi chính thức được Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đưa ra – rằng “Các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á có thật là sụp đổ [trước lực lượng cộng sản] nếu miền Bắc Việt Nam kiểm soát được Lào và miền Nam Việt Nam hay không?” – Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đệ trình một bản báo cáo mà về cơ bản là đã thách thức “thuyết domino” vốn là trụ cột của các chính sách dưới thời chính quyền Johnson.

“Thuyết domino” giả định rằng nếu Việt Nam rơi vào tay lực lượng cộng sản thì các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á cũng sẽ sụp đổ theo “như những quân bài domino,” và học thuyết này đã được sử dụng để biện minh cho phần lớn các nỗ lực của Mỹ dành cho Chiến tranh Việt Nam. Đọc tiếp “09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino””