08/07/1853: Matthew Calbraith Perry đến Vịnh Tokyo

Nguồn: Commodore Perry sails into Tokyo Bay, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1853, Phó đề đốc Matthew Calbraith Perry, đại diện cho chính phủ Mỹ, đã tiến vào Vịnh Tokyo, Nhật Bản, với một đội gồm bốn tàu. Ban đầu, các quan chức Nhật Bản từ chối nói chuyện với Perry, nhưng trước lời đe dọa tấn công của các tàu chiến Mỹ mạnh hơn, họ đã chấp nhận thư của Tổng thống Millard Fillmore, khiến Mỹ trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ với Nhật Bản kể từ khi nước này tuyên bố đóng cửa với người nước ngoài hai thế kỷ trước. Chỉ có người Hà Lan và người Trung Quốc được phép tiếp tục buôn bán với Nhật Bản sau năm 1639, nhưng hoạt động này cũng bị hạn chế và chỉ được diễn ra ở đảo Dejima tại Nagasaki. Continue reading “08/07/1853: Matthew Calbraith Perry đến Vịnh Tokyo”

22/06/1945: Kết thúc trận Okinawa

Nguồn: Battle of Okinawa ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong Thế chiến II, Tập đoàn quân số 10 của Mỹ đã vượt qua những kháng cự lớn cuối cùng của lực lượng Nhật Bản đóng trên đảo Okinawa, kết thúc một trong những trận đánh đẫm máu nhất của cuộc chiến. Cùng ngày, Trung tướng Nhật Bản Mitsuru Ushijima, chỉ huy lực lượng phòng thủ Okinawa, đã tự sát cùng một số sĩ quan và binh sĩ Nhật Bản, thay vì đầu hàng. Continue reading “22/06/1945: Kết thúc trận Okinawa”

07/05/1843: Người nhập cư Nhật Bản đầu tiên đến Mỹ

Nguồn: First Japanese immigrant arrives in the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1843, người được mệnh danh là “đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Nhật Bản”, một ngư dân 14 tuổi tên là Manjiro, đã trở thành người nhập cư Nhật Bản đầu tiên đến Mỹ, trên một con tàu săn cá voi.

Theo Quỹ Nhân văn Quốc gia Mỹ (National Endowment of the Humanities, NEH), cậu bé và thủy thủ đoàn trên tàu đã bị cuốn vào một cơn bão dữ dội, khiến con tàu của họ bị dạt vào một hòn đảo sa mạc cách ngôi làng ven biển Nhật Bản của họ gần 500 km. Được một tàu săn cá voi của Mỹ cứu 5 tháng sau đó, Manjiro được thuyền trưởng người Mỹ William Whitfield nhận làm con nuôi, đổi tên cậu thành John Mung và đưa cậu trở về nhà của ông ở Massachusetts. Continue reading “07/05/1843: Người nhập cư Nhật Bản đầu tiên đến Mỹ”

06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản

Nguồn: FDR to Japanese emperor: “Prevent further death and destruction”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt – dựa trên thông tin tình báo rằng hạm đội Nhật Bản đang hướng tới Thái Lan, chứ không phải Mỹ – đã gửi điện tín cho Hoàng đế Hirohito: “vì lợi ích của nhân loại,” Hoàng đế hãy can thiệp “để ngăn chặn cái chết và sự hủy diệt thế giới.”

Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia đã phát hiện các tàu hộ tống, tàu tuần dương và tàu khu trục của Nhật Bản đang tuần tra gần bờ biển Malaya, phía nam Mũi Cà Mau. Ngay trước khi bị quân Nhật bắn hạ, một phi công người Australia đã gửi điện báo rằng dường như các tàu chiến Nhật Bản đang hướng đến Thái Lan. Continue reading “06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản”

10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu

Nguồn: Bataan Death March begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một ngày sau khi Đảo Luzon của Philippines chính thức đầu hàng trước quân Nhật, 75.000 lính Philippines và Mỹ bị bắt trên Bán đảo Bataan đã bắt đầu một cuộc hành quân cưỡng bức tới một trại tù gần Cabanatuan. Trong hành trình khét tiếng này, được gọi là “Hành trình Chết chóc Bataan”, các tù nhân bị buộc phải hành quân 85 dặm trong vòng 6 ngày, và chỉ được ăn duy nhất một bữa trong suốt cuộc hành trình. Đến cuối hành trình, vốn liên tục chứng kiến các hành động tàn bạo của lính canh Nhật Bản, hàng trăm người Mỹ và người Philippines đã thiệt mạng. Continue reading “10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu”

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Nguồn: The war in Ukraine is going to change geopolitics profoundlyThe Economist, 05/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ.

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị”

19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam

Nguồn: FDR orders Japanese Americans into internment camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh Hành pháp 9066, bắt đầu một chính sách gây tranh cãi trong Thế chiến II và sau này để lại nhiều hậu quả lâu dài đối với người Mỹ gốc Nhật. Văn bản này đã ra lệnh buộc “những người ngoại quốc thù địch” (enemy aliens) phải di dời khỏi các vùng đất phía Tây, được mô tả một cách mơ hồ là các khu vực quân sự.

Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, các cố vấn quân sự và chính trị ngày càng gây áp lực lên Roosevelt, yêu cầu ông giải quyết nỗi lo ngại về việc Nhật Bản sẽ tấn công hoặc phá hoại thêm nữa, đặc biệt là ở Bờ Tây, nơi có nhiều quân cảng, cơ sở vận tải biển và nông nghiệp dễ bị tổn thương nhất. Các khu quân sự bị hạn chế xâm nhập được đề cập trong sắc lệnh có nhiều khu vực không xác định, nằm xung quanh các thành phố, cảng biển và các khu vực công nghiệp và nông nghiệp của Bờ Tây. Dù Sắc lệnh 9066 cũng ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Ý và gốc Đức, nhưng nhóm người bị di dời đông nhất vẫn là người Mỹ gốc Nhật. Continue reading “19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam”

03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall

Nguồn: U.S. troops capture the Marshall Islands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, lính Mỹ đã đổ bộ và giành quyền kiểm soát quần đảo Marshall, nơi mà quân Nhật đã chiếm đóng từ rất lâu trước đó và sử dụng làm căn cứ cho các hoạt động quân sự của mình.

Marshalls, nằm về phía đông Quần đảo Caroline ở khu vực tây Thái Bình Dương, đã nằm trong tay Nhật kể từ Thế chiến I. Sau khi bị người Nhật chiếm đóng vào năm 1914, quần đảo trở thành một phần trong nhóm “Các đảo được ủy thác cho Nhật Bản” (Japanese Mandated Islands) theo quyết định của Hội Quốc Liên. Hiệp ước Versailles, kết thúc Thế chiến I, quy định một số hòn đảo trước đây do Đức kiểm soát – bao gồm Marshalls, Carolines và Marianas (ngoại trừ Guam) – sẽ được chuyển nhượng cho người Nhật, dù vẫn đặt dưới sự “giám sát” của Hội Quốc Liên. Continue reading “03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall”

26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ

Nguồn: Japanese planes destroy the U.S.S Hornet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Trận Santa Cruz, tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II, chiếc USS Hornet, đã bị máy bay của Nhật gây hư hại nặng nề, đến mức Mỹ buộc phải loại bỏ nó.

Trận chiến giành Guadalcanal là đợt tấn công đầu tiên của Mỹ chống lại quân Nhật, một nỗ lực nhằm ngăn chặn phe Trục chiếm thêm một hòn đảo khác trong Quần đảo Solomon và tiến xa hơn trong cuộc đua giành lấy nước Úc. Ngày hôm đó, tại khu vực lân cận quần đảo Santa Cruz, hai đội đặc nhiệm hải quân Mỹ đã phải ngăn chặn một hạm đội lớn của Nhật đang trên đường đến Guadalcanal cùng với quân tiếp viện. Cũng như trong Trận Biển San hô hồi tháng 05/1942, giao tranh tại Santa Cruz chỉ được thực hiện bởi máy bay cất cánh từ tàu sân bay của các bên, còn bản thân các con tàu không nằm trong tầm bắn của nhau. Continue reading “26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ”

14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II

Nguồn: Americans launch Operation Stalemate—at extraordinary cost, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1 của Mỹ đã đổ bộ lên Đảo Peleliu, một đảo thuộc Quần đảo Palau ở Thái Bình Dương, trong một phần của một chiến dịch lớn hơn nhằm hỗ trợ cho Tướng Douglas MacArthur, người đang chuẩn bị đổ quân vào Philippines. Cái giá mà người Mỹ phải trả cho trận đánh này là một trong những cái giá đắt nhất trong lịch sử.

Palau, một phần của Quần đảo Caroline, là một trong những quần đảo bị lấy khỏi tay Đức và trao cho Nhật, theo một điều khoản của Hiệp ước Versailles vào cuối Thế chiến I. Quân đội Mỹ vốn dĩ không quen thuộc với quần đảo này. Đô đốc William Halsey đã phản đối triển khai Chiến dịch Stalemate, trong đó gồm cả việc đưa quân Mỹ đánh vào Morotai ở Đông Ấn Hà Lan – bởi ông tin rằng MacArthur sẽ chỉ gặp phải kháng cự tối thiểu ở Philippines, nghĩa là chiến dịch này là không cần thiết, đặc biệt là khi tính đến những rủi ro có thể xảy ra. Continue reading “14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II”

16/03/1945: Giao tranh tại Iwo Jima kết thúc

Nguồn: Fighting on Iwo Jima ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, sau nhiều tuần giao tranh ác liệt với quân phòng thủ của Nhật, lính Mỹ đã tuyên bố thành công trong việc chiếm giữ đảo núi lửa Iwo Jima ở phía tây Thái Bình Dương.

Người Mỹ bắt đầu gây áp lực lên hệ thống phòng thủ Iwo Jima của Nhật Bản kể từ tháng 02/1944, khi các máy bay ném bom B-24 và B-25 không kích hòn đảo suốt 74 ngày liên tiếp. Đây là đợt oanh tạc dài nhất trước khi đổ bộ trong cuộc chiến, tuy nhiên, đây là điều cần thiết nếu xét đến mức độ phòng vệ của Nhật tại hòn đảo – với 21.000 quân – đóng trong các công sự ở trên và dưới mặt đất, gồm cả một mạng lưới các hang động. Các đội người nhái được Mỹ cử đi ngay trước khi tấn công nhằm rà phá các bãi mìn và bất kỳ chướng ngại vật nào khác có thể cản trở đường tiến quân. Thực ra, người Nhật đã nhầm tưởng lực lượng người nhái là một đoàn quân xâm lược và đã giết 170 người trong số họ. Continue reading “16/03/1945: Giao tranh tại Iwo Jima kết thúc”

27/02/1942: Tàu sân bay Langley của Mỹ bị đánh chìm

Nguồn: U.S. aircraft carrier Langley is sunk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tàu sân bay đầu tiên của Hải Quân Mỹ, Langley, đã bị đánh chìm bởi máy bay chiến đấu của Nhật Bản. Toàn bộ 32 máy bay trên Langley đều bị thiệt hại.

Tàu Langley được hạ thủy lần đầu tiên vào năm 1912, trở thành một tàu vận tải than của hải quân có tên gọi Jupiter. Sau Thế chiến I, tàu Jupiter được chuyển đổi thành tàu sân bay đầu tiên của Hải Quân và được đổi tên thành Langley, theo tên nhà tiên phong trong ngành hàng không Samuel Pierpont Langley. Đây cũng là con tàu đầu tiên của Hải Quân chạy bằng điện, có khả năng đạt tốc độ 15 hải lý/giờ. Ngày 17/10/1922, Trung úy Virgil C. Griffin đã lái chiếc máy bay đầu tiên, VE-7-SF, cất cánh từ boong của Langley. Dù trước đó đã từng có máy bay cất cánh từ tàu biển, nhưng đây vẫn là một khoảnh khắc lịch sử. Sau năm 1937, 40% đường băng nằm phía trước của Langley đã bị cắt bỏ, như một phần trong nỗ lực chuyển đổi sang tàu chuyên dụng cho thủy phi cơ, một căn cứ di động cho các phi đội máy bay ném bom tuần tra. Continue reading “27/02/1942: Tàu sân bay Langley của Mỹ bị đánh chìm”

15/08/1945: Hoàng đế Hirohito tuyên bố Nhật đầu hàng

Nguồn: Emperor Hirohito announces Japan’s surrender, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Hoàng đế Hirohito chính thức thông báo đến toàn dân việc Nhật Bản đầu hàng.

Dù Tokyo đã chấp nhận các điều khoản đầu hàng của phe Đồng Minh nêu ra Hội nghị Potsdam vài ngày trước đó, và một đài truyền hình cũng đã đưa tin về điều này, người dân Nhật  vẫn đang chờ đợi một người có thẩm quyền lên tiếng, thừa nhận rằng nước Nhật đã bị đánh bại. Người đó chính là Nhật Hoàng. Continue reading “15/08/1945: Hoàng đế Hirohito tuyên bố Nhật đầu hàng”

01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm

Nguồn: PT-109 sinks; Lieutenant Kennedy is instrumental in saving crew, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một tàu khu trục Nhật Bản đã đâm vào tàu PT (patrol torpedo/ngư lôi cơ giới) số hiệu 109 của Mỹ,  làm tàu bị vỡ đôi. Thiệt hại lớn đến nỗi các tàu PT khác của Mỹ trong khu vực cho rằng thủy thủ đoàn của tàu 109 đều đã chết. Thực tế thì hai thuyền viên đã thiệt mạng, nhưng vẫn có 11 người khác sống sót, bao gồm cả Trung úy John F. Kennedy.

Trước đó, máy bay Nhật đã mở cuộc “đi săn” tàu PT ở Quần đảo Solomon, ném bom căn cứ PT tại đảo Rendova. Người Nhật cần phải đưa một số tàu khu trục đến cực nam đảo Kolombangara để chuyển đồ tiếp tế cho lực lượng tại đây, và ngư lôi từ đội tàu PT Mỹ là hiểm họa tiềm tàng. Bất chấp những vụ đánh bom căn cứ tại Rendova, rất nhiều tàu PT đã lên đường đánh chặn khu trục hạm Nhật. Giữa trận chiến, tàu Nhật, Amaqiri, đã đâm trúng tàu PT-109, khiến 11 thủy thủ bị hất xuống Thái Bình Dương. Continue reading “01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm”

30/07/1971: Máy bay chiến đấu đụng máy bay chở khách tại Nhật

Nguồn: Fighter jet collides with passenger plane, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một vụ va chạm trên không trung giữa một chiếc Boeing 727 và một máy bay chiến đấu ở Nhật Bản đã giết chết 162 người. Nguyên nhân là vì chiếc máy bay quân sự đã bay mà không có radar.

Chuyến bay số hiệu 58 của hãng All Nippon Airways đang trên đường từ sân bay Chitose ở Hokkaido đến Tokyo, trên máy bay có rất nhiều thành viên của một nhóm chuyên giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh. Quá trình cất cánh diễn ra dễ dàng và máy bay sớm đạt độ cao 28.000 feet. Khi đến vùng núi tuyết của Nhật, chuyến bay 58 bất ngờ gặp phải hai máy bay phản lực quân sự. Continue reading “30/07/1971: Máy bay chiến đấu đụng máy bay chở khách tại Nhật”