Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả

immigrazione

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Inequality, Immigration, and Hypocrisy,” Project Syndicate, 08/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu cho thấy một lỗ hổng căn bản, nếu không nói là một sự đạo đức giả vô cùng, trong cuộc tranh luận đang diễn ra về sự bất bình đẳng kinh tế. Chẳng phải sự tiến bộ thực sự cần phải ủng hộ cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trên hành tinh này, chứ không chỉ cho những người trong số chúng ta có đủ may mắn để được sinh ra và lớn lên tại các quốc gia giàu có hay sao?

Nhiều người nghĩ rằng những nhà lãnh đạo của các nền kinh tế phát triển đang ủng hộ một tư tưởng đặc quyền. Nhưng sự đặc quyền này chỉ dừng lại ở đường biên giới: tuy họ coi sự tái phân phối (thu nhập) lớn hơn trong mỗi quốc gia đơn lẻ là một điều hoàn toàn bắt buộc, nhưng những người sống ở các thị trường mới nổi hoặc ở các nước đang phát triển lại bị gạt ra ngoài. Continue reading “Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả”

Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar

5493f7a5c1e7c

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Pakistan after the Peshawar Massacre“, Project Syndicate, 19/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Vào ngày 16 tháng 12, phiến quân Taliban đã tấn công một trường học của quân đội ở Peshawar và sát hại 132 trẻ em và 9 người lớn. Tám tên khủng bố trong đồng phục quân đội đã xâm nhập vào khuôn viên được canh phòng cẩn mật của ngôi trường và xả súng vào học sinh và nhân viên. Lực lượng biệt động quân đội Pakistan đã chiến đấu với những kẻ đột nhập trong nhiều giờ đồng hồ trước khi hạ gục tên cuối cùng.

Cuộc tấn công vào trường học quân sự này là cuộc tấn công đơn lẻ đẫm máu nhất trong lịch sử Taliban. Vấn đề hiện nay là liệu sự kiện này có trở thành một bước ngoặt đối với Pakistan trong quan hệ với nhóm vũ trang này hay không. Quân đội Pakistan là thiết chế được tôn trọng và quyền lực nhất của đất nước. Bằng cách tấn công vào con em của các gia đình quân đội, Taliban làm gia tăng mạnh khả năng Pakistan sẽ kiên quyết có các bước đi chống lại nó. Continue reading “Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar”

Đảo chính Thái Lan: Lợi ích ngắn hạn che khuất khó khăn dài hạn

Thailand_2218936b

Tác giả: Pavida Pananond | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh

Sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5 ở Thái Lan, có vẻ như kinh doanh và chính trị đã gặp nhau ở một điểm. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực đều thở phào nhẹ nhõm khi quân đội lên nắm quyền, chấm dứt 6 tháng tuần hành đường phố chống chính phủ liên miên và gây suy yếu. Nhưng bất chấp sự lạc quan bước đầu của giới kinh doanh sau cuộc đảo chính cũng như hi vọng rằng thương mại sẽ bùng nổ, cuộc đảo chính mới đây của Thái Lan vẫn có thể gây nên những khó khăn về dài hạn. Continue reading “Đảo chính Thái Lan: Lợi ích ngắn hạn che khuất khó khăn dài hạn”

#198 – Nguồn gốc và cách thức vận dụng sức mạnh tiền tệ

this_one_142662286

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter one: The origins and use of currency power”, Adelphi Series, 53:439, pp. 17-44.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

“Các cường quốc đều có những đồng tiền vĩ đại”

                                                                   Robert Mundell

Khả năng triển khai sức mạnh về quân sự, kinh tế và tiền tệ là một đặc điểm tiêu biểu của những quốc gia hàng đầu. Mỗi một khía cạnh của sức mạnh đều tăng cường cho những khía cạnh còn lại. Chẳng phải ngẫu nhiên khi mà khoảng 150 năm trở lại đây, đất nước nào có đồng tiền thống trị thế giới cũng là quốc gia có lực lượng hải quân hùng hậu nhất. Continue reading “#198 – Nguồn gốc và cách thức vận dụng sức mạnh tiền tệ”