‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

Nguồn:China is making substantial investment in ports and pipelines worldwide”, The Economist, 06/02/2020

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi nói về Con đường tơ lụa trên biển, ta không thể không đề cập đến các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa. Đô đốc “thái giám” Trịnh Hòa, một người Hồi giáo trong triều đình nhà Minh, đã dẫn đầu bảy cuộc thám hiểm vào đầu thế kỷ 15 với một hạm đội lớn gồm những chiếc thuyền buồm còn được gọi là “thuyền châu báu”. Luận điệu chính thức nói rằng ông đi nước ngoài để làm sứ giả hòa bình, mang theo châu báu để tặng các quốc vương và tù trưởng ông gặp trải dài từ Đông Nam Á cho đến Đông Phi. Ông đã mang về cống nạp cho hoàng đế nhiều vật phẩm quý như một con hươu cao cổ. Bản chất hòa bình trong các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa được tô vẽ rất nhiều –  vì hạm đội được trang bị vũ khí đầy đủ và vẫn có một số cuộc đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, ít câu chuyện nào cho thấy rõ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và các lợi ích thể hiện mối quan hệ triều cống của Trung Quốc với những quốc gia khác như câu chuyện này. Những người man di vẫn đáng để thiết lập quan hệ nếu họ chấp nhận ưu thế văn hóa, quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng đồng hóa theo tư tưởng của Trung Quốc. Continue reading “‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”

26/12/2004: Sóng thần tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương

Nguồn: Tsunami devastates Indian Ocean coast, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 2004, một trận động đất mạnh ngoài khơi bờ biển Sumatra, Indonesia đã dẫn đến một cơn sóng thần khiến nhiều người tử vong, đồng thời tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương. Đây là trận động đất mạnh thứ hai từng được ghi nhận và ước tính 230.000 người chết đã khiến thảm họa này trở thành một trong 10 thảm họa tồi tệ nhất mọi thời đại.

Vào 7 giờ 58 phút sáng, một trận động đất khủng khiếp đã xảy ra ở bên dưới Ấn Độ Dương,  cách Sumatra 160 dặm về phía tây. Không chỉ được ghi nhận với cường độ 9,3 độ (chỉ có trận động đất ở Chile vào năm 1960 được đo với cường độ cao hơn ở mức 9.5 độ, mặc dù có thể đã có những cơn địa chấn mạnh hơn trước khi thiết bị đo địa chấn được phát minh ra) và kéo dài gần 10 phút, trận động đất đã nâng toàn bộ 750 dặm bề mặt đường đứt gãy nằm dưới đáy biên lên tới độ cao 40 feet (12,2m). Continue reading “26/12/2004: Sóng thần tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương”

Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Debt Trap Diplomacy”, Project Syndicate, 23/01/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.

Việc cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dĩ nhiên là không xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang hỗ trợ thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận dễ hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, dẫn tới thu hẹp lượng công ăn việc làm được tạo ra cho người bản địa. Continue reading “Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc”

Nữ thủ tướng dân cử đầu tiên trên thế giới là ai?

Bandaranaike

Nguồn:Who was the first elected female head of government?“, History, 25/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người phụ nữ đầu tiên được bầu làm người đứng đầu chính phủ trong thế giới hiện đại là Sirimavo Bandaranaike, người vào năm 1960 đã trở thành thủ tướng của Sri Lanka, đảo quốc ở Nam Á được gọi là Ceylon vào thời điểm đó. Bandaranaike lên nắm quyền một năm sau vụ ám sát chồng bà, người giữ chức thủ tướng vào thời điểm đó, và đã tại vị trong hai giai đoạn từ 1960-1965 và 1970-1977. Con gái của cặp vợ chồng này, Chandrika Kumaratunga, cũng tham gia vào triều đại chính trị của gia đình và là nữ tổng thống đầu tiên của Sri Lanka, từ năm 1994 đến năm 2005. Bandaranaike phục vụ thêm một nhiệm kỳ thứ ba trong vai trò thủ tướng từ năm 1994 (một vai trò mà vào thời điểm đó chủ yếu chỉ mang tính nghi lễ do một thay đổi hiến pháp) cho đến khi bà từ chức vào tháng 8/2000; bà qua đời hai tháng sau bởi một cơn đau tim ở tuổi 84. Continue reading “Nữ thủ tướng dân cử đầu tiên trên thế giới là ai?”

Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo

_67354744_154146214(1)

Nguồn: Yuriko Koike, “The Dangerous Rise of Buddhist Chauvinism,” Project Syndicate, 28/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đức Phật, Siddhartha Gautama, chưa từng soạn ra bản kinh nào về hận thù tôn giáo hay phân biệt sắc tộc. Vậy nhưng chủ nghĩa sô vanh Phật giáo lại đang đe dọa tiến trình dân chủ ở cả Myanmar và Sri Lanka. Một số nhà sư từng chống lại chính quyền quân sự Myanmar trong “Cuộc cách mạng cà sa” (Saffron Revolution) năm 2007 ngày nay lại cổ vũ bạo lực chống lại các thành viên của cộng đồng thiểu số người Hồi giáo Rohingya tại đất nước này. Ở Sri Lanka, chủ nghĩa sô vanh dân tộc của Phật tử người Sinhala, do một cựu tổng thống quyết tâm lấy lại quyền lực khuấy động, đang đi ngược lại mục tiêu hòa giải đã định với người Tamils theo Ấn Độ giáo bại trận (trong nội chiến Sri Lanka). Continue reading “Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo”