Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin

Nguồn: Harold James, The Bitcoin Threat”, Project Syndicate, 02/02/2018.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính chất cực kỳ thiếu ổn định của đồng Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác đã trở thành mối đe dọa không chỉ với hệ thống tài chính quốc tế mà còn cả trật tự chính trị. Công nghệ chuỗi khối (blockchain) mà các đồng tiền ảo đang dựa vào hứa hẹn một giải pháp thanh toán tốt hơn và an toàn hơn các phương pháp trước đây, và một số người tin rằng tiền mã hóa sẽ thay thế tiền điện tử trong các tài khoản ngân hàng truyền thống, cũng giống như việc chuyển tiền điện tử thay thế tiền giấy, hay tiền giấy thay thế vàng và bạc trong giao dịch trước đây.

Tuy nhiên những người khác thể hiện sự nghi ngại khá hợp lý rằng công nghệ mới này có thể bị thao túng hoặc lạm dụng. Tiền là một phần trong cơ cấu xã hội. Trong hầu hết lịch sử văn minh nhân loại, nó đã mang lại nền tảng cho sự tin tưởng giữa người dân với các chính phủ, và giữa các cá nhân thông qua việc trao đổi mua bán. Nó cũng gần như là một biểu hiện của chủ quyền, và các đồng tiền do các cá nhân phát hành là cực kỳ hiếm. Continue reading “Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin”

Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Arab Autocracy Trap”, Project Syndicate, 08/09/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả-rập” đã diễn ra hơn sáu năm nhưng hầu hết người dân Ả-rập đang sống khổ sở hơn trước khi nó bắt đầu vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tràn lan khắp Trung Đông và Bắc Phi, nơi có 2/3 dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29. Chính quyền đóng cửa các kênh truyền thông bày tỏ chính kiến chính trị, và đáp trả các cuộc biểu tình của người dân ngày một tàn bạo hơn trên toàn khu vực.

Điển hình cho sự bất lực không thể thoát khỏi cạm bẫy chuyên chuyền gồm các chính phủ Ai Cập, Ả-rập Saudi, và trong chừng mực nào đó là Ma-rốc, ngay cả khi mà các tình cảnh hiện nay cho thấy một đợt thức tỉnh khác của người dân đang sắp xảy ra. Continue reading “Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập”

Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Venezuela’s Unprecedented Collapse,” Project Syndicate, 31/07/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vội vã hôm 16 tháng 7 dưới sự bảo hộ của phe đối lập kiểm soát Quốc hội để phản đối lời kêu gọi thành lập Hội đồng Lập hiến Quốc gia của Tổng thống Nicolás Maduro, hơn 720.000 công dân Venezuela đã bỏ phiếu ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013 chỉ có 62.311 người bỏ phiếu như vậy. Bốn ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, 2.117 thí sinh đã tham gia cuộc sát hạch giấy phép hành nghề y tế của Chile, trong đó có gần 800 người Venezuela. Và ngày 22 tháng 7, khi biên giới với Colombia được mở lại, 35.000 người Venezuela đã băng qua cây cầu hẹp giữa hai nước để mua thực phẩm và thuốc men.

Người dân Venezuela rõ ràng muốn rời đi – và không khó để biết được lý do tại sao. Truyền thông trên khắp thế giới đã đưa tin về Venezuela, miêu tả những tình cảnh thực sự khốn cùng, với những hình ảnh về sự đói khát, tuyệt vọng, và giận dữ. Trang bìa của tờ The Economist số ngày 29 tháng 7 đã tóm gọn tất cả trong một câu: “Venezuela trong cơn hỗn loạn.” Continue reading “Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela”

Ấn Độ đối phó với chiến lược gặm nhấm biên giới của Trung Quốc

Nguồn: Bhama Chellaney, “Countering China’s High-Altitude Land Grab”, Project Syndicate, 15/06/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cắn những miếng to cả cây số, Trung Quốc đang nuốt dần đất vùng biên giới tại dãy Himalaya của Ấn Độ. Hàng thập niên qua, hai gã khổng lồ Châu Á đã có một cuộc chiến tranh không tiếng súng dọc theo tuyến biên giới vùng cao giữa hai nước. Dù vậy, gần đây Trung Quốc đang trở nên xác quyết hơn, đòi hỏi Ấn Độ phải có một chính sách kiềm chế mới.

Trung bình, mỗi ngày Trung Quốc tiến hành một đợt xâm nhập lén lút vào Ấn Độ. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ, Kiren Rijiju, cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chủ động xâm nhập vào các khu vực biên giới vắng người nhằm chiếm đóng. Và theo một cựu quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo Ấn Độ, nước này đã mất gần 2.000 km2 do sự xâm chiếm của PLA trong vòng một thập niên qua. Continue reading “Ấn Độ đối phó với chiến lược gặm nhấm biên giới của Trung Quốc”

Sự nguy hiểm khi Trump giao toàn quyền cho quân đội

Nguồn: Stephen Holmes, “Trump’s Dangerous Blank Check”, Project Syndicate, 19/04/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định thả siêu bom nặng 11 tấn, vốn được mệnh danh là “Bom mẹ”, xuống một vị trí nhỏ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ở khu vực hẻo lánh của Afghanistan cho thấy sự thiếu gắn kết trong chính sách chống khủng bố của Mỹ. Như nhiều nhà bình luận đã chỉ ra, đó là một trường hợp nữa mà tính chiến thuật đã nuốt chửng chiến lược – kiểu làm chính sách đã được diễn tập một tuần trước đó tại Syria và có thể dẫn tới thảm họa nếu tiếp tục được thử, ví dụ như với bán đảo Triều Tiên.

Cụ thể hơn, vụ tấn công tại Afghanistan là một minh chứng của việc để phương tiện quân sự quyết định mục đích của chính sách. Thay vì xác định các mối đe dọa an ninh quốc gia khẩn cấp và cân nhắc cách thức đối phó, các tư lệnh quân đội Mỹ dường như đã nghiên cứu kỹ về kho vũ khí chưa được sử dụng của Mỹ, tìm thấy “Bom mẹ”, và tìm kiếm một địa điểm để phô trương sức mạnh của nó. Continue reading “Sự nguy hiểm khi Trump giao toàn quyền cho quân đội”

Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ

Nguồn: Sean Fear, “The Feud That Sank Saigon”, The New York Times, 03/03/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phật giáo đối đầu Công giáo. Người miền Bắc chống lại người miền Nam. Dân sự đụng độ quân sự. Nội đô khinh rẻ ngoại thành. Người Kinh bài xích người dân tộc thiểu số. Năm 1967, nhà nước chống cộng Nam Việt Nam là một chảo lửa chứa đầy những sự kình địch chồng chéo, thúc đẩy và làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn chính trị đang phá hủy đất nước sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963 trong một cuộc binh biến.

Nhưng xét ở góc độ chính trị cấp cao, chính cuộc tranh đấu giữa hai kình địch là tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu mới là điều gây chú ý nhất đối với các nhà quan sát chính trị. Cả hai người đều trẻ tuổi và đầy tham vọng, đều là những tay lèo lái xảo quyệt các âm mưu ám độc và đảo chính vốn lan tràn trong giới quân đội cầm quyền Nam Việt Nam. Continue reading “Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ”

Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Debt Trap Diplomacy”, Project Syndicate, 23/01/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.

Việc cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dĩ nhiên là không xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang hỗ trợ thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận dễ hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, dẫn tới thu hẹp lượng công ăn việc làm được tạo ra cho người bản địa. Continue reading “Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc”

Liên Xô đã chết vĩnh viễn!

Nguồn: Ghia Nodia, The Soviet Union is Dead for Good,” Project Syndicate, 29/12/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm giao thừa năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 ngày Liên Xô chính thức tan rã. Nhưng, thay vì ăn mừng, nhiều người Nga – và một số người ở phương Tây – lại phân vân về kết cục đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu danh sách những người nghi ngờ. Hồi năm 2005 ông đã đưa ra lập trường về việc Liên Xô tan rã, khi gọi đó là “một thảm kịch địa chính trị lớn của thế kỷ 20.” Và một số người ở phương Tây cho rằng các nhà nước mới nổi lên từ đống đổ nát – cụ thể là Ukraine và các nước cộng hòa Baltic – sẽ là nguồn cơn chính cho thái độ oán giận và chủ nghĩa trả thù của Nga trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Liên Xô đã chết vĩnh viễn!”

Sự trở lại của chính sách ngăn chặn

putinrus

Nguồn: Dominique Moisi, The Return of Containment,” Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

“Nhân tố chính của bất kỳ chính sách nào của Mỹ đối với Liên Xô đều phải mang tính kiềm chế lâu dài, kiên nhẫn nhưng cứng rắn và cảnh giác,” nhà ngoại giao người Mỹ George Kennan nói trong một bài viết trên tờ Foreign Affairs năm 1947 với bút danh nổi tiếng “X”. Nếu lấy “Nga” thay cho “Liên Xô,” “chính sách kiềm chế” của Kennan vẫn hoàn toàn có giá trị ngày nay. Cứ như thể trong gần 70 năm qua không có thứ gì thay đổi, ngay cả khi mọi thứ đã thay đổi. Continue reading “Sự trở lại của chính sách ngăn chặn”

Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông

russia-in-me

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Russia’s Ephemeral Middle East Alliances,” Project Syndicate, 05/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến tranh bất đối xứng trong thời hiện đại: một là cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và hai là cuộc chiến chống các nhóm khủng bố ở Trung Đông. Khi thất bại của mình trở nên rõ ràng ở Việt Nam, Mỹ đã “xoay trục” khỏi khu vực, để bên chiến thắng dọn dẹp mớ hỗn độn – và, cuối cùng, tham gia vào cấu trúc an ninh và hợp tác ASEAN. Bất chấp những nỗ lực tối đa của Mỹ, việc rời bỏ Trung Đông lại khó khăn hơn nhiều, và khu vực này vẫn bị tàn phá bởi xung đột và chao đảo bởi các liên minh dễ thay đổi. Continue reading “Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông”

Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên

north-korea-attack-00002814-story-top

Nguồn: Richard N. Haass, “The Coming Confrontation with North Korea,” Project Syndicate, 20/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tưởng tượng chúng ta đang ở năm 2020. Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đề nghị một cuộc họp khẩn với Tổng thống Mỹ. Lý do: Triều Tiên đã chế tạo thành công một quả bom hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng phóng tới lục địa Hoa Kỳ. Tin tức này nhanh chóng lộ ra công chúng. Các cuộc họp cấp cao nhằm đưa ra phản ứng được tổ chức không chỉ ở Washington, mà còn ở Seoul, Tokyo, Bắc Kinh, và cả Moskva.

Kịch bản này hiện nay có vẻ phi thực tế, nhưng nó mang tính khoa học chính trị nhiều hơn tính khoa học viễn tưởng. Triều Tiên vừa tiến hành thử nghiệm lần thứ năm (và có vẻ thành công) một thiết bị nổ hạt nhân, chỉ vài ngày sau cuộc thử nghiệm một số tên lửa đạn đạo. Continue reading “Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên”

Tác động của Đảng Xanh đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

green-party-presidential-candidate-jill-stein

Nguồn: Peter Singer, “Greens for Trump?”, Project Syndicate, 11/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi là đảng viên Đảng Xanh, hai lần là ứng cử viên Đảng Xanh tranh cử vào nghị viện Liên bang Úc. Nhưng vào ngày 8/11, tất cả những điều tốt đẹp mà phong trào chính trị Xanh đã làm được từ khi ra đời có thể bị Đảng Xanh tại Mỹ làm lu mờ đi nếu Jill Stein, ứng cử viên tổng thống của Đảng Xanh, giúp cho Donald Trump thắng cử.

Trước đây, chúng ta đã từng gặp tình huống như vậy. Vào năm 2000, Al Gore có thể đã trở thành tổng thống nếu ông giành chiến thắng tại bang Florida. George W.Bush chiến thắng tại bang này với cách biệt 537 phiếu, trong khi 97.241 người Florida bầu cho Ralph Nader, ứng viên Đảng Xanh. Sau đó, Nader đã viết trên trang web của mình: “Vào năm 2000, việc phỏng vấn các cử tri đã bỏ phiếu cho thấy 25% số người bầu cho tôi sẽ bầu cho Bush, 38% sẽ bầu cho Gore và phần còn lại sẽ không bầu cho ai trong hai người cả.” Kết quả là nếu chia số phiếu bầu của Nader theo cách này, thì nếu Nader không tham gia tranh cử, Gore sẽ giành chiến thắng tại bang Florida với khoảng cách hơn 12.000 phiếu bầu. Continue reading “Tác động của Đảng Xanh đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ”

Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq

iraqw

Nguồn: Richard N. Haass, “Revisiting the Iraq war”, Project Syndicate, 08/7/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảy năm, 12 tập các chứng cứ, phát hiện, và kết luận, và sau đó là một bản tóm tắt, Báo cáo điều tra Iraq, hay còn gọi là Báo cáo Chilcot (đặt theo tên của người đứng đầu nhóm nghiên cứu, ngài John Chilcot), hiện đã được công bố cho tất cả mọi người cùng đọc. Rất ít người sẽ đọc hết toàn bộ báo cáo này, chỉ riêng bản tóm tắt đã hơn 100 trang, quá dài đến nỗi người ta đã đề nghị cần có bản tóm tắt cho riêng bản tóm tắt đó.

Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu báo cáo này không được đọc rộng rãi, và quan trọng hơn là nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi vì nó chứa đựng các phân tích sâu sắc về việc các hoạt động ngoại giao được tiến hành như thế nào, cách người ta làm chính sách và đưa ra các quyết định ra sao. Báo cáo cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của quyết định xâm lược Iraq năm 2013, và các hậu quả của nó, trong việc hiểu được tình hình Trung Đông ngày nay. Continue reading “Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq”

Đừng nhượng bộ Putin!

putin-eu

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Don’t Appease Putin”, Project Syndicate, 15/6/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ là ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa thay thế Obama, đều chỉ trích các thành viên châu Âu của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong những tháng gần đây vì không đáp ứng được các cam kết về chi tiêu quốc phòng. Họ đã có lý.

Thực tế Châu Âu đã thất bại trong việc đáp ứng thỏa thuận phòng thủ tập thể với Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia đồng minh Châu Âu của Mỹ đã có chi tiêu quốc phòng trung bình thấp hơn mức đã cam kết là 2% GDP, trong đó nhiều quốc gia thậm chí còn chi tiêu ít hơn mức này rất nhiều. Quan trọng hơn, các nước này đã không đạt được mục đích xây dựng một cộng đồng quốc phòng Châu Âu đích thực. Continue reading “Đừng nhượng bộ Putin!”

Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela

venez2

Nguồn: Ricardo Hausman, “Overdosing on Heterodoxy Can Kill You”, Project Syndicate, 30/05/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, người ta đã quá quen với việc ca thán các nhà kinh tế vì đã không dự đoán được thảm họa này, đưa ra các giải pháp phòng ngừa sai lệch, hoặc thất bại trong việc khắc phục khủng hoảng sau khi nó xảy ra. Người ta liên tiếp kêu gọi một tư duy kinh tế mới và điều này là thích đáng. Thế nhưng, những điều mới có thể không tốt và những cái tốt lại chưa chắc đã mới.

Dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng Văn hóa Trung Quốc là một nhắc nhở về điều gì có thể xảy ra khi tất cả những quan điểm chính thống bị ném ra ngoài cửa sổ. Thảm họa hiện nay tại Venezuela là một minh chứng khác: Một quốc gia đáng lẽ phải giàu mạnh đang phải chịu đựng cuộc suy thoái trầm trọng nhất thế giới, lạm phát cao nhất và sự sa sút nặng nề các chỉ số xã hội. Người dân Venezuela dù sống trên trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng lại đang đói khát và chết dần vì thiếu thực phẩm, thuốc men. Continue reading “Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela”

TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là ‘dự án xanh’

artisland

Nguồn: Bethany Allen-Ebrahimian, “Beijing Calls South China Sea Island Reclamation a ‘Green Project’, Foreign Policy, 26/05/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đã có những chứng cứ mạnh mẽ về việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông hủy hoại các rặng san hô. Tuy nhiên Bắc Kinh lại tuyên bố không có thiệt hại nào.

Cát, xi măng và các cơ sở quân sự của Trung Quốc hiện đang nằm trên những địa điểm vốn trước đây là các rặng san hô tuyệt đẹp trên Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo mới nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ tại khu vực tranh chấp nóng bỏng này. Việc cải tạo các bãi đá như vậy đã hủy hoại môi trường biển trong khu vực. Nhưng theo Trung Quốc, các hoạt động đó không gây ra thiệt hại lớn về sinh thái. Bắc Kinh tuyên bố mạnh mẽ rằng các đống cát và xi măng với diện tích bằng cả hòn đảo mà hiện đang nhấn chìm các rặng san hô đầy đa dạng sinh học là thân thiện với môi trường. Continue reading “TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là ‘dự án xanh’”