Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?

Nguồn: What would happen if Britain left the EU with no deals?, The Economist, 06/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thiếu hụt lương thực, máy bay không cất cánh và kiểm soát biên giới với Ireland đều là các khả năng.

Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2019, hai năm sau khi Theresa May viện dẫn Điều 50, điều khoản về rút khỏi EU của Hiệp ước Madrid. Anh và Liên minh châu Âu đang cùng hướng tới một hiệp ước cho phép Anh rời EU và một thỏa thuận khung cho thương mại trong tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai bên là rất lớn. Và có khả năng là ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thì Quốc hội Anh vẫn có thể bác bỏ nó. Tuy nhiên, Điều 50 quy định việc rút khỏi EU sẽ tự động diễn ra trừ khi có sự đồng thuận để kéo dài thời gian đàm phán. Vì vậy, Anh có thể rời khỏi EU vào tháng 3 năm sau mà không hề có một thỏa thuận nào cả: một kịch bản Brexit bế tắc. Điều đó có nghĩa là gì? Continue reading “Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”

Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi

Nguồn: Raj Persaud & Adrian Furnham, “The snap election trap”, Project Syndicate, 09/06/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thất bại trong việc giành đa số ghế tại Quốc hội của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử sớm chứng minh rằng các chuyên gia chính trị, người thăm dò ý kiến và các nhà dự báo khác lại sai thêm một lần nữa. Và cũng một lần nữa, rất nhiều lời giải thích được đưa ra để lý giải cho một kết quả bất ngờ.

Ví dụ, nhiều người chỉ ra rằng đương kim Thủ tướng Theresa May thuộc Đảng Bảo thủ đã tiến hành tranh cử kém cỏi và các mô hình thăm dò dư luận đánh giá thấp tỉ lệ tham gia bỏ phiếu của các cử tri trẻ tuổi. Trong khi đó, Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng lại tỏ ra tự tin và có năng lực. Nhưng dường như tất cả những lời giải thích đó đều không hợp lý vì chúng tập trung hoàn toàn vào cách chiến dịch vận động tranh cử được tiến hành như thế nào. Continue reading “Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi”

Tại sao Đảng Bảo thủ Anh được gọi là Đảng Tory?

Nguồn:What to call Britain’s Conservative party”, The Economist, 01/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảng của Theresa May được biết đến với nhiều tên gọi. Những cái tên này đến từ đâu?

Có những gì trong một cái tên? Một tuần trước cuộc tổng tuyển cử của Anh [8/6/2017], các cử tri đã nên có một ý tưởng tương đối rõ ràng về những gì mà các đảng đại diện, ngoại trừ trường hợp của Đảng Bảo thủ, bởi lẽ nhiều người vẫn có thể đang tự hỏi về tên gọi thực sự của đảng này. Họ thường được gọi là đảng viên “Đảng Bảo thủ” (Conservatives), nhưng tuyên ngôn của họ đã được đưa ra dưới tên gọi “Đảng Bảo thủ và Liên hiệp” (Conservative and Unionist Party). Thường xuyên hơn, họ chỉ đơn giản được gọi là “Tory”. Vậy tên gọi nào là chính xác? Continue reading “Tại sao Đảng Bảo thủ Anh được gọi là Đảng Tory?”

Thắng lợi cay đắng của Theresa May

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Theresa May’s Pyrrhic Victory”, Project Syndicate, 29/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử vào ngày 08/06 do Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi sẽ thay đổi viễn cảnh chính trị của nước Anh và mối quan hệ với châu Âu, nhưng không nhất thiết theo cách mà Đảng Bảo thủ của bà May, vốn có thể gia tăng số ghế đa số trong Quốc hội, có thể muốn mang lại. Thắng lợi bằng mọi giá trước những người ủng hộ quốc tế hoá và các lực lượng tiến bộ tại Anh của thành phần Bảo thủ hoài nghi châu Âu được mô tả bằng tiêu đề bài báo về tuyên bố tổ chức bầu cử của bà May trên tờ Daily Mail: “Đè bẹp những kẻ phá hoại.” Nhưng chiến thắng vang dội vào tháng 6 có thể dẫn đến một hệ quả ngược bất ngờ, như cuộc hành quân ngạo mạn của Napoleon đến Moskva sau khi ông đã tiêu diệt toàn bộ kẻ thù ở Tây Âu. Continue reading “Thắng lợi cay đắng của Theresa May”

Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?

Nguồn:What happens now that Britain has triggered Article 50”, The Economist, 29/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đây chỉ là sự khởi đầu của một quá trình đàm phán gay go kéo dài – trong đó Anh Quốc sẽ là người có nhiều đòi hỏi hơn.

Theresa May, thủ tướng Anh, đã kích hoạt Điều 50 (Hiệp ước Lisbon), biện pháp pháp lý mà theo đó một quốc gia có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Dự luật cho bà quyền hiến định để thực hiện điều này đã có hiệu lực vào ngày 16/3. Theo các điều khoản của Điều 50, bất kỳ quốc gia nào viện dẫn điều luật này sẽ tự động rời EU sau hai năm, trừ khi 27 quốc gia còn lại đồng thuận gia hạn thời hạn đó. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong quá trình đàm phán mà có thể mất nhiều hơn hai năm để hoàn thành chi tiết. Việc kích hoạt Điều 50 thậm chí không đảm bảo rằng sẽ có một thỏa thuận giữa Anh và phần còn lại của EU: nó đơn thuần chỉ khởi đầu các cuộc đàm phán. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?”

Tại sao “chiến lược công nghiệp” của Anh quay trở lại?

57-Why “industrial strategy” is back

Nguồn:Why “industrial strategy” is back“, The Economist, 24/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Theresa May, thủ tướng mới của nước Anh, chắc chắn là một người táo bạo, thậm chí liều lĩnh, trong một số quyết định nhân sự nội các của mình. Nhưng bà cũng táo bạo không kém trong việc đưa “chiến lược công nghiệp” (industrial strategy) lên đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ mới – một động thái có thể đánh dấu một sự thay đổi lớn so với các chính phủ tiền nhiệm của bà. Thuật ngữ đó đã không được tán thành trong nội bộ Đảng Bảo thủ kể từ thời Margaret Thatcher cầm quyền. Tuy nhiên, bà May đưa ra lập luận về “một chiến lược công nghiệp thích hợp để khiến toàn bộ nền kinh tế bùng nổ”, trong bài phát biểu của bà khi nhận tiếp quản từ David Cameron. Và sau khi yên vị tại Downing Street, bà nhanh chóng tạo ra một bộ phận hoàn toàn mới, mang tên “Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp”. Tại sao bà May quyết định từ bỏ chính sách chính trị chính thống của cả một thế hệ? Continue reading “Tại sao “chiến lược công nghiệp” của Anh quay trở lại?”