Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU

Nguồn: Carl Bildt, “The Promise and Peril of EU Expansion,” Foreign Affairs, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh châu Âu cần phải kết nạp Ukraine – nhưng mọi chuyện sẽ không đơn giản.

Trong sáu thập niên vừa qua, không có khía cạnh nào trong quá trình hội nhập châu Âu gây tác động lớn như việc mở rộng dần dần tổ chức mà ngày nay là Liên minh châu Âu. Sự mở rộng của EU đã mang nền dân chủ đến những nơi từng chỉ biết đến độc tài. Nó đã biến một lục địa thường xuyên xung đột trở thành một trong những khu vực thịnh vượng nhất trên thế giới. Continue reading “Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, What If Russia Loses?, Foreign Affairs, 04/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thất bại của Moscow không phải là chiến thắng rõ ràng của phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi xâm lược Ukraine. Ông đã đánh giá sai kỳ vọng chính trị của người Ukraine, vốn không chờ đợi được giải phóng bởi những người lính Nga. Ông cũng đánh giá sai về Mỹ, Liên minh Châu Âu, và một số quốc gia – gồm Australia, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc – tất cả đều có khả năng hành động tập thể khi đứng trước chiến tranh, và tất cả đều đang chờ đợi thất bại của Nga tại Ukraine. Mỹ cùng các đồng minh và đối tác đang áp đặt những lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên Moscow. Mỗi cuộc chiến đều là một trận đánh nhằm định hướng dư luận, và cuộc chiến của Putin ở Ukraine – trong thời đại hình ảnh truyền thông đại chúng – đã gắn nước Nga với một cuộc tấn công vô cớ, nhắm vào một láng giềng hòa bình, gây ra thương vong lớn cho dân thường, cùng hàng loạt những tội ác chiến tranh. Dù ở bất cứ đâu, sự phẫn nộ sẽ là một trở ngại cho chính sách đối ngoại của Nga trong tương lai. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?”

Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.

Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.

Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?”

Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?

Nguồn: Why France’s farmers worry about China, The Economist, 27/03/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hơn 670.000 người đã tham dự Hội chợ Nông nghiệp thường niên của Pháp tại Paris gần đây. Trong số đó có tổng thống Emmanuel Macron, người đã đến thăm vào ngày đầu tiên và dành 12 giờ tại hội chợ, một kỷ lục cho các tổng thống. Thời gian tại hội chợ của ông có cảm tưởng như kéo dài hơn vậy. Trước hội chợ này, những người nông dân đã chặn các đường cao tốc của Pháp để phản đối cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mercosur, khối Thị trường chung Nam Mỹ, mà tác động có thể thấy là sự gia tăng lượng thịt bò nhập khẩu vào Pháp, và phản đối cả các kế hoạch của Pháp để cắt giảm trợ cấp cho các trang trại gặp khó khăn. Ông Macron đã phải chịu một sự tiếp đón thiếu thân thiện trong một vài khu vực hội chợ (mặc dù ông đã tránh được số phận mà ông phải chịu năm ngoái, khi bị ném một quả trứng vào mặt). Tuy nhiên, nông dân Pháp cũng có một mục tiêu mới. Tại sao họ lại lo lắng về Trung Quốc? Continue reading “Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?”

Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?

Nguồn: What would happen if Britain left the EU with no deals?, The Economist, 06/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thiếu hụt lương thực, máy bay không cất cánh và kiểm soát biên giới với Ireland đều là các khả năng.

Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2019, hai năm sau khi Theresa May viện dẫn Điều 50, điều khoản về rút khỏi EU của Hiệp ước Madrid. Anh và Liên minh châu Âu đang cùng hướng tới một hiệp ước cho phép Anh rời EU và một thỏa thuận khung cho thương mại trong tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai bên là rất lớn. Và có khả năng là ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thì Quốc hội Anh vẫn có thể bác bỏ nó. Tuy nhiên, Điều 50 quy định việc rút khỏi EU sẽ tự động diễn ra trừ khi có sự đồng thuận để kéo dài thời gian đàm phán. Vì vậy, Anh có thể rời khỏi EU vào tháng 3 năm sau mà không hề có một thỏa thuận nào cả: một kịch bản Brexit bế tắc. Điều đó có nghĩa là gì? Continue reading “Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”

Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?

Nguồn:What are the European Union’s eastward expansion plans?”, The Economist, 28/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa từng có ai chắc chắn về ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Thời Trung Cổ, các nhà địa lý đã vẽ đường biên giới này dọc theo các con sông khác nhau, bao gồm cả sông Dnieper và sông Volga. Vào những năm 1950, Liên Xô đã chọn một đường biên chạy dọc dãy núi Ural, và dọc theo dãy Caucasus giữa Biển Đen và Biển Caspian. Nhưng điều này lại loại trừ Armenia, Azerbaijan và Gruzia, trong khi các quốc gia này có xu hướng nghĩ rằng mình thuộc châu Âu. Nó cũng bao gồm một số quốc gia mà Liên minh châu Âu (EU) chưa sẵn sàng chấp nhận như là các ứng viên cho tư cách thành viên của mình. Để đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia này, năm 2009 EU đã khởi động một sáng kiến ​​với tên gọi Đối tác phương Đông, bao gồm các nước (theo thứ tự từ tây sang đông): Belarus, Ukraine, Moldova, Gruzia, Armenia và Azerbaijan. Ngày 24/11/2017, các lãnh đạo EU đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các đối tác này tại Brussels để thảo luận về chương trình này. Continue reading “Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?”

Tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì?

Nguồn:The significance of the Treaty of Rome”, The Economist, 24/03/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Được ký 60 năm trước đây, hiệp ước này đã khai sinh ra Liên minh châu Âu hiện đại.

Vào ngày 25/03/2017, người đứng đầu chính phủ các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã tập hợp tại sảnh Sala Degli Orazi e Curiazi tráng lệ của tòa nhà Palazzo dei Conservatori tại Rome để đưa ra một tuyên bố trang nghiêm về sự thống nhất. Thời điểm đó mang đầy tầm quan trọng: đúng 60 năm trước, khi đám đông trông ngóng tụ tập dưới những chiếc ô bên ngoài Piazza del Campidoglio, các đại sứ đặc mệnh toàn quyền từ sáu nước Tây Âu – Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg – đã tụ họp trong cùng một căn phòng để ký Hiệp ước Rome.

Hiệp ước năm 1957 này đã thành lập các thể chế tạo thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu – bao gồm Uỷ ban châu Âu, Hội đồng Bộ trưở ng, Nghị viện Châu Âu và Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) – mà về sau trở thành Liên minh châu Âu (EU). (Một hiệp ước thứ hai được ký ngày hôm đó đã tạo ra Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, sau đó được sáp nhập vào EU). Vậy tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì? Continue reading “Tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì?”

04/01/1999: Đồng euro ra mắt

Euro_coins_and_banknotes

Nguồn:The euro debuts,” History.com (truy cập ngày 03/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1999, lần đầu tiên kể từ triều đại của Charlemagne ở thế kỷ thứ 9, châu Âu được thống nhất với một đồng tiền chung khi đồng “euro” ra mắt trong vai trò đơn vị tiền tệ trong các thị trường doanh nghiệp và đầu tư. Mười một nước Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha, đại diện cho khoảng 290 triệu người, đã ra mắt đồng tiền này với hy vọng tăng cường hội nhập và phát triển kinh tế châu Âu.

Đóng cửa với tỷ giá mạnh 1 đồng euro tương đương 1,17 đồng đô la Mỹ trong ngày giao dịch đầu tiên, đồng euro hứa hẹn sẽ cạnh tranh gay gắt với đồng đô la trong nền kinh tế toàn cầu mới. Continue reading “04/01/1999: Đồng euro ra mắt”

01/11/1993: Liên minh châu Âu ra đời

P0000510219

Nguồn:European Union goes into effect,” History.com (truy cập ngày 31/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1993, Hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực, chính thức thành lập nên Liên minh châu Âu (EU). Hiệp ước này được soạn thảo vào năm 1991 bởi các đại biểu tại cuộc họp của Cộng đồng châu Âu ở Maastricht, Hà Lan, và được ký vào năm 1992.

Hiệp ước Maastricht kêu gọi thành lập một nghị viện châu Âu mạnh hơn, một ngân hàng trung ương châu Âu, và những chính sách sách đối ngoại và an ninh tập thể. Hiệp ước này cũng đặt nền móng cho việc thành lập một đồng tiền chung châu Âu, sau này được gọi là đồng “euro.” Continue reading “01/11/1993: Liên minh châu Âu ra đời”