Chiến tranh Lý – Tống: Nhà Tống chuẩn bị phục thù

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trước khi thành Ung [Nam Ninh] thất thủ, nhà Tống đã chuẩn bị phục thù; chủ trương xâm lăng Đại Việt. Tiến trình chuẩn bị ngót một năm trời, sự việc khá phức tạp; để tiện tìm hiểu, có thể chia ra thành các tiểu mục: chỉ huy, thành phần lực lượng, lương thảo vận chuyển, cùng các khó khăn khác.

Chỉ huy

Khởi thủy lúc Vua Tống sai Triệu Tiết làm Đô tổng quản toàn quân, Hoạn quan Lý Hiến làm Phó tổng quản, Yên Đạt thống suất kỵ binh, Tể tướng Vương An Thạch đích thân soạn chiếu thư. An Thạch rất căm giận quân Đại Việt trưng bản Lộ Bố[1] đả kích chính sách cải cách của ông ta; nên dùng mưu thâm cố tình đem lời chia rẽ Vua Lý Nhân Tông và Lý Thường Kiệt:

Trường Biên, quyển 271. Tống Thần Tông ngày Quí Sửu tháng chạp năm Hy Ninh thứ 8 [1075] [3/2/1076], chiếu ban:

Nghĩ về An Nam, đời đời nhận tước Vương, sau khi được chiêu phủ bởi triều trước; bao dung xá tội cho đến ngày hôm nay. Rồi đánh phá thành ấp, sát thương quan dân, phạm vào luật nước, tội hình không thể tha, nay thay trời thảo phạt, việc binh có danh nghĩa.

Sai Triệu Tiết làm Đô tổng quản An Nam đạo hành doanh quân kỵ và bộ, Kinh lược chiêu thảo sứ kiêm Quảng Nam Tây Lộ; An phủ sứ Lý Hiến làm Phó sứ; Yên Đạt thống suất Mã bộ quân Đô tổng quản, mang quân thủy lục cùng tiến.

Thiên thời trợ thuận, vừa giáng điềm lành; người người biết kẻ gây ác sắp tiêu vong, ôm lòng giận kẻ địch. Nhưng khi quân lính nhà vua đến, lo sợ bôn đào, kẻ sĩ thứ dân, trầm luân vào chốn nước sâu lửa bỏng. Nếu có thể bảo Vương ngươi nội phụ, mang dân chúng qui thuận, bắt giặc hiến công, đem thân ra sức thuận thảo; thì tước lộc ban thưởng, gấp bội hơn bình thường; tội cũ trên mình, đều được rửa sạch. Càn Đức [Vua Lý Nhân Tông] còn nhỏ tuổi, việc chính trị không phải tự mình đưa ra, hãy đến với triều đình, sẽ được đãi ngộ như cũ; lời Trẫm kiên định không thay đổi, thiên hạ hãy tuân theo, không sợ bị mê lầm.

Nghe rằng dân chúng các người, khốn khổ vì sự sách nhiễu; đã răn đe quan quân, tuyên cáo rõ ràng ân chỉ, thuế má vơ vét, lập tức diệt trừ; khiến cho một phương của ta, vinh viễn là đất hoan lạc.’

Đây là lời do Vương An Thạch soạn.

Lúc bấy giờ những thành ấp bị Giao Chỉ đánh phá đều trưng bản lộ bố yết thị tại các nơi giao lộ nói rằng:

 ‘Những dân phản chạy trốn vào Trung Quốc, bị quan lại dung chứa dấu diếm; ta đã sai Sứ đến Quế Lâm tố cáo nhưng không trả lời; lại sai Sứ vượt biển đến Quảng Châu trình bày, cũng không phúc đáp; bởi vậy ta mang quân truy bắt những kẻ phản loạn.’

 Lại bảo rằng:

 ‘Quế quản điểm binh tập luyện tráng đinh trong động, tuyên bố trắng muốn thảo phạt ta.’

 Rồi đả kích:

 ‘Trung Quốc dùng phép thanh miêu trợ dịch[2] làm cùng khốn dân chúng, nên chúng ta mang quân đến cứu vớt.’

Vương An Thạch giận, nên thảo chiếu đánh dẹp….[3]

Nhưng rồi việc sắp đặt tổng chỉ huy bị trục trặc; Triệu Tiết, viên Đô tổng quản không muốn hoạn quan Lý Hiến[4] giữ chức phó, vì Hoạn quan thường hay tâu cáo riêng với Vua, cản trở công việc, nên đề nghị Quách Quì làm Đô tổng quản, Tiết chịu nhận làm phó. Riêng Vương An Thạch không bằng lòng Quì, bấy giờ Ngô Sung làm Thừa tướng lại ủng hộ Quì, nên cuối cùng Quì được chấp thuận:

Trường Biên, quyển 273. Tống Thần Tông ngày Mậu Tý tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9  [9/3/1076], trước đó Triệu Tiết dâng lời tâu:

Triều đình đặt Chiêu thảo sứ phó, việc quân sự đáng bàn chung; nhưng khi tiết chế ra lệnh, xin qui vào một người.’

Do vậy Lý Hiến ấm ức; rồi nói với Tiết rằng việc quân tại biên giới chỉ tâu bẩm cho Ngự tiền chỉ huy, không cần kinh qua Trung thư và Khu mật viện. Tiết đáp rằng triều đình hưng binh đại sự, nếu không qua 2 viện, sự việc thi hành có điều bất tiện…..Hai người do đó bất hòa, mấy lần trình bày lên Thiên tử. Vương An Thạch tâu:

Hoạn quan coi quân, Đường Thúc Thế tệ trạng, không nên theo.’

Thiên tử bèn hỏi Tiết:

‘Nếu Hiến không đi, thì ai sẽ thay Hiến.’

Tiết tâu:

‘Quách Quì lão luyện về việc biên giới.’

Thiên tử nói:

‘Khanh thống soái, lệnh y làm phó, được không?’

Tiết nói:

Vì nước làm việc, không đòi hỏi chức chánh phó, thần nguyện làm người phụ tá.’

Thiên tử chấp nhận.

Lúc đầu Ngô Sung[5] và An Thạch tránh luận lợi hại về việc đánh Giao Chỉ, An Thạch nói có thể lấy được; Ngô Sung bảo được cũng vô ích. Thiên tử đã dùng lời An Thạch; bãi Hiến, và sai Quì cùng Tiết. An Thạch vốn không thích Quì, khi có mệnh này cũng là nhờ Sung tiến cử thêm.

Thần Tông sử, Giao Chỉ truyện chép rằng: Vương An Thạch tiến Triệu Tiết làm chủ soái; Ngô Sung nhân việc Tiết tâu bãi Lý Hiến, bèn tiến Quách Quì là kẻ từng gây hại việc Hy Hà bị An Thạch trách, nên tiến Quì thay Tiết; An Thạch bèn từ chức, Sung làm Thừa tướng. Sau đó Quì chần chừ đóng quân lâu không tiến, Tiết muốn xuất sư sớm, Quì không nghe.”[6]

Nhắm ủy lạo Quách Quì trước khi xuất quân, nhà Vua cho ban yến tại điện Thùy Củng để tỏ sự ân sủng:

Trường Biên, quyển 273, Ngày Canh Thân tháng 3 năm Hy Ninh thứ 9 [10/4/1076], Quách Quì được ban yến tại điện Thùy Củng; cho Trung quân cờ, kiếm, áo giáp, để tỏ lòng sủng ái.”[7]

Rồi Quì và Tiết lại tranh giành quyền lực; nên vua Tống Thần tông đành phải phân chia Phó tổng quản Triệu Tiết đặc trách chiêu phủ; riêng Tổng quản Quách Quì đặc trách đánh dẹp chiêu thảo:

Trường Biên, quyển 277. Ngày Ất Sửu 12 tháng 9 năm Hy Ninh thứ 9 [12/10/1076]; lại ban chiếu cho các ty An nam Tuyên phủ, Chiêu thảo, Tổng quản:

“Cần tuyên bố đức trạch 4 lộ, an phủ quân dân thuộc ty Tuyên phủ; mưu kế sách lược thuộc ty Chiêu thảo kinh lược; hành doanh tướng hiệu quân mã, cùng văn tự thông điệp qua lại thuộc Tổng quản ty.”

Thiên tử nghe tin giữa Quách Quì và Triệu Tiết không hòa mục, nên có chiếu chỉ này. Thực Lục chép rằng: Vì chức phận không định rõ, hoặc có tương xâm, nên có chiếu chỉ này.”[8]

Tuy nhiên hai viên Chánh, Phó tổng quản vẫn không hợp tác với nhau; mọi việc Quách Quì chỉ bàn riêng với Yên Đạt, coi Đạt như nhân vật số 2; nên vua Thần Tông cảm thấy lo lắng:

Trường Biên, quyển 278. Ngày Ất Tỵ tháng 10 [21/11/1076], Thiên tử phê:

Chiến dịch An nam quan hệ không nhỏ; triều đình chọn tướng soái giỏi, giao cho nhiệm vụ nặng. Nghe rằng bàn luận giữa các tướng không hòa hợp; lệnh Quách Quì, Triệu Tiết nhận thức sự ký thác của triều đình, mỗi người tuân theo chức phận, phàm công việc thương nghị theo sở trường, không được khư khư thiên kiến, rồi đi đến chổ bị lừa, lỡ việc nước.”

Quì và Tiết vốn quen biết cũ, Tiết tự xin làm phụ tá Quì; lúc Quì đến, hai bên nghị luận phần nhiều không hợp. Bọn Hoạn quan Lý Thuấn Cử hận Tiết bãi Lý Hiến [Hoạn quan], nên xúi giục sự tranh chấp; Quì bèn chia Đô tổng quản ty, coi Yên Đạt như chức thứ hai; việc tiến dừng tiết chế, Tuyên phủ phó sứ Triệu Tiết không được tham gia. Tiết hàng ngày biểu đạt chân tình, mong Quì sửa đổi, nhưng vô ích; mấy lần tâu xin bãi chức, nhưng không được chấp nhận. Ngày 12 tháng 9 do chức phận bất định, hoặc có tương xâm, Vua đã giảng chiếu phân định.”[9]

Thành phần lực lượng

Về phạm vi cuộc hành quân; lúc đầu triều Tống có ý định dùng binh lấy lại 2 châu Khâm Liêm, nhưng quân nước ta đã tự ý rút lui; nên thay đổi ý định, cho mở cuộc hành quân lớn sang xâm lăng nước ta. Do đó quân số cũng thay đổi; trước kia ra lệnh chuẩn bị 2 vạn quân, 3 ngàn ngựa; lúc này đổi lệnh, từ kinh sư đến Ung châu các nơi chuẩn bị 10 vạn quân; từ kinh sư đến Quảng châu chuẩn bị 2 vạn quân:

Trường Biên, quyển 271.Ngày Giáp Dần tháng chạp năm Hy Ninh thứ 8, [4/2/1076]… Vua lại ban chiếu:

Từ kinh sư đến ty Chuyển vận Quảng Tây, đã ra lệnh các chỉ huy lần lượt chuẩn bị 2 vạn quân, 3 ngàn ngựa, 1 tháng lương thực và cỏ. Nay đổi lệnh từ kinh sư đến Ung châu [Quảng Tây], lần lượt các nơi chuẩn bị 10 vạn quân. Từ kinh sư đến Quảng Châu [Quảng Đông] chỉ chuẩn bị lần lượt 2 vạn quân 1 tháng lương. Hẹn tháng giêng năm sau đầy đủ, cho phép mượn kho Thường bình, tiền và ngũ cốc để ứng phó, rồi dần dần trả lại.[10]

Theo Chuyển vận sứ Quảng Tây Lý Bình Nhất, số quân 10 vạn di chuyển theo hướng Quảng Tây, cần 40 vạn dân công; khiến Vua Thần Tông lo lắng số lượng dân công quá nhiều, sợ cung cấp không xuể, nên yêu cầu Quách Quì tính lại. Quì ước tính với số quân 10 vạn, cộng 1 vạn ngựa cho kỵ binh, cần 40 vạn dân công là phải. Tuy nhiên sẽ tìm cách giảm thiểu, bằng cách mua trâu bò giết thịt dần, tạm để những đồ vật nặng tại hậu cứ, vận chuyển lúc cần, nên chỉ sử dụng 20 vạn dân công:

Trường Biên, quyển 274. Tống Thần Tông ngày Bính Tuất mồng một tháng 4  năm Hy Ninh thứ 9 [6/5/1076], Thiên tử phê rồi giao cho bọn Quách Quì:

Căn cứ lời tâu của Chuyển vận sứ Quảng Tây Lý Bình Nhất: ‘Tương lai đại quân tiến đánh, hợp dùng dân phu 40 vạn mang lương thực, điều động từ Lưỡng Hồ [Hồ Bắc, Hồ Nam] trở về nam, thi hành theo lệ phu dịch.’ Rõ ràng là quá lớn, kinh động nhân tình, truyền tin xa gần, trên đạt đến triều đình, thực là bất tiện. Các khanh hãy ước tính nhiều cách về vấn đề số lượng vận tải, lương thực lính, dân phu, rồi cấp tốc trình lên.’

Quách Quì tâu:

Tra khám kỹ lời tâu của Bình Nhất, ước tính quân lính 10 vạn người, ngựa 1 vạn con; kế toán cần 40 vạn dân phu mang lương ăn trong tháng và cỏ cho ngựa. Huống vào biên giới, dẹp sạch giặc Giao tại các sào huyệt, khó có thể chỉ huy lấy 1 tháng làm kỳ hạn, nếu ước tính lâu hơn, thì sợ số tiêu phí phải nhiều hơn. Nay tính toán tương lai vào biên giới, lương thực mang theo quân, khi đến những nơi sản xuất được mua trâu giết thịt để ăn thêm, nếu như lương thực quân không thiếu, đưa vào đồn điền sử dụng vào việc canh nông; như vậy sẽ giảm bớt gạo và số người khiêng. Ngoài ra để những đồ nặng nhẹ chưa cần dùng của các quân, tạm thời lưu lại; cân nhắc dùng cấm quân[11] kiêm hỏa đầu quân,[12] cũng không phương hại cho sự chiến đấu. Dùng lính chuyên vận, xe nhỏ, lừa đi lại vận tải; riêng kỵ binh thì không sử dụng ngựa bất lực. Cứ như vậy hoạch định, có thể từ số lượng Lý Bình Nhất ước tính giảm đi hơn một nửa; chỉ dùng 20 vạn người lo việc vận tải lo cho quân ăn và dùng. Chờ lúc đến nơi, có thể còn có cách tài giảm hơn, sẽ có lời tâu riêng.

Đây là lời văn lưu trữ trong nhà Quách Quì, chiếu ban ngày mồng 1 tháng 4, lời tâu vào tháng 11; nay đưa ra xem, thấy được cuộc hành quân trù hoạch cực kỳ tổn phí.”[13]

Về số quân 12 vạn, đại bộ phận chủ lực và kỵ binh do Quách Quì đưa từ phương bắc xuống, quân này thuộc loại tinh nhuệ. Tại miền nam, các lộ Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến; ngoài số quân cơ hữu, còn được lệnh mộ thêm, cứ 500 người biên chế thành 1 chỉ huy; riêng lộ Quảng Tây, chấp nhận dùng lại quân bại trận tại 3 châu Ung, Khâm, Liêm:

Trường Biên, quyển 273. Ngày Canh Thân tháng 3 [10/4/1076], chiếu triệu tập quân bại tan tại 3 châu Ung, Khâm, Liêm; đều được tha tội.

Thiên tử phê:

“Chiếu cho Quảng Đông, Giang Tây, Phúc Kiến mộ người để dùng. Lo kẻ gian trà trộn, lệnh Tướng quan tại Chiêu thảo chỉ huy gia tăng giác sát.[14]

Lại ban chiếu rằng trong lộ Quảng Đông có nhiều nhân tài trẻ khỏe bị đày; lệnh ty Kinh lược sai quan tuyển chọn đưa đến Quảng Châu, cứ 500 trăm người tổ chức thành 1 chỉ huy, đặt tên là Tân Trừng Hải, phương pháp y như Quảng Tây.”[15]

Số lượng dân công 20 vạn, nhà Vua chấp điều động theo phương sách của lộ Quảng Tây, cho lấy từ lực lượng Bảo giáp tại các thôn, làng; loại bảo đinh khỏe mạnh phải đi 2 phiên, loại phụ bảo đi 1 phiên:

Trường Biên, quyển 273, Tống Thần Tông ngày mồng 1 Đinh Hợi tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [8/3/1076], Quảng Nam Tây lộ Chuyển vận ty tâu:

Đánh dẹp Giao Chỉ cần rất nhiều phu sai phái; trong 9 huyện tại Quế châu sổ hộ tịch định 8.500 bảo đinh; phụ bảo, cùng đơn đinh [nhà 1 con], khách hộ [ngụ cư] cộng 9 vạn 1 ngàn 200 có dư. Nay sai mỗi bảo đinh đi 2 phiên, số phụ bảo sai 1 phiên; mỗi người được cấp tiền gạo; cùng bản ty sẽ  lấy người ra điều khiển, mong ban cho tiền công khao thưởng.”

Chấp nhận; đặc cách chi công sử tiền 500 ngàn.”[16]

Tuy bố trí như vậy, nhưng khi đại binh đã đến biên giới, số dân công vận chuyển vẫn chưa đủ; khiến các quan chỉ huy tại ty Chuyển vận Quảng Nam Tây Lộ đều bị trách phạt:

Trường Biên, quyển 279. Tống Thần Tông ngày Quí Dậu tháng 11 năm  Hy Ninh thứ 9 [19/12/1076], chiếu:

Chiến dịch An Nam về phu vận lương, ty Chuyển vận Quảng Tây dự trù tập hợp, chuẩn bị điều phát. Nay đại binh đã đến biên giới, dân phu tại 2 châu Quế, Nghi vẫn chưa đủ, mới đây lại tâu quan lại các châu tiếp tục chậm trễ; do ty Chuyển vận xử trí sai phương cách. Lệnh ty Tuyên phủ đàn hạch; Đô đại đề cử Triệu Tiết phân tích đầy đủ tâu lên.’

Ngày Ất Hợi tháng 7 năm sau, giáng xuống Đãi chế; ngày Mậu Dần tháng 8, Lý Bình Nhất, Thái Hoa, Chu Ốc đều bị trách[17]

Ngoài ra triều đình Tống còn đặt kế hoạch dùng thủy quân đánh mặt biển; cùng liên lạc với các nước Chiêm Thành, Chân Lạp quấy phá tại phương nam nước ta:

Trường Biên, quyển 271. Ngày Quí Sửu tháng chạp năm Hy Ninh thứ 8 [3/2/1076], chiếu ban:

Giao Chỉ cướp phá, triều đình đã bàn mang quân thủy lục đến đánh dẹp. Các nước Chiêm Thành, Chân Lạp đối với giặc đều có mối thù nợ máu. Nay ủy Hứa Ngạn Tiên, Lưu Sơ cùng chiêu mộ dăm ba người buôn biển do ty kinh lược ủy nhiệm thuyết dụ Quân trưởng các nước này sắp đặt kế hoạch, đợi quân lính nhà vua xuất chinh, hợp lực cùng đánh dẹp; ngày bình định sẽ ban thêm tưởng thưởng.”[18]

Viên Tây kinh tả tàng khố phó sứ Dương Tòng Tiên được giao chức Chiến trạo đô giám An nam đạo hành doanh, chỉ huy thủy quân, đánh kẹp từ cửa biển; cùng liên lạc với Chiêm Thành, Chân Lạp quấy phá nước ta tại phương nam:

Trường Biên, quyển 273 ngày Quí Vị tháng 3 năm Hy Ninh thứ 9 [3/5/1076], cho Tây kinh tả tàng khố phó sứ Dương Tòng Tiên làm Chiến trạo đô giám An nam đạo hành doanh. Trước đó Tòng Tiên tâu ra quân đường biển thuận tiện, muốn vượt đại dương xâm nhập góc tây nam, đi vòng sau lưng giặc, đánh vào chỗ không hư; nhân mang quân hội với Chiêm Thành, Chân Lạp cùng ra sức đánh. Thiên tử cho là đúng, bèn ban cho chức này, mệnh mộ binh thi hành. Điều này căn cứ Quách Quì nhận chiếu, tu soạn thêm.”[19]

Lương thảo vận chuyển

Với số quân 10 vạn, ngựa chiến 1 vạn, dân công 20 vạn; cần số lượng lớn lương thực, cỏ, công cụ cho cuộc hành quân dài ngày, đó là điều quan trọng hàng đầu; nên Vua Tống giao cho viên Phó tổng quản Triệu Tiết đặc trách ty Chiêu thảo:

Trường Biên, quyển 273, ngày Đinh Vị tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [28/3/1076], chiếu ban An nam tuyên phủ ty phó sứ Triệu Tiết làm Đô đại đề cử kế trí lương thảo.”[20]

Ty Chiêu thảo ước tính nếu số quân 8 vạn, hành quân trong 8 tháng, phải cần đến 8.000 vạn cân lương khô; như vậy với quân số nhiều hơn, nhu cầu ắt phải lớn hơn:

Trường Biên, quyển 272. Ngày Quí Vị, tháng giêng năm Hy Ninh thứ 9 [4/3/1076], ty Chiêu thảo An nam tâu phát binh 8 vạn, đáng chuẩn bị 8 tháng lương khô 8.000 vạn cân; chiếu ban cho ty Chuyển vận cùng cân nhắc, như có thể bảo lưu, y số tập trung tại huyện Toàn Châu, Quế Lâm.”[21]

Đến gần nữa năm sau còn phải xin mua thêm 36 vạn thạch lương, mỗi thạch tương đường 150 cân, tức 4320 vạn cân; như vậy số lượng cần mua thêm khoảng một nửa:

Trường Biên, quyển 277, Ngày Quí Hợi, tháng 7 [11/8/1076], ty chuyển vận Quảng Nam Tây Lộ tâu:

Xin chiếu chuẩn cấp hơn 46 vạn quan tiền để mua 36 vạn thạch lương, hơn 4 vạn 4 ngàn 800 thạch đậu, hơn 36 vạn bó cỏ; cùng trâu, dê, heo, rượu; theo sự yêu cầu của Tuyên phủ ty.”

Chiếu gửi cho Lý Bình Nhất cùng Chu Ốc, Thái Hoa; ghi đầy đủ thực số rồi tâu lên.[22]

Ngoài nhu dụng gạo, cỏ; ty chiêu thảo còn xin mang mấy chục vạn công cụ thiết tật lê, tức chông sắt, để làm chướng ngại vật và hàng rào phòng thủ:

Trường Biên quyển 273. Ngày Ất Vị tháng 2 năm Hy Ninh thứ 9 [16/3/1076], Ty Chiêu thảo An Nam tâu 9 quân[23] dùng 32 vạn 4 ngàn thiết tật lê,[24] vì đất [An Nam] nhiều núi non nên giảm một nữa. Chấp nhận lời xin của ty Tuyên phủ.”[25]

Với số lượng tiêu dùng lớn, chiến dịch cần đến 6.000 lượng vàng cùng 50 vạn quan tiền để thu mua:

Trường Biên, quyển 274. Ngày Canh Dần tháng 4 năm Hy Ninh thứ 9 [10/5/1076], ty Đô đề cử thị dịch tâu:

Chi 6.000 lượng vàng tiêu dùng cho chiến dịch An nam; lại chi tiền mua đồ vật hàng hóa 50 vạn quan, dùng tiền mua lúa cho công trình thủy lợi, nhưng chưa giao hoàn, nay khuyết nên xin chi tiền mậu dịch muối 50 vạn quan.’

Chấp thuận.”[26]

Lại lo số lượng lương thảo mang đi chưa đủ, nên triều đình căn dặn ty chuyển vận mang theo nhiều tiền, dọc đường mua thêm theo giá cao:

Trường Biên, quyển 274. Ngày Quí Tỵ tháng 4 năm Hy Ninh thứ 9  [13/5/1076], chiếu ban cho ty chiêu thảo An nam, Tuyên phủ sứ ty Kinh Hồ Quảng Nam, lệnh ty chuyển vận theo quân mang nhiều tiền, qua các châu, động theo chính sách bác dịch[27] mua giá cao lương thực.”[28]

Kế hoạch vận chuyển trong nước, chủ yếu dùng đường thủy, sử dụng 1.000 thuyền đáy bằng; xuất phát từ Hồ Nam và Quảng Đông, tập trung tại hạ lưu sông Minh Giang, trại Thái Bình hoặc Vĩnh Bình gần biên giới. Tuyến Hồ Nam, thuyền ngược dòng sông Tương, vượt Linh Cừ, qua Quế Giang, rồi ngược dòng sông Uất qua Nam Ninh, ngược sông Tả Giang đến sông Minh Giang. Nếu xuất phát từ Quảng Đông, thuyền ngược dòng Bắc Giang, rồi qua sông Uất, ngược Tả Giang đến Minh Giang:

Trường Biên, quyển 274, ngày Bính Ngọ tháng 4 năm Hy Ninh thứ 9   [26/5/1076]], Chuyển vận sứ Quảng Nam Tây Lộ Lý Bình Nhất tâu:

Điệp thần ty tuyên phủ An nam đi theo quân lương, dùng 1.000 chiếc thuyền bằng đáy từ Hồ Nam, Quảng Đông, mướn thủy thủ vận tải tiền và lương thực. Cùng sai mang quân trước khống chế các trại Thái Bình [Sùng Tả thị, Quảng Tây], Vĩnh Bình [Bằng Tường thị Quảng Tây]; điều cần thiết là không gây sự lầm lỡ.”

Chấp nhận; việc phát binh lệnh ty kinh lược cùng đắn đo thi hành.[29]

Về đường bộ, ngoài dân công, còn tăng cường thêm 1.000 cỗ xe 2 bánh mượn từ phủ Khai Phong tại kinh sư, để tiện việc chuyên chở:

Trường Biên, quyển 274, ngày Kỷ Sửu tháng 4 [9/5/1076], Quảng Nam Tây Lộ chuyển vận ty tâu:

Xin xuống chiếu cho lộ Kinh Tây Nam mượn một, hai ngàn cỗ xe hai bánh Giang Châu để chuẩn bị chở lương.”

Chiếu ban ty chuyển vận lộ Kinh Tây, ty Đề điểm phủ Khai Phong cung cấp 1.000 cỗ xe đưa đi.”[30]

Những khó khăn khác

Trong thời gian tiến hành việc chuẩn bị, tuy quân Đại Việt đã rút ra khỏi nước, nhưng tại Tả Giang và Hữu Giang vẫn còn một số châu, động không chịu theo nhà Tống, tình hình Quảng Đông và Quảng Tây vẫn chưa thực sự yên ổn, có nhiều do thám:

Trường Biên quyển 274. Ngày Đinh Dậu tháng 4 năm Hy Ninh thứ 9 [17/5/1076], chiếu ban:

Nghe tin Giao Chỉ sử dụng nhiều kẻ gian trinh sát tại Nhị Quảng [Quảng Đông, Quảng Tây], lệnh tướng quan thuộc Tuyên phủ ty không để kẻ lạ quan sát chỗ huấn luyện duyệt binh; phòng ngừa kẻ địch tiến thoái dòm ngó.”[31]

Lại có tin gián điệp Đại Việt cải trang thành nhà sư đi dò la, nên triều đình ra lệnh tạm đình chỉ cấp bằng độ điệp cho sư đi khất thực tại Quảng Tây và Quảng Đông:

Trường Biên quyển 277. Ngày Nhâm Tý tháng 8 [29/9/1076], lại ban chiếu: hiện tại tăng đạo Quảng Nam lộ tạm đình xét bằng đi ra ngoài; nguyên do Chuyển vận ty Quảng Đông tâu:

Nghe tin Giao Chỉ mới đây chiếm các châu Khâm, Liêm; bắt tăng đạo hơn 100 người, đoạt bằng [độ điệp][32] rồi giết; lệnh gián điệp giả làm tăng đạo để trinh sát.”[33]

Do thời tiết mùa hạ, số quân và dân công vượt qua Ngũ Lãnh bị bệnh, chết nhiều, gây nên khó khăn trở ngại lớn:

Trường Biên quyển 277, ngày Mậu Tý tháng 8 năm Hy Ninh thứ 9 [5/9/1076], Thiên tử phê:

Nghe quân hành doanh An nam quá lãnh [biên giới phía bắc Quảng Đông, Quảng Tây], đông người bị bệnh tật, lệnh Tuyên phủ ty tuyên cáo các quân chớ ăn đồ ăn sống, nghiêm cấm uống rượu.”[34]

***

Tuy cật lực chuẩn bị cả năm, nhưng đến ngày đại quân đến biên giới nước Đại Việt, số lượng cỏ và lương thực vẫn chưa đủ, nên triều đình dọa lúc quân về phải nạp gấp đôi; chứng tỏ việc chuẩn bị còn có nhiều khuyết điểm:

Trường Biên, quyển 278, Ngày Ất Vị tháng 10 [11/11/1076], các lộ bi sai phái nạp tiền, gao, cỏ, cho chiến dịch An nam còn; nếu đợi đến lúc quân về, sẽ bị nạp gấp đôi.”[35]

——————–

[1] Lộ bố: bản tuyên bố thường dùng trong khi đánh dẹp.

[2] Thanh miêu trợ dịch: do Vương An Thạch đề ra, được Vua Tống Thần Tông chấp nhận; chủ trương cải cách, nhưng khi thực hành có nhiều tệ trạng xảy ra, nên bị nhiều người phản đối.

[3] 詔曰:「眷惟安南,世受王爵,撫納之後,實自先朝,函容厥愆,以至今日。而乃攻犯城邑,殺傷吏民,干國之紀,刑茲無赦,致天之討,師則有名。已差趙卨充安南道行營馬步軍都總管、經略招討使、兼廣南西路安撫使,李憲充副使,燕達充馬步軍副都總管,須興師水陸兼進。天示助順,既兆布新之祥;人知侮亡,咸懷敵愾之氣。然王師所至,弗迓克奔,咨爾庶士,久淪塗炭。如能諭王內附,率眾自歸,執俘獻功,拔身效順,爵祿賞賜,當倍常科,舊惡宿負,一皆原滌。乾德幼稚,政非己出,造廷之日,待遇如初。朕言不渝,眾聽毋惑。比聞編戶,極困誅求,已戒使人,具宣恩旨。暴征橫賦,到即蠲除。冀我一方,永為樂土。」王安石之辭也。 時交趾所破城邑,即為露布揭之衢路,言所部之民亡叛入中國者,官吏容受庇匿,我遣使訴於桂管,不報,又遣使泛海訴於廣州,亦不報,故我帥兵追捕亡叛者。又言桂管點閱峒丁,明言欲見討伐。又言中國作青苗、助役之法,窮困生民。我今出兵欲相拯濟。安石怒,故自草此詔。,士眾奮擊,應時授首」,蓋誤也。今削去此段。或交人露布不一,守節敗後復有之,但不應在敕榜先耳。王安石親作敕榜,當時因露布言及苗、役故也。…

[4] Lý Hiến: Hoạn quan, khởi đầu được cử làm chức phó cho Triệu Tiết, chuẩn bị đánh An Nam.

[5] Ngô Sung: quan Đại thần từng giữ chức Thừa tướng, chống lại cải cách của Vương An Thạch.

[6] 先是,趙卨上言:「朝廷置招討使副,其於軍事並須共議,至於節制號令,即乞歸一。」於是李憲銜之,已而語卨,令邊事止奏稟御前指揮,更不經中書、樞密院。卨對以朝廷興舉大事,若不經二府,恐類墨敕,於事未便。憲又言:「將來若至軍中,御前有指揮,事當何如?」卨曰:「事若未便,軍中不聞天子詔,當從便宜爾。」二人由是交惡,屢紛辨於上前。王安石白上:「中人監軍,唐叔世弊事,不可踵。」上因問卨:「若憲不行,誰可代憲?」卨言:「逵老邊事。」上曰:「卿統帥,令副之,奈何!」卨曰:「為國集事,安問正副,臣願為裨贊。」上諾之。
始,吴充與安石爭伐交趾利害,安石言必可取。充謂得之無益。上竟用安石言,罷憲而遣逵及卨。安石雅不喜逵,及有是命,亦充所薦也。神宗史交趾傳云:王安石薦趙卨為主帥,吴充因卨之奏罷李憲也,以郭逵嘗害熙河事,為安石所黜,故薦逵代卨。安石乃去位,充果相。逵逗留駐兵不進,卨欲早出師,逵不從。

[7] 是日,郭逵侍宴垂拱殿,賜中軍旗物劍甲以寵之。三月五日侍宴,據會要,餘並據墓誌。

[8] 乙丑,占城願以兵助討交賊,詔坐使人所乞,令學士院別降敕書【三】。

又詔安南宣撫、招討、總管司:「應四路宣布德澤、安撫軍民等事屬宣撫司,謀猷機策等事屬經略、招討司,行營將校軍馬等事屬都總管司,往來文字並相關牒。」上聞郭逵與趙卨不相能,故有是詔。實錄云:「以職分不定或有相侵,故有是詔。」按所稱「職分不定,或有相侵」,即郭逵與趙卨不相能也,今正言之。

[9] 上批:「安南之役,所繫不輕,朝廷精擇將帥,委寄殊重。如聞議論不務協和,令郭逵、趙卨體認朝寄,各遵職守,凡事從長商議,毋得互持偏見,更致譸張,有誤國事。」逵與卨雅故,卨初自請佐逵,及逵至,處議多駮。宦者李舜舉等憤卨沮罷李憲,因交鬥其間,逵遂分都總管司,與燕達自為長貳,進止節制,宣撫副使不與知,卨日輸情欵,冀逵開釋,然無益也。累奏乞罷,不許。九月十二日緣職分不定,或有相侵,已降詔分定,今復有此指揮,不知逵分都總管司,不令卨與,在十二日詔前或後。又御集載此指揮云,只劄下安南道經略、招討司,亦不審聖意所謂,更須考詳別修。

[10] 又詔:「自京至廣西轉運司,已指揮逐程各準備兵二萬、馬三千、一月芻糧。可更令自京至邕州,逐程各準備兵十萬。其自京至廣州,止準備兵二萬,逐程一月糧。並限來年正月齊足,許借常平錢穀應副,以漸撥還。」

[11] Cấm quân: quân dùng bảo vệ Vua, hoặc các cấp chỉ huy.

[12] Hỏa đầu quân: quân đảm nhiệm nấu ăn, ẩm thực.

[13] 夏四月丙戌朔,上批付郭逵等:「近據廣西轉運使李平一奏:『將來大軍進討,合用般糧人夫四十餘萬【一】,乞自湖已南,一例差科前去。』顯是張皇,驚動人情,傳聞遠近,上達朝廷,深為不便。卿等可多方計度,的確合運致兵食人力數目,疾速以聞。」逵言:「契勘平一所奏,約兵十萬人,馬一萬匹,月日口食、馬草料,計度般運腳夫四十餘萬。況入界討蕩交賊巢穴,難以指準一月為期,若更寬剩計度,又恐費用轉多。今計度將來入界隨軍糧草,除人馬量力自負,及於出產處買水牛〈馬犬〉米,其牛便充軍食,如軍食不闕,即充屯田耕稼使用。可減省米及腳乘,並將九軍輕重不急之物權留。量差禁軍相兼充火頭等,亦不妨戰鬥,可那廂兵或用小車、騾子往來〈馬犬〉載,及將不得力馬更不帶行。如此擘畫,可於平一所奏合用般糧人夫內減一半外,只以二十萬人節次般運,供軍食用,及候本司到彼,更有可以裁減處,別具奏聞。」此據郭逵家所有征南一宗文字,四月初一日詔下,十一月奏報,今附見,要知行軍極費經畫也。

[14] Giác sát: quan sát và phát giác.

[15] 詔招集欽、廉、邕三州敗散軍人,皆釋其罪。

上批:「詔廣東、江西、福建募人效用,慮姦細在其間,令招討司指揮將官常加覺察。」

又詔廣東路州軍雜犯配軍,其間甚有少壯人材,令經略司差官揀選赴廣州,每五百人團為一指揮,以新澄海為名,如廣西之法。

[16] 二月丁亥朔,廣南西路轉運司言:「討伐交趾,差夫極眾,桂州九縣籍定保丁止八千五百,附保及單丁客戶共九萬一千二百有畸。今欲每差保丁兩番,即於附保人內差夫一番,各量給錢米,及本司所勾抽官員差使,欲望以官錢犒設。」從之,仍特支公使錢五百千。

[17] 詔:「安南運糧夫,廣西轉運司合豫點集,準備調發,今大兵已入界,桂、宜等州夫尚未足,方奏稱逐州官吏弛慢,乃是轉運司處置乖方,令宣撫使司劾之。其都大提舉趙卨令具析以聞。」明年七月乙亥,敍落待制,八月戊寅,李平一、蔡燁、周沃皆坐責。

[18] 詔:「交趾為寇,朝廷已議水陸攻討,占城、占臘,於賊素有血讎。委許彥先、劉初同募海商三五人,作經略司委曲說諭彼君長,豫為計置,候王師前進,協力攻討,平定之日,厚加爵賞。」

[19] 癸未,西京左藏庫副使楊從先為安南道行營戰棹都監。先是,從先言從海道出兵為便,欲冒大洋深入西南隅,繞出賊後,擣其空虛,因以兵邀會占城、真臘之眾,同力攻討。上是其言,遂授此職,令募兵以往。此據郭逵所受詔劄增修。

[20] 丁未,詔安南宣撫司副使趙卨都大提舉計置糧草。

[21] 癸未,安南招討司【一三】言,發兵八萬,當備十月乾糧八千萬斤。詔轉運司相度,如所造作可存留,即依數辦集於桂、全州。

[22] 廣南西路轉運司言:「準詔給錢四十六萬餘緡付本司,已市糧三十六萬石,粟豆四萬四千八百餘石,草三十六萬餘束,并牛、羊、豬、酒,應副宣撫司須索。」詔送李平一與周沃、蔡燁同具給用實數以聞。

[23] Chín quân tức cửu quân, chỉ quân đội; do xưa Thiên tử có 6 quân, chư hầu có 3 quân, cộng là 9 quân, hay cửu quân.

[24] Thiết tật lê: chông sắt, trông giống như gai cây tật lê.

[25] 乙未,詔安南招討司陳述利害之人並隨中軍,仍毋得過十人。
安南招討司言,行營九軍合用鐵蒺藜三十二萬四千,以山險減半,從宣撫司請也。

[26] 都提舉市易司言:「支金六千兩應副安南,及支物貨五十萬緡與淤田水利司作糴本,皆無撥還指揮,今上界闕錢本,乞支末鹽鈔五十萬緡貿易為本。」從之。

[27] Bác dịch: chính sách bác dịch của nhà Tống, mùa giáp hạt bán lương thực cho dân, mua các hàng cần thiết như tơ lụa vải cất vào kho; mùa thu hoạch bán các hàng tơ, lụa vải để mua lúa gạo; nhắm mục đích điều hòa thị trường.

[28] 詔安南道招討司、荊湖廣南宣撫使司,令隨軍轉運司官多齎金帛隨軍,遇有降附州峒,即優價博糴糧草。

[29] 廣南西路轉運使李平一言:「安南宣撫司牒臣隨行餉軍,乞下湖南、廣東發平底船千隻,雇水手運載錢穀,及乞先發兵控扼太平、永平寨,所貴運糧無虞。」從之,其發兵令經略司相度施行。

[30] 廣南西路轉運司言:「乞下京西南路借江州車一二千兩,以備運糧。」詔京西路轉運司【四】、開封府界提點司共括千兩以往。

[31] 詔:「聞交賊多遣姦人偵事於二廣,令宣撫司指揮將官,所至審察教閱,無聽人縱觀,免窺覘擊敵進退之法。」

[32] Bằng độ điệp: giấy chứng nhận nhà sư xuất gia.

[33] 又詔見在廣南路僧道權停判憑出外。以廣東轉運司言「聞交阯昨陷欽、廉等州,執僧道百餘人,奪其公憑而殺之,令間牒詐為僧道以偵事」故也。

[34] 又批:「聞安南兵過嶺多疾病,其令宣撫司曉告毋食生冷,嚴立酒禁。」

[35] 又詔:「諸路應差赴安南人欠負錢斛草料,候回日作兩料輸納。」