Agent.
(1) Trong giai đoạn đầu của thời kỳ cận đại, đây được xem là cấp bậc thấp nhất trong cấp bậc ngoại giao (diplomatic ranks, nghĩa 1). Họ thường hiện diện tại các triều đình do có thể thu được lợi thế thương mại nhờ sự hiện diện của họ, nhưng lợi ích chính trị là không đáng kể. George III, vị vua Anh ở thế kỷ thứ 18, người buộc phải trao độc lập cho các thuộc địa Mỹ, cho rằng đây là cấp độ thích hợp nhất để thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ giai đoạn đầu mới thành lập.
(2) Khi đi kèm với từ “diplomatic” (tức diplomatic agent), thuật ngữ này có nghĩa là nhà ngoại giao (diplomat).
(3) Đại diện của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có địa vị ngoại giao (diplomatic status). Trong một số trường hợp, người đại diện như vậy có thể được gọi là agent-general (Trưởng đại diện) hay delegate-general (Trưởng đại biểu). Xem nondiplomatic agent.
(4) Một nhân viên làm việc tại Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung (Foreign Office – tức Bộ Ngoại giao Anh) vào thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19 được một nhà ngoại giao Anh thuê làm người tư vấn tài chính riêng. Những nỗ lực nhằm xóa bỏ hệ thống đại diện (agency system) (cách gọi lúc bấy giờ) đã được thực hiện từ những thập niên cuối của thế kỷ 18. Tuy nhiên, trước sự phản kháng mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao, nơi xem loại hình này là nguồn thu nhập bổ sung hữu ích cho nhân viên bên cạnh tiền lương chính thức, phải đến năm 1870 thì nó mới chính thức được bãi bỏ.
(5) Một từ viết tắt để chỉ mật vụ (secret agent). Xem thêm agent in place.